Trang chủ Tài liệu - Thư viện - Phim Phật giáo Lưu trử Nắng và hoa trên mộ (P.2)

Nắng và hoa trên mộ (P.2)

210
0

Ðó là chuyện đă xảy ra tháng sáu năm 1942 cho chính tác giả. Cuối truyện, ông viết: Tôi biết có nhiều người hiểu và tán thành hành động của tôi truớc tên SS hấp hối. Nhưng tôi cũng biết có nhiều ngưòi khác, nhiều không kém, kểt án tôi vì tôi đã không làm dịu cái chết của tên sát nhân biết hối lỗi. Vậy tôi có lý hay tôi không có lý?

II. Bây giờ đến lúc tôi có thể kể câu chuyện được rồi. Tha hay không tha?

Chuyện này được viết và in ra lần đầu năm 1969, nguyên tác bằng tiếng Đức, dịch ra tiếng Pháp cùng năm. Ba mươi năm sau, 1999, truyện được in lại, và cũng như lần trước, nhà xuất bản mời một số nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực triết học, văn học, tôn giáo cho biết ý kiến. Người trình bày lập trường Phật giáo là Mathieu Ricard, nhà khoa học Pháp đã trở thành vị Tăng Tây Tạng từ nhiều chục năm nay, cộng sự viên thân tín của ngài Đạt Lai Lạt Ma.

Truyện lấy tên là Die Sonnenblume trong nguyên tác, Les Fleurs de Soleil trong bản tiếng Pháp (8). Tôi dịch là Hoa Mặt Trời. tác giả là Simon Wiesenthal mà tôi phải giới thiệu dài vì ông là nhân vật chính của truyện. Đây là chuyện đã xảy ra cho chính ông năm 1942. Wiesenthal là người Do Thái, sinh và sống ở Ba Lan, nơi mà người Do Thái bị kỳ thị sâu đậm trước thế chiến thứ hai. Sau khi Đức quốc xã chiếm Ba Lan năm 1941, ông và vợ bị bắt nhốt vào trại tập trung rồi vào trại khổ sai. Tháng tám 1942, mẹ ông bị bắt nhốt vào trại tử hình. Cuối tháng chín năm ấy, 89 người trong đại gia đình của ông bị chết. Tháng mười năm 1943, ông vượt ngục, nhưng bị bắt lại vào tháng sáu năm 1944. Đáng lẽ ông đã bị đưa vào trại chết nếu Hồng quânLiên Xô không chuẩn bị tấn công vào nơi ông bị giam. Cả trại giam bị lùa đi nơi khác, cho đến ngày 5-5-1945 thì ông được quân đội Mỹ giải phóng.

Sau chiến tranh, ông dùng tất cả cuộc đời của ông để thành lập những trung tâm lịch sử khắp Âu châu và Mỹ châu thu thập chứng cớ về tội ác của nazi và để truy lùng những tay đầu đảng nazi đang lẩn trốn trên khắp thế giới. Có người hỏi ông: tại sao ông không chịu sống bình thường như mọi người mà cứ săn đuổi nazi suốt đời như vậy? Ông trả lời: để mai sau, khi qua bên kia thế giới, gặp lại hàng triệu đồng bào của ông đã chết trong các trại giam, ông có thể nói với họ rằng: “tôi không quên các anh”. Ông không quên. Khi nãy, tôi nói nhiều về quên và nhớ là vì vậy.

Chuyện xảy ra trong thời gian ông bị giam trong trại khổ sai. Tra tấn, hành hạ, chưởi mắng, nhục mạ, đói, bệnh, chết… là chuyện hàng ngày. Nhưng man rợ nhất là ý muốn hạ con người xuống mức con vật, biến nhân tính thành thú tính, lăng nhục nhân phẩm của người Do Thái. Trong thế giới tàn ác, phi nhân đó, câu hỏi chập chờn ngoài trong đầu người tù là: Do Thái toàn năng, toàn hảo đi đâu rồi? Kinh sách Do Thái kể: Thưở xưa, có bốn thiên thần tình nguyện làm cha đở đầu cho người. Thần nhân từ, thần sự thật, thần hoà bình và thần công lý. Nhưng ngay lúc Thượng Đế muốn biết có nên tạo ra con người hay chăng thì bốn thiên thần bất đồng ý kiến. Thần sự thật chống đối quyết liệt. Thượng Đế giận quá, đày thần xuống trái đất. Các thần kia van xin Thượng Đế rủ lòng tha tội, van xin thiết tha quá khiến Thượng Đế phải