Trang chủ Phật học Những điều cần suy gẫm cho những hành giả Tịnh độ

Những điều cần suy gẫm cho những hành giả Tịnh độ

138
0

“Pháp thân thanh tịnh như hư không, biến khắp pháp giới, thật không có tướng có thể được, không có tướng tâm năng niệm, tướng Phật sở niệm, năng sở đều quên, tâm – Phật không hai, đạt thành nhất tâm bất loạn, trạm nhiên thường trụ…”

 

 

 

1.Trì danh niệm Phật: Tức chấp trì danh hiệu Phật A Di Đà bởi ý thức, nên làm cho ý thức không phân tán, dần dần đạt được nhất niệm. Phương pháp này giúp chúng ta gom nhiều niệm (đa niệm) về một niệm (nhất niệm), làm cho ý chỉ duyên vào danh hiệu A Di Đà Phật, mà không suy nghĩ miên man. Phương pháp này chỉ có tác dụng là an lập ý của Nhị thừa.

2.Quán tượng niệm Phật: Tức dùng ý thức và đôi mắt chiêm ngưỡng hình tượng đức Phật A Di Đà (do nghệ nhân tưởng tượng vẽ ra), không cho ý thức phân tán nên dần dần cũng đạt được nhất niệm. Phương pháp này cũng giống như phương pháp thôi miên của thế gian, nhờ chăm chăm nhìn vào một điểm cố định nên ý không phân tán. Phương pháp quán tượng này cũng chỉ tác dụng là an lập ý.

3.Quán tưởng niệm Phật: Tức dùng trí tưởng tượng hình bóng đức Phật A Di Đà (được nghệ nhân vẽ ra) làm hiện hữu hình bóng ấy trong vọng tâm của chúng ta, làm cho ý không phân tán, nên dần dần cũng được nhất niệm. Phương pháp này cũng chỉ tác dụng là an lập ý.

Chúng ta cần chú ý là, pháp gì có đối tượng thì còn bị thức dính vào; tức còn sở tướng là còn hư vọng, nên còn bị dòng năng lực samsāra chi phối, để hình thành ba loại hạt giống: Thiện – ác và vô ký hay rơi vào hôn trầm. Trên lộ trình chín cảnh giới định (cửu định) của đức Phật Thích Ca, Ngài liên tục từ bỏ những gì có sở chứng, từ sơ thiền cho đến phi phi tưởng định.

Đức Phật thấy rằng: Pháp gì được tác thành thì pháp ấy còn thức dính vào, nên Ngài mới từ bỏ mọi sở niệm để đi vào Diệt thọ tưởng định, nơi mà các lậu hoặc sẽ hoàn toàn được đoạn trừ, các cảm thọ lạc, khổ, vô ký và các tưởng đi đến các cảm thọ lạc, khổ, vô ký sẽ hoàn toàn được tịnh chỉ.

Vì vậy trong 3 pháp trên là phương tiện nhất thời an lập ý của nhị thừa. Nên không thể ra khỏi dòng tâm thức sanh diệt; bởi ý thức bị dán chặt vào quán ngữ “A Di Đà Phật” nên bị ghìm chặt nơi “nhất niệm vô minh”. Nhận ra ý này nên Hòa Thượng Thích Trí Quảng nói: “Niệm Phật không phải là kêu Phật. Đa số người lầm tưởng kêu tên Phật là niệm Phật. Niệm Phật hoàn toàn khác với kêu tên Phật. Suốt ngày chúng ta đọc Nam-mô A Di Đà Phật là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được.”

4.Thật tướng niệm Phật: Tức niệm Phật tam muội hay chính là niệm tự tánh Di Đà mà kinh A Di Đà chỉ dạy. Tự tánh vốn tự thanh tịnh, nên niệm A Di Đà là niệm vô niệm. Bởi niệm vô niệm, cho nên kinh nói “pháp khó tin”; vì không có sở niệm, nên gọi là pháp tổng nhiếp. Theo lý Thật tướng thì niệm pháp thân Phật, nên gọi là “Pháp giới tàng thân A Di Đà Phật”.

Pháp thân thanh tịnh như hư không, biến khắp pháp giới, thật không có tướng có thể được, không có tướng tâm năng niệm, tướng Phật sở niệm, năng sở đều quên, tâm – Phật không hai, đạt thành nhất tâm bất loạn, trạm nhiên thường trụ…

Đ.Q

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here