Trang chủ Tài liệu - Thư viện - Phim Phật giáo Lưu trử Nắng và hoa trên mộ (tiếp theo và hết)

Nắng và hoa trên mộ (tiếp theo và hết)

151
0

III. 
Tác giả có lý? Tác giả không có lý?

Trước hết, tôi phải nói ngay rằng những người không tham dự trong thảm kịch vừa kể, như chúng ta, khó mà phê bình thái độ của người đang chảy máu và chảy nưóc mắt. Ta nói trong giả tưởng, họ sống trong thực tại. Vả lại, truyện tôi vừa tóm tắt là một tác phẩm văn chương trong đó phản ứng tâm lý được trình bày khúc chiết, khó tóm tắt. Cứ mỗi lần tác giả sắp động lòng, vì bàn tay đi tìm bàn tay, hoặc giọng nói nghẹn ngào của người hấp hối khi nhắc đến đứa bé có tóc đen, mắt đen, lập tức một hình ảnh đày đọa, nhục nhã của người Do Thái hiện ra trong đầu, xóa thực tại trước mắt và chút tình cảm gợn lên trong lòng. Ðứa bé bốc lửa nhảy qua cửa sổ chẳng hạn hiện ra dưới hình ảnh một đứa bé Do Thái sáu tuổi chỉ nhờ chút tình cờ mà không sa vào bẫy của SS trong khi cả trăm đứa bé khác, vì quá đói, đã trốn nhà đến kiếm miếng ăn nơi bẫy và đưa thân cho lính tóm gọn, đẩy lên xe, mất tích. Truyện kể rất khéo, gợi bất bình, công phẫn trong lòng người đọc, nhưng đôi lúc cũng gợi chút thương hại, khiến người đọc cũng phân vân giữa công lý và bác ái, giữa căm thù và tha tội, giữa phải nhớ và phải quên… 

Biết rằng người bàng quan như chúng ta chỉ có thể nói lên thái độ của mình trong trừu tượng, cho nên tôi đă dành phần đầu để lược qua một ít lý thuyết về tha tội. Bây giờ, tôi tóm tắt thái độ của một vài nhân vật đã phát biểu ở cuối cuốn truyện. 
Nói chung, không ai trách tác giả. Làm sao trách được! Ngườt bình phẩm chỉ cố phản ánh quan điểm của tôn giáo mình một cách tổng quát sau khi đã tán thành. Tán thành thái độ của tác giả, một nhà trí thức Tin lành nhắc lại hai điều kiện để một lờt thú tội có thể được đạo đức chấp nhận. Một là tôi chỉ có thể tha tội về phần tôi, nhưng về phần người khác thì tôi chỉ có thể đòi áp dụng công lý. Hai là nguời phạm tội chấp nhận tội lỗi, hối lỗi thành thật. Anh lính SS hội được điều kiện thứ hai, nhưng người tù Do Thái không thể ban cấp cho anh ta điều kiện thứ nhất. Nói xa hơn, một người không thể đại diện cho ký ức để đứng lên, 50 năm sau, xin lỗi, thú tội hoặc tha tội về những sự việc mà người ấy không biết. Tha tội như vậy là vô đạo đức, khôi hài, trào phúng. Người tù Do Thái đă có lý khi không tha tội. 

Nhưng người bình luận đó nói thêm: mặt khác, nếu ta chờ cho đến khi các điều kiện của sự tha tội được hội đủ, có lẽ không bao giờ có tha tội. Vậy thì làm sao không quên quá khứ mà vẫn chấm dứt được nợ nần? Ðể tang tóc của ngày hôm qua nhường chỗ cho sự hồi sinh của một hiện tại mới trong đó nglrời này và nglrời kia bắt đẫu một đời sống khác? 

