Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Nhẫn nhịn

Nhẫn nhịn

94
0

Nhẫn nhịn là một trong những đức tính cần thiết đối với con người, vì bản tính con người không ai giống ai hoàn toàn được, xuất phát từ giáo dục, hoàn cảnh, tính cách, nên mỗi người đều có những cái riêng, nếu ta không nhẫn nhịn thì sẽ dễ bị đổ vở trong mọi quan hệ, mà trong đó ta cũng là nạn nhân.

Một khi sân hận nỗi lên thì phiền não lập tức có mặt theo đúng với nhân quả của nó, sân hận khiến cho ta không làm chủ được mình, và kéo theo nhiều hệ lụy khác tùy theo mức độ và tính chất của từng trường hợp.

Vậy thì sân hận bắt nguồn từ đâu? Đã là con người thì ai cũng có cái ngã, cái tôi của mình, nó được hình thành theo một chiều hướng nhất định nào đó, nhưng tư duy và nhận thức cũng góp phần, vào việc ứng xử của từng người.

Thực ra thì sân hận và nhẫn nhịn là hai mặt của một vấn đề, nếu nhẫn được thì mọi việc sẽ trôi qua, còn sân hận thì sẽ gây ra đau khổ cho người và cho mình, khi tiếp xúc với những điều trái ngược với ý của ta thì sân hận nỗi lên, vì bản chất của bản ngã chỉ có một chiều, nhưng các bạn nên nhớ là không có gì là tuyệt đối cả, tất cả là do nhận thức của ta mà thôi.

Ví dụ cùng một trường hợp mà người thì giận còn người thì không, như vậy thì người giận cho rằng việc đó là quan trọng nên họ mới giận, còn người kia không giận vì cho rằng nó cũng bình thường thôi.

Vì vậy giận hay không giận là tùy theo nhận thức của mỗi người, cơn giận nhiều khi bộc phát một cách bất ngờ làm ta không kiềm chế được, mình cũng đừng ngạc nhiên vì nó đã được lập trình sẵn trong tâm chúng ta rồi, nên khi trái ý nó lập tức phản kháng một cách tự nhiên thôi, nhất là những người thân trong gia đình, vì có sự ràng buộc về tình cảm, danh dự, trách nhiệm nên ta dễ sân hận hơn người ngoài, nhưng dù với lý do gì thì sân hận vẫn không tốt cho ta và người khác. ..

Đối với người tu hành thì nhẫn nhịn vô cùng quan trọng, vì nó là nền tảng của việc tu hành, là thước đo của sự tu tập, khi ta sân hận tức là ta đã đánh mất chánh niệm, trí tuệ, nhận thức của mình, đôi khi người ta có thể bố thí một số tiền lớn nhưng không nhịn được một câu nói, điều đó cho ta thấy rằng để thực hành pháp nhẫn nhịn không phải là dễ, việc nhỏ ta nhẫn được nhưng việc lớn chưa chắc ta đã nhẫn được. …

Sở dĩ ta phải thường xuyên quán chiếu về thân, về tâm, vô thường, vô ngã là vì nhờ quán chiếu ta mới thấy được thực tướng của hiện tượng mà không chấp ngã, ví dụ như thân người là giả tạm, huyển hóa, phù du, nó không thật, đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, tâm thì cũng vô thường, lúc thế này lúc thế khác, chạy theo bên ngoài, lấy giả làm thật tự rước lấy phiền não chứ chẳng được gì, quán về vô ngã thì ta thấy được, cái gì có tướng đều là duyên hợp, ngay cả tâm ta cũng vậy, mục đích của ta là làm sao sống được với tâm chân thật của mình chứ không phải những cái bên ngoài.

Từ nhận thức đó ta nhìn nhận sự việc nhẹ nhàng hơn, và nó trở thành không quan trọng đối với ta, mà đã không quan trọng thì có gì phải giận nữa chứ. Đối với người tu tịnh độ thì phải lưu ý, đừng để mất chánh niệm, vì khi mất chánh niệm tâm ta dễ bị lôi cuốn, ngựa quen đường cũ, vì chưa thuần thục nên ta rất cần giữ chánh niệm, tập trung vào câu niệm Phật thì tất cả sẽ qua đi.

Nói tóm lại để thưc hành pháp nhẫn là rất khó, vì tâm ta đã quen với tập khí lâu đời lâu kiếp rồi, nhưng ta tinh tấn tu tập đúng phương pháp thì bản ngã sẽ dần mòn, mỗi ngày một ít rồi cũng sẽ thành công. Ta tu nhiều lợi lạc nhiều, ta tu ít lợi lạc ít, tùy ta quyết định, ta đừng lấy ta so sánh với người khác, ta cũng đừng chủ quan là ta đúng khi ta sân hận, cũng không ai cấm ta nói nhưng đừng nói bằng tâm sân hận nhé bạn…

T.P

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here