Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Nguy cơ hủy hoại kho tàng di sản Phật Giáo ở Pakistan

Nguy cơ hủy hoại kho tàng di sản Phật Giáo ở Pakistan

110
0

Những kiến trúc tráng lệ hoang tàn hầu hết nằm ở bên trái vương quốc Càn-đà-la (Gandhara) cổ xưa, một thời hưng thịnh khoảng từ thế kỉ thứ 6 trước tây lịch đến thế kỉ 11 sau tây lịch, và rồi mất bóng suốt thời kì xâm lăng chiến tranh của Hồi giáo. Đến năm 1848 thì di chỉ thánh tích Phật Giáo này tái hiện nhờ vào sự phát hiện của nhà khảo cổ người Anh là Alexander Cunningham.

Ngày nay, Gandhara lại là nơi có nguy cơ biến mất lần thứ hai với cùng một bàn tay. Khi quân Afghan Taliban phá hủy tượng Phật cổ 1.500 tuổi ở Bamiyan tại Afghanistan vào năm 2001, thì quân đội Pakistan cũng cho tấn công di sản Phật Giáo ở Pakistan, trục xuất những phái đoàn chuyên gia khảo cổ và du khách nước ngoài, buộc đóng cửa các viện bảo tàng, đe dọa hoàn toàn những di sản quý giá này. “Quân hiếu chiến là kẻ thù của văn hóa,” một nhân viên quản lí viện bảo tàng ở Taxila là Abdul Nasir Khan nói. Viện bảo tàng này là một trong những điểm khảo cổ đứng đầu của quốc gia và đồng thời là cố đô của văn minh Càn-đà-la (Gandhara). “Rõ ràng nếu với tình trạng này kéo dài thì sẽ phá hủy di sản của chúng ta.”

Vương quốc Gandhara và nghệ thuật của nó rất tuyệt vời, bởi vì nó cho chúng ta thấy được sự giao thoa các mặt nghệ thuật của văn hóa Hy Lạp do đại đế Alexander và những nền văn minh Macedonians mang lại. Cũng như vậy, nghệ thuật Phật Giáo Gandhara đã phát triển xa hơn đến Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Sau khi nó trở thành một phần của đế chế Hồi giáo thời kì đầu của Ba Tư, văn hóa Gandhara đã tiếp tục ảnh hưởng đến những vùng ở Trung Đông. Peshawar, Swat và nhiều vùng ở phía bắc Pakistan nằm trên tuyến đường Tơ Lụa (Silk Road), một tuyến đường thông thương làm giàu cho cả phương đông lẫn phương tây. Thực tế, đây là một cơ hội cho Phật Giáo mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Sau đó, khoảng thế kỉ thứ 7, thung lũng Swat là nơi khai sinh ra Mật Tông Phật Giáo và nhà chiêm bái Trung Quốc là Huyền Trang đã mô tả những thung lũng này như là ngôi nhà của hằng trăm tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, tu viện, và tháp của Phật Giáo. Chỉ một bộ phận nhỏ thôi cũng cho chúng ta thấy được tiềm năng tồn tại của chúng.

Taxila là một trung tâm trưng bày văn minh của nó. Ngày nay trong một thị trấn nhỏ nằm cách phía tây nam Islamabad khoảng 20 dặm là một trung tâm Phật Giáo, cần những người như Huyền Trang đến chiêm bái và tìm thấy chân giá trị của nó. Đại đế Alexander của đế chế Ba Tư trước đây đã chọn Taxila làm nơi cứ điểm chinh phục và ngày nay là di sản văn hóa thế giới. Viện bảo tàng ở đây mở cửa vào năm 1918, là một nơi đáng giá để viếng thăm ở Pakistan, với hơn 4.000 cổ vật thuộc nền văn minh Gandhara. Nhưng đến nay thì không có ai đến thăm cả. Nasir Khan nói rằng viện bảo tàng có có cảnh báo sẽ bị tấn công và một số di sản sẽ đem cất giấu, nhưng ông bảo rằng không thể bảo đảm được.

Không làm sao tránh khỏi sự lo lắng. Cách đây 5 ngày, những thành phần cực đoan của Taliban đã giết 100 người trong những vụ nổ bom khắp vùng Peshawar, Rawalpindi, Lahore và bây giờ là Multan. Nhiều đoàn khảo cổ nước ngoài thì nghe nói là họ không đến được nữa, đây là cảnh báo của chính phủ họ vì sự không an toàn ở đây. Những người địa phương thì vác cuốc đào bới tìm cổ vật và phá phách.