Một trí thức Tin lành khác phân tích một vài chi tiết tế nhị trong truyện. Suốt câu chuyện, người tù không mở miệng nói một lời nào. Nhưng trong im lặng của anh đâu phảI chỉ có duy nhất và thuần túy căm thù? Nhiều lần anh cố gỡ bàn tay kia ra khỏi tay anh, nhưng anh cũng đă để yên cho bàn tay kia bám lấy tay anh. Bàn tay anh né tránh không cầm phong thư, nhưng cũng bàn tay đó đã đuổi con ruồi bu trên chiếc đầu băng bó. Anh không động lòng trước lời thú tội, nhưng anh ghi nhận sự thành khẩn. Anh ngồi im, nhưng anh không có một thái độ hay một cử chỉ gì bất nhẫn. Sự im lặng của anh nói nhiều hơn lời nói. Biết đâu trong im lặng đó nỗi thống khổ cùng cực của anh lính bắt gặp được tận trong sâu thẳm nỗi khổ của chính anh? Chúng ta không bao giờ biết ta đã tha tội thực sự hay không. Câu chuyện khiến ta nghĩ rằng rốt cuộc ta cũng chẳng biết có phải ta đã từ chối tha tội hay không. Người lính đă chết bình yên như thể đã được người Do Thái tha tội rồi mà người này không biết. 

Cũng trong chiều hướng gợi lên lòng bác ái của Thiên chúa, tôi trích lời nói của một linh mục trí thức: Tôi biết quá rõ trường hợp những người bình thường bỗng nhiên một ngày nào đó, một khoảnh khắc nào đó, rơi tõm vào tội lỗi, hiếp dâm, giết người. Từ thiện qua ác, con người dễ rơi một cách bi đát. Không biết bao nhiêu lần, nghe người khác thú nhận về những hành động phát xuất từ trong chốn thâm u của ý thức, tôi tự nói trong bí mật của lương tâm tôi: “đây là tôi, tôi cũng vậy”. Cho nên tôi tin ở sức mạnh tuyệt vời của sự tha tội Trước mắt tôi, người lính SS trở nên dễ thương. Giá như tất cả các tên đao phủ đều xin nạn nhân tha tội khi nằm trên giường chết, có lẽ nhân loại bắt đầu một khởi thủy mới như câu nói của một tiên tri: “con chó sói sẽ sống với con cừu non, con beo ăn cỏ bên cạnh con nai tơ". 

Một linh mục trí thức khác, ngắn gọn hơn, xác định: Tôi có khuynh hướng tha tội cho tên SS sắp chết và hối hận. Tôi có khuynh hướng khoan hồng đối với một người xét ra cho cùng cũng chỉ là nạn nhân của một chủ nghĩa điên rồ. 

Tất nhiên, cộng đồng Do Thái triệt để tán thành tác giả. Tôi trích một câu có tính nguyên tắc: Hitler phạm tội ác cùng tột: tội tự coi mình như Thượng Ðế. Ðó là thách thức cùng tột mà con người ném vào mặt Thượng Ðế đă sinh ra họ. Cô ai tha tội đó được không? Tuyệt đối không. Tại sao? Tại vì tội vi phạm trước Thượng Ðế thì chỉ có người bị xúc phạm nghĩa là Thượng Ðế tha tội được mà thôi. Không người nào tha tội cho tên SS được. Anh này đă nhờ cô y tá tìm bất cứ người Do Thái nào thú tội. Như vậy anh ta đã tự đồng hóa với lănh tụ của anh và đồng hóa người Do Thái trước mặt với cả dân tộc Do Thái. Dân tộc Do Thái là dân tộc được Thượng Ðế chọn, cho nên Thượng Ðế và chỉ Thượng Ðế mà thôi có thể tha tội. 
 

Bây giờ đến lượt Phật giáo. Mathieu Ricard rất xứng đáng đại diện chúng ta, nên tôi tóm tắt ý kiến vị này. 

Tội do người khác gây ra cho ta, không những ta có thể tha mà còn phải tha. Tội xúc phạm đến người khác cũng nên tha, vì người được tha mới có cơ hội sửa mình. Phật giáo tin rằng bất cứ người nào, dù là kẻ sát nhân, cũng có Phật tính, như vàng nằm trong quặng, lọc quặng thì vàng lộ ra. Phật giáo cũng chủ trương không nên lấy oán trả oán: oán đó sê tồn tại trập trùng. Tuy nhiên, dù được tha tội, nghiệp đã tạo ra thì người kia phải trã, không có cách nào thoát được. Bởi vậy, một người chân thành hối lỗi thì không cần xin tha tội nữa: chỉ cần người ấy chí thành sửa mình, tạo phước lớn hơn, hoặc ít ra cũng bằng tội đă phạm. 

