Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Những di vật vô giá của Phật giáo và Kỳ na giáo

Những di vật vô giá của Phật giáo và Kỳ na giáo

124
0

Những bức tượng của Kỳ na giáo và Phật giáo được thờ phụng trong những đền thờ Ấn giáo khác nhau ở quận Jagatsinghpur hiện nay đang ở trong tình trạng hư nát do không được giữ gìn và thiếu sự bảo quản của nghành khảo cổ học Ấn độ và Bộ văn hóa.


Đây là vấn đề cần sự quan tâm nghiêm trọng của những nhà nghiên cứu, những sử gia, và những nhà chức trách trong quận.



Truyền thuyết cho rằng vào một thời điểm nào đó trong quá khứ đã chịu ảnh hưởng văn hóa Phật giáo và Kỳ na giáo. Những khai quật gần đây ở vùng châu thổ Mahanadi đã dẫn đến sự khám phá ra những tự viện và những bức tượng của Phật giáo và Kỳ na giáo bằng đất nung. Thật thú vị rằng, những tượng thần của Phật giáo và Kỳ na giáo được dân địa phương thờ phụng như những tượng thần Ấn giáo trong hơn 25 ngôi đền. Một vị giáo sĩ kỳ cựu cho rằng, sau khi Phật giáo bị suy tàn vào thế kỷ thứ 12, vị vua theo Ấn giáo cai trị vương quốc Kalinga đã dựng lên vài tượng thần Phật giáo và Kỳ na giáo trong những ngôi đền Ấn giáo.

Khoa khảo cổ học đã tìm thấy vài ngôi đền ở trong quận đã thờ phụng những tượng thần Phật giáo và Kỳ na giáo như những tượng thần Ấn giáo. Tuy nhiên, Bộ văn hóa đã không có dữ liệu về con số đền thờ Phật giáo và Kỳ na giáo, ông Pitambar Swain, nhân viên văn hóa quận nói. Kết quả là, Bộ không có một hành động nào để duy trì, tu sửa, và bảo dưỡng chúng.

Giáo sư Bholnath Rout nói rằng, Khabmakul ở dưới khu đất Balikuda có những tinh xá và những tháp Phật ở trong vùng này, nhưng không có một bước nào được thực hiện để khai quật chúng. Ông thêm rằng, nhiều đền hiện nay đang ở trong tình trạng đổ nát do thiếu sự bảo quản và tu sửa.

Những chánh điện thì đang đổ nát, những cột trụ gỗ thì đang bị mối ăn dần. Dân địa phương kể rằng, những kẻ buôn lậu đã ăn trộm vài tượng Phật quý. Điều này là do thiếu an ninh. Cũng vậy, sự tiêu hao về tiền bạc cũng không cho phép việc thực hiện lễ nghi hằng ngày một cách thường xuyên.

Có thể nói rằng, khoa khảo cổ đã sửa chửa những ngôi đền ở Sahada, Parbatipur, và Kostimalikapur, trong khi đó bộ văn hóa thì không có động tĩnh gì.




 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here