Có rất nhiều di sản khác đã bị quân hiếu chiến chiếm đóng và phá hủy. Ở Kashmir Smast, cách phía tây bắc Islamabad khoảng 70 dặm, là một di sản thuộc Ấn giáo cũng là một nơi không an toàn. “Không có sự bảo tồn nào, cũng không có ai quan tâm những di chỉ này”, Dr. Nasim Khan, một giáo sư khảo cổ của trường đại học Peshawar nói. “Người dân địa phương đang tàn phá di chỉ một cách bất hợp pháp.” Ở Swat, quân Taliban thì ra sức tàn phá di sản Phật Giáo. Tháng 10 năm 2007, khi quân hiếu chiến cực đoan đã phong tỏa vùng du khách tham quan và cho đặt mìn vào mặt tượng Phật làm tan nát. Một tượng Phật ngồi ở trên một hang động cao 23 foot, khoảng thế kỉ thứ 7 cũng là một di chỉ quan trọng nhất cũng bị Taliban phá hủy.

Tiến sĩ Fazal Dad Kakar, trưởng khoa Khảo Cổ và Bảo Tàng còn nhấn mạnh sự tàn phá không chỉ là quân Taliban cực đoan mà còn do các người dân địa phương nữa. Cho dù thế nào, nếu không phải là Hồi giáo cực đoan trực tiếp phá hoại, nhưng thiếu phương tiện bảo vệ những di sản quan trọng này, nghĩa là sẽ bị mất.

Robert Knox là một nhân viên bảo vệ Viện bảo tàng Vương quốc Anh phần châu Á cho đến năm 2006, ông đã không dám đến Pakistan kể từ vụ khủng bố 9/11/2001. Ông đang làm việc cho cơ quan Bannu gần biên giới Waziristan. Nơi đây là vùng chiến tranh nóng. “Chúng tôi trung thành với Bannu rất lâu,” Robert Knox nói, ông là người tìm hiểu ở đây từ giữa năm 1970 cho đến 2001. “Chúng tôi đã khơi gợi bề mặt. Ở đây còn nhiều việc để làm và những di chỉ còn chưa phát hiện hoặc bị mất hằng ngày. Thật là khó hoàn thành khi nơi đây lại là vùng của chiến tranh.”

Những phái đoàn khảo cổ nước ngoài mang nhiều công sức và tiền của đến đây cho công việc bảo tồn và khai quật, còn chính phủ Pakistan thì không hề bảo vệ những di sản này mà còn châm ngòi cho sự tàn phá. Giáo sư Khan của đại học Peshawar bảo rằng thường có nhiều sự đào bới phi pháp ở phía ngoại ô Peshawar và Taxila, nhưng ông không thể đi xa để can thiệp và cũng thiếu sự trợ giúp của những chuyên gia nước ngoài. Với tình hình này, ông bảo rằng sẽ không còn một người nước ngoài nào có chương trình đến Pakistan nữa. Chúng tôi không thể mạo hiểm đưa họ đến những vùng này,” ông nói. “Chúng tôi cần sự giúp đỡ của họ, chúng tôi cần liên lạc với họ. Nhưng thật không may, nó không thể sau hai năm trở lại đây.”

Những hợp đồng nước ngoài thường yêu cầu để có sự trợ giúp bảo tồn và phát triển cho những di sản này nhưng còn chờ phê duyệt. Không có những điều này để khởi sự thì thế nào ngân sách địa phương cũng cạn kiệt, Khan nói. “Chúng tôi không có nguồn để gìn giữ cho mỗi một di sản ở Gandhara,” ông giải thích. “Chúng tôi không có nguồn nào để quy hoạch làm khu di tích tham quan du lịch, thì không tạo được công ăn việc làm và thu tiền duy trì.”

Nói từ quê hương của ông ở Luân Đôn, ông Knox nói rằng đây là một tai nạn bi thảm nếu để mất Gandhara và những nền văn minh cổ đại ở thung lũng Indus cũng bị đe dọa bởi những tay cực đoan hiếu chiến trong khu vực không an toàn này. “Giới báo chí không thể đi đến đó, nơi mà con người muốn chiêm ngưỡng văn minh của họ,” ông nói về những di chỉ gần Waziristan và những vùng chiến hỏa nóng bỏng khác. “Tôi không nghĩ là tôi không còn cơ hội để nhìn lại những nơi này một lần nữa.”
 

 Hải Triều dịch từ http://www.buddhistchannel.tv

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here