Ðối vởi người phạm tội, xă hội có thể trừng phạt, nhưng trừng phạt không phải là trả thù. Trừng phạt là cố để tránh, không cho người phạm tội làm hại nữa, còn trả thù là nuôI hận dưới danh nghĩa công lý. Tha tội không phải là miễn cho cái tội mà là từ bỏ đói khát trả thù, bởi vì nuôi thù thì phá hoại chính sự bình an thanh thản của mình và của mọi người chung quanh. 

Vậy thì anh lính kia nên cư xử thế nào dưới mắt Phật giáo? Thay vì thú tội trước một người Do Thái, anh nên có hành động tích cực và can đảm hơn: kêu gọi bạn bè SS của anh đến bên giường và khuyếnh khích họ từ bỏ ý nghĩ và hành động phi nhân của họ. Còn người tù Do Thái thì nên làm gì? Nên nói với người lính rằng: Bây giờ anh phải đối diện với chính hành động của anh và hậu quả của nó. Anh chỉ còn có cách chuộc lại tội ác trong những kiếp sau của anh bằng cách làm điều thiện lớn như anh đã làm điều ác. 

Tha tội không phải là làm tiêu tội: không ai lừa dối luật nhân quả được. Một người Phật tử nhìn anh lính SS hấp hối trong đày đọa của hối hận như thế kia chỉ sinh lòng từ bi vô lượng đối vởi chúng sinh triền miên trong biển khổ của hận thù và vô minh. Kẻ thù phải diệt chính là vô minh, hận thù đó. 

Nói như thề là đầy đủ. Tôi chỉ xin ké thêm vài lời. 

Trong Phật giáo, tôi không nghe nói đến tha tội. Chỉ nghe nói sám hối. Và sám hối là nguyên tắc và hành động cực kỳ quan trọng trong Phật giáo. 

Vậy sảm hối là gì? Là “làm cho hết lỗi cũ và không gây lỗi mớỉ”. Lương Hoàng Sám định nghĩa như vậy. Không gây lỗi mởi, và giữ tâm nguyện không gây lỗi mới, là điều kiện để lỗi cũ được sạch. Còn thêm một điều kiện nữa: phải biết sợ hãi. Sợ hãi ai? Sợ hãi quả báo. Chưa hết, còn một điều kiện thứ ba: phải biết hổ thẹn tội lỗi. Trong thuật ngữ Phật giáo, hổ thẹn là tàm quý. Tàm là tự thẹn ở bên trong. Quý là phát lộ với người ở bên ngoài. Tại sao hổ thẹn? Tại vì mình tự nhìn Phật tính của mình và tự thấy đă làm khuất mờ phật tính ấy. Hòa Thượng Trí Quang bình chú: sám hối thì không được nhìn xuống và nhìn ngang, mà nhìn lên và nhìn vào, nhìn lên Phật vào Phật tính của mình(9).

 Nếu sám hối đúng đắn như vậy, tội lỗi có được diệt sạch không? Phật giáo khẳng định: sạch. Lương Hoàng Sám nói rô như thế này: “Trong kinh đã ca tụng, trong đời có hai kẻ mạnh mẽ, đó là kẻ không làm ác và kẻ biết sám hối. Ngày nay, đại chúng muốn sám hối thì phải gột sạch tâm trí, nghiêm chỉnh hình dung, tủi thẹn đầy ở trong, thống thiết lộ ra ngoài, vận dụng hai tâm lý sau đây thì không tội lỗi nào mà không diệt sạch, đó là tàm và quý”. Một thái độ lạc quan tột bực, cứu vớt nguời phạm tội như bàn tay kéo người chết đuối ra khỏi nưởc. 

