Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Ngũ giới, nền tảng nhân cách của con người

Ngũ giới, nền tảng nhân cách của con người

91
0

Đạo đức con người trở thành hơi thở của một xã hội, của quốc gia. Nhưng đạo đức được thiết lập trên nền tảng của sự giáo dục, giáo dục từ những môi trường gia đình, tổ chức, tập thể, một xã hội mà nơi đó những vị lãnh tụ của một quốc gia, một tổ chức, một tập thể, gia đình phải luôn là những vị có đầy đủ nhân cách đạo đức, là những vị làm gương cho những thế hệ sau, hay những vị dưới mình noi theo.

Đối với Đức Phật một nhà giáo dục vĩ đại, Ngài đã hướng con người đến một con đường giáo dục tuyệt vời và căn bản nhất để được hoàn thiện nhân cách của một con người. Với trí tuệ siêu việt của Ngài, Ngài đã đưa ra một phương pháp nếu những ai theo đó mà thực hành thì sẽ hoàn thiện được chính mình. Phương pháp đó là Ngũ Giới hay là năm điều cấm .

1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp
3. Không tà dâm
4. Không nói dối
5. Không uống rượu

Đây là nền tảng để hoàn thiện nhân cách nếu ai thực hiện một cách rốt ráo. Con  người vốn là một loài động vật có sự hiểu biết cao cấp, nhưng trong sự hiểu biết nếu không có sự gạn lọc, không có mô phạm, không có quy tắc chuẩn mực thì sẽ dể trở thành mối hiểm hoạ khôn lường. Cho nên năm điều cấm giới này được thể hiện ở hai phương diện:

-Để ngăn chặn và phòng ngừa tội lỗi hoặc tội ác, ví như giới không uống rượu say vì nó có thể dẫn tới tạo tội lỗi hoặc tội ác.

-Để chấm dứt và không tái phạm những tội ác đã làm như: giết hại, trộm cắp, tà dâm…vì chính bản chất chúng là bất thiện.

Giới thứ nhất giúp chúng ta tăng trưởng được long từ bi. Giới thứ hai có thể giúp nuôi dưỡng đức tính thành thật bao dung, không chấp thủ và chánh mạng. Giới thứ ba giúp chúng ta khả năng tự kiềm chế, bảo hộ các căn và những cảm xúc, chế ngự lòng ham muốn trần tục, bảo vệ được nhân cách đạo đức chinh mình. Giới thứ tư làm cho phát triển lòng tin yêu, chân thật, và đạo đức chính trực. Giới thứ năm giúp chúng ta trở lại với chính mình, luôn sống trong sự tỉnh giác, có trí tuệ để nhận chân những bất thiện pháp đang cờ sẳn để đón nhận mình trong vạn nẽo đường của trần gian.

Với những điểm tối ưu của năm điều trên, cho nên những giới luật của Phật giáo sẽ giúp chúng ta sống một cuộc sống đạo đức, thăng tiến đời sống tâm linh của mỗi cá nhân, đòng thời sẽ giúp cho sự chung sống hoà bình trong mọi người, và cũng giúp cho sự phát triển của xã hội ngày càng thăng tiến trên mọi lĩnh vực. Vì vậy trong Phật giáo năm giới là nền tảng, là những nấc thang quang trọng đầu tiên của một vị sứ giả đang trên con đường hoàn thiện mình và hoàn thiện cho mọi người.

Từ năm giới căn bản này mà Đức Phật đã chế ra mười giới (thập thiện giới), hai trăm năm mươi giới của Tỷ kheo, ba trăm năm mươi giới của Tỷ kheo Ni……do vậy trong mọi thời đại, quốc gia, tổ chức nào, muốn xây dựng một thế giới an vui, một đất nước lành mạnh nhân dân hạnh phúc, xã hội phồn vinh, giàu đẹp, tổ chức vững mạnh, thì vấn đề cần chú ý là bồi dưỡng đạo đức cho mỗi người, mà đặc biệt là lớp trẻ. Sỡ dĩ lớp trẻ ngày nay ở một số nơi, đánh mất đạo đức, sống thực dụng buông thả, làm những chuyện mất hết nhân cách của một con người là vì chưa nhận thấy được giá trị của đạo đức tôn giáo.

Vậy Phât giáo phải sẽ làm gì đối với tình hình đạo đức đang bị suy thoái của lớp trẻ hiện nay. Giáo dục lớp trẻ là vô cùng quan trọng. Một thế hệ tốt phải dựa trên nền tảng giáo dục của đạo đức tốt. Mà nền tảng đó không phải chỉ có dạy và học mà thiếu đi sự thực hành đúng đắn và rốt ráo. Cho nên năm giới của Phật giáo đã được chứng minh cho nền tảng đạo đức đó. Mỗi khi chúng ta giữ được năm điều đó thì đạo đức chúng ta được hoàn thiện. Ví dụ như không sát sanh là chúng ta thực hiện được đức tánh từ bi, mở rộng lòng thương yêu của chính mình đến với tất cả chúng sanh mà trong đó lòng thương yêu con người với con người được thể hiện thực tế nhất, ngăn ngừa chiến tranh, bạo loạn…từ đó lòng từ bi sẽ đến với tất cả muôn loài.

Cho nên đạo đức trong tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong hệ thống xã hội, vì tôn giáo có thể giúp con người phát triển đạo đức và hoàn thiện nhân cách. Vì thế trọng tâm của Phật giáo là “ly khổ đắc lạc” là phải tận diệt những mầm mống đưa đến sự đau khổ để thành tựu được đời sống an lạc giải thoát. Muốn đạt được điều đó, con người cần có sự phấn đấu nỗ lực của bản thân bằng cách thực hành một đời sống đạo đức đúng nghĩa và đó là nền tảng của sự thực hành năm điều cấm giới. Những chuẩn mực này, nếu chúng ta không câu nệ vào danh từ tôn giáo, màu sắc tôn giáo…sẽ là những chuẩn mực cần và đủ để cho con người ứng xử với nhau trong môi trường xã hội, gia đình, tập thể, tổ chức…vì đó là rất có ích cho một quốc gia, một xã hội an lạc hòa bình và hạnh phúc.

Tóm lại có thể nói chuẩn mực của đạo đức con người không ngoài năm giới đó nếu những ai thưc hành đúng và rốt ráo. Và qua đây chúng ta cũng thấy phật giáo đã góp phần rất to lớn trong sự đem lại an lạc phồn vinh cho đất nước, cho con người, và một cuộc sống hoàn toàn chân thiện mỹ.

T.C

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here