Ai xóa sạch tội lỗi? Chẳng ai cả. Chẳng ông trời nào. Tự nó xóa sạch. Tại sao. Tại vì tội lỗi không có bản chất. Lương Hoàng Sám nói rõ: “Tội lỗi do những mối tương quan mà phát sinh thì cũng do những mối tương quan mà tiêu diệt”. Một quan niệm vô cùng hiện đại. Tội lỗi dữ dội thật, nhưng thực chất là do duyên sinh nên cũng do duyên diệt. Mà duyên đầu tiên diệt tội là sám hối. Cho nên sám hối là xác tín tội lỗi sẽ bị quả báo, nhưng cùng lúc cũng xác tín có thể diệt được. Vua A Xà Thế (Ajatasatru) là một ví dụ trong kinh. Vua chiến trận lừng lẫy, nhưng cầm tù cha mẹ, nên ung nhọt nổi lên khắp mình. Ðến Phật săm hối thì lành, ông tâm nguyện quy y, trở thành hộ pháp cho cuộc kiết tập lần thứ nhất. Ương quật ma la (Angulimalaya) là ví dụ thứ hai. Anh này theo tà thuyết, tin rằng giết 1000 nguời thì được Niết bàn. Anh giết dă được 999 người, cắt mỗi người một ngón tay làm vòng hoa đội trên đầu. Thiếu một ngón nữa, anh đuổi giết mẹ. Phật thương mà cứu và thuyết pháp cho. Anh sám hối, xuất gia, đắc quả A la hán liền. 

Tôi vừa nói Phật giáo có một quan niệm rất hiện đại về tội. Tôi nói thêm: ngày nay khoa phân tâm học không nói lên cái gì mới hơn và đầy đủ hơn. Vấn đề của phân tâm học là giải tỏa, giải tỏa cừu thù nơi nạn nhân, giải tỏa khắc khoải, mặc cảm nơi người phạm tội. Làm thế nào để một buổi sáng thức dậy, bỗng thấy mưa đă làm sạch bụi bặm trần gian. Bỗng thấy cuộc đời như vừa rửa mặt. Bỗng thấy quá khứ nặng nè tan đâu mất. Bỗng thấy bước chân của cả hai người khởi hành thênh thang từ một hiện tại nhẹ như bông. Khó lắm! Tại sao? Tại vì trong quan niệm của Tây phương, luôn luôn có sự phân biệt rành rọt giữa người tha lỗi và người được tha. Tây phương quả quyết: không ai có thể tha tội cho mình, phải thông qua người khác. Nhưng suy nghĩ cho cùng, ai tha tội cho lương tâm ngoài chính lương tâm? Dù cho người khác có tuyên bố tha tội cho mình, mặc cảm của người phạm tội có phải vì thế mà tan biến không? 
Lương Hoàng Sám nói một câu thâm thúy: sám hối là “không khinh thường mình và người”. Không khinh thường mình, bởi vì mình trọng Phật tính nơi mình. Không khinh thường người bởi vì mình biết rằng nơi người kia cũng có Phật tính. Nạn nhân nghĩ như vậy đối với phạm nhân. Phạm nhân cũng nghĩ như vậy đối vởi nạn nhân. Cả hai đều không khinh thường mình và người thì mặc cảm còn đâu?. Thì ngưtời này đi vào người kia. Thì không có người khác. Bởi vậy, Lương Hoàng Sám khuyên mọi người “không nên nhớ lỗi người khác”, “phải vận dụng từ bi hỷ xả mà tạo tâm lý bình đẳng đối với người thân kẻ thù, ý thức không còn hai ấn tượng thân thù đối chọi với nhau”. Sám hối là giải tỏa oán kết: “oán đã kết thì xin hỷ xả tất cả cho nhau, oán chưa kết thì xin thyệt đối đừng kết thắt nữa”. 

Phật giảo đă làm phân tâm học từ hai ngàn năm. Sám hối là để đem lại niềm vui. Hổ thẹn là để mà vui. “Chính hai đức tính tàm quý này có năng lực làm cho hành giả đứợc cái vui vô ngại”, cái vui không có mặc cảm, “cái vui của sự yên ổn”. Có cái vui đó thì mới tin ở mình mà dũng mănh tinh tiến. Không có cái vui đó thì rơi lại dọc đường. Ðó là cái vui hồi sinh, phục sinh, mà phân tâm học mơ ước thực hiện. Lương Hoàng Sám diễn tả: “Từ nay sắp đi, bỏ sự sinh ra với đời sống tội báo mà được sinh ra với đời sống tịnh độ, tức là bỏ tính mạng tội báo mà được tính mạng tưệ giác, bỏ thân thể tội báo mà được thân thể kim cương, hết cái khổ ác đạo mà được cái vui Niết bàn”. 

Bởi vậy sám hối là thuốc thần, là thần dược. Kinh Dược Sư nỏi rõ như vậy: “Do đó mà biết công năng sám hối là tể thuốc linh nghiệm làm lành bệnh thân tâm, là toa thuốc thần kỳ làm thoát khổ sinh tử“(10). Phật giáo đại thừa đi xa hơn nữa trên con đường phục sinh bằng cách nhấn mạnh tội lỗi và quả báo của tội lỗi đều không thật. Kinh sám Dưọc sư quan trọng ở chỗ đó: Dược sư nói rô tội tánh bàn không. Không thật, mới mong sám hối và sám hối được. 

Cái không thật đó, kinh Duy Ma nói tuyệt diệu. Tôi xin phép nhắc lại: Hai vị Tỷ kheo phạm giới, lấy làm xấu hổ, xin ngài Ưu Bà Ly giài tỏa hoài nghi và hối hận. Ðệ tử xuất sắc số một của Phật về giới luật, ngài Ưu Bà Ly cứ đúng phêp tẳc mà giải thỉch. Cư sĩ Duy Ma cười: “Dạ, kính bạch tôn giả Uu Bà Ly, xin ngài đừng làm tăng thêm cái tội của hai vị tỷ kheo này. Ngài nên giải tỏa thẳng vào tội lỗi, đừng quấy rối tâm họ. Tại sao? Vì tội của họ không ở trong, không ở ngoài, không ở glữa. Như đức Thế Tôn dạy, tâm bẩn thì con người bẩn, tâm sạch thì con người sạch. Tâm không ở trong, không ở ngoài, không ở giữa. Tâm như vậy thì tội cũng như vậy, các pháp cũng như vậy tất cả toàn là không”. Cư sĩ Duy Ma nói tiếp: Tội lỗi chỉ là sự thác loạn, từ tâm sinh mà không phải đích thực là cái đụng của tâm. Tâm tánh của chúng sinh không bẩn. Vọng tuởng mới là bẩn, không vọng tưởng mới sạch. Thác loạn là bẩn, không thác loạn là sạch. Như chiêm bao, như sóng nắng, sự vật là vọng thấy, sự vật là vọng tưởng. Biết như vậy là tuân ngữ giới luật. Hai vị tỷ kheo nghe thế, sướng quá, hết cả hoài nghi, hối hận, phát tâm bồ đề (11) . 

Ngài Duy Ma học phân tâm từ đâu vậy? Thì từ đức Phật chứ đâu. Cách đây mấy năm, Hòa Thượng Trí Quang có dạy tôi một câu chuyện kinh mà tôi quên mất xuất xứ, lại nhớ mơ hồ, tôi cứ xin kề ra đề mong quý thầy quý sư cô bổ túc cho tôi. Một vị tỷ kheo phạm giới, mà lại là một giới rất trọng, hậu quả là mất luôn cả cái tước vị tỷ kheo, không được gọi là tỷ kheo nữa. Vị đó khổ sở quả, bởi vì chí xuất gia vẫn còn, ý nguyện tỷ kheo vẫn giữ Nhưng ông biết ông không còn là tỷ kheo nữa, ông không được gọi là tỷ kheo nữa. Từ ngoài đường bước vào tịnh xá, ông rất sợ gặp Phật. Gặp ai chứ gặp Phật thì Phật thấy ngay cái bụng dạ tim gan của ông! Phật nhìn vị đó từ xa đi đến, Phật gọi: “Lại đây, ông tỷ kheo!” Ông sướng quá, sụp xuống lạy Phật, sạch tội. 

Chuyện Hòa Thượng Trí Quang kể cho tôi, tôi không tìm xuất xứ, là vì hình ảnh mà tôi nhận được lúc đó quá đẹp. Tôi nghĩ rằng nếu mình được sụp lạy trước Phật như thế thì tội gì cũng sạch trơn. Và tôi nghĩ thêm: mình có một vị thầy thấy suốt tâm can mà vẫn nhân từ như vậy, làm sao mình nhẫn tâm phụ thầy đưọc? 

Tội tùng tâm khởi tương tâm sám 
Tâm nhược diệt thời tội diệt vong 

Tội vong tâm diệt lưỡng câu không 

Thị tắc danh vi chân sám hối 

(Tội từ tâm khởi đem tâm sám 
Tâm sám rồi thì tội liền tiêu 

Tội tiêu tâm sám thảy đều không 

Thế mới thật là tâm sám hối) 

Ngày hôm nay, mỗi khi tựng bài kệ đó, tôi đi vào ý nghĩa của “tội tánh bản không” dễ dàng bời vì trước mắt tôi, bên tai tôi, rõ ràng hình ảnh của Phật nhìn vị tỷ kheo, rõ ràng lời Phật gọi: “Lại đây…” Tôi đố ai đi đến Phật như vậy mà còn tội lỗi. 

Vậy thì nếu tôi, nếu chúng ta, ngồi bên mép giường của anh lính SS hấp hối, ta có thể nói gì, hành động gì? 

Một trong những lý lê đã đưa ra để từ chối sự tha tội là: anh lính không có thời gian để làm hành động chuộc tội. Ta cũng nói như vậy: diệt tội sinh phước. Anh này sắp chết rồi, biết làm phước thế nào đây? Thế thì người hấp hối kia dành đi xuống địa ngục đã mở sẵn cửa hay sao? Tôi nghĩ rằng Phật giáo luôn luôn lạc quan và lạc quan một cách hùng vĩ. Kinh Ðại Tập ví như thế này: ngôi nhà dầu tối cả trăm năm, nhưng một khi đốt đèn lên là bóng tối biến mất. Từ bờ bên này qua bờ bên kia, xa thật vô cùng xa, mà gần cũng vô cùng gần, chưa nhăy đă đến, bởi vì biên giới không có. Ðâu là biên giới giữa ánh sáng và bóng tối? Ðây hiện ra thì đó biến mất. Nói đây nói đó là phân biệt cho dễ hiểu, chứ đây với đó chỉ là một mà thôi. Bởt vậy, Phật giáo vô cùng trân trọng chữ “một niệm” trong kinh. Một niệm khởi lên, u uẩn tan hết. Lương Hoàng Sám nói: “chí thành khẩn thiết, vận dụng tâm trí một cách tột độ, nguyện một niệm có sức cảm ứng mười phương chư Phật, một lạy có sức diệt sạch vô lượng tối báo”. 

Tôi nhìn anh lính sắp chết, có thể tôi không biết nói gì với anh, nhưng chắc chắn trong đầu tôi, trong đầu chúng ta, vẳng ra mồn một bài kệ mà chúng ta tụng hàng ngày: 

Quy y tròn một niệm 
Dứt sạch nghiệp ba kỳ 

Một niệm. Tròn. Phải tròn. Thật tròn. Như trái cây phải chín mói ăn được. Chưa đủ chín một chút là đắng, là chát. Tôi không dám nói cụ thể cái gì tôI sẽ làm được đối với anh lính hấp hối. Tôi chỉ nhắc lại giáo lý của chúng ta. Tôi nói: dù anh sắp chềt, anh vẫn còn có quá thừa thì giờ để sám hối, sám hối vẫn có công năng, công năng nằm trong một niệm. Tôi nói với anh: kinh của tôi nói thêm: công năng đó không lường được, không thể nghĩ bàn được. Một niệm. Thật tròn. Tôi tin anh chết nhẹ nhàng. 

Và tôi có thể làm gì hơn được nữa? Chính ở đây, chúng ta khác với quan niệm cho rằng chỉ có nạn nhân có quyền tha tội. Trong Phật giáo, ta có thể sám hối và phải sám hối cho kẻ khác. Tôi lại trích Lương Hoàng Sám: “Hãy vì tất cả những kẻ đang chịu khổ trong địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, rộng ra cho dến vì tất cả những kẻ đang chịu khổ trong lục đạo, nhất tâm nhất ý mà lễ bái sám hối cho họ, làm cho họ giải thoảt tất cả”. Bởi vì sám hối được thực hiện dưới hai động cơ tâm lý: sợ hãi và từ bi. Sợ hăi quả báo cho mình như thế nào thì cũng sợ hãi quả báo cho người khác như vậy. Do đó, sám hối thực sự là không phải chỉ làm cho mình, và nếu làm cho mình cũng không phải chỉ để lợi mình. Tận cùng của một buổi lễ Phật giáo, bao giờ đại chúng cũng đọc bài kệ hồi hướng. Hồi là xoay lại. Hướng là hướng về. Xoay mình hướng người. Làm được chút phước đức hay thiện hạnh gì cũng biết đem ra mà hồi hướng. “Có gì thì cho cả, không một chút tiếc nuối… Công dức tạo ra thì hiến cho toàn thể”. 

Nhưng hồi hướng trong sám hối còn có ý nghĩa cao hơn thế nữa. Là không ham quả báo. Không phải làm thiện chỉ để được quả thiện cho mình. Như thế mới được siêu nhiên tự tại Như thế mới giải thoát. Và như thế thì “thấy việc thiện như ảo thuật, coi việc ác như chiêm bao”. 

Tôi không biết tôi có dám nói điều đó với anh lính sắp chết không. Nhưng tôi có thể nói thế này: chúng tôi hồi hướng như thế đấy, chúng tôi hồi hướng cho cả ngạ quỷ. Như vậy không lẽ chúng tôi không hồi hướng cho anh? Và tôi có thể làm gì nữa trước khi dứng dậy đi ra khỏi phòng? Thì làm cái việc mà quý thầy, quý sư cô làm hàng ngày, nhưng bây giờ thì làm như sứ giả của Dược Sư 

Tất cả pháp hữu vi 
Như mộng huyễn bọt ảnh 

Như sương như bóng chởp 

Nhìn thật rõ như vậy 

Tôi có thể chấm dứt ở đây. Nhưng tôi xin phép thêm một câu thôi. 

Trong đời tôi, có lần tôi đối diện vởi một nguời không phải nazi nhưng cũng na ná, bởi vì gia đình, triều đại người đó cũng áp dụng triệt để chính sách kỳ thị, không phải kỳ thị chủng tộc mà kỳ thị tôn giáo. Thì cũng thế! Có lần tôi đối diện với ông Ngô Ðình Cẩn, em út ông Diệm, “Cậu Cẩn”, lănh chúa, hung thần miền Trung. Tôi làm báo, nhìn ông bị xử trước tòa. Ông Cẩn trước mắt tôi không còn là Cậu Cẩn ngồi nhai trầu trên phản với tướng tá và quan chức nhà nước khúm núm dưới thềm. Ðó là ông Cẩn già vờ đau tim, xỉu lên xỉu xuống mấy lần trước tòa để cố kéo dài thời gian tuyên án. Người Mỹ làm áp lực để tha ông. Dân chúng không tha. Tôi là dân chúng. Là dân chúng, tôi đă tự hỏi tôi: có tha không? Tôi đă nghĩ như Mathieu Ricard: xã hội có quyền trừng phạt, nhưng trừng phạt là để không cho phép người kia làm hại, chứ không phải vì căm thù. Căm thù, ta phải tuyệt đối tránh. Nhưng lịch sử, tuyệt đối không được quên. 

Quý vị đã hiểu tại sao quyển tự truyện Hoa Mặt Trời đă quyến rũ tôi. 

————————————-

Chú thích: 
(1) Le Monde 12-9-2000 

(2) Le Monde 28-4-2000 

(3) Le Monde 23-1 1-2000 

(4) Le Monde 21-10-2000 

(5) P. Ricoeur, trích bởi Stanislas Breton, L’Autrement du monde, trong: Le Pardon, Autrement, 1991, trang 106. 

(6) Kierkegaard trích bởi Jacques Ellul, Car tout est grâce trong Le Pardon trang 125. 

(7) E . Lévinas, trích bởi Olivier Abell Tables du pardon, trong Le Pardon, trang 213. 

(8) Simon Wiesenthal, Les Fleurs de Soleil, Albin Michell 1999. 

(9) Lương Hoàng Sám, Trí Quang dịch in lần thứ hai, 1972, trang 1014. Cả đoạn này mượn ý từ bình chú của dịch giả. 

(10) Dược Sư Kinh Sám, Trí Quang dịch, 1994, trang 137. 

(11) Kinh Duy Ma, Trí Quang dịch, 1994, trang 73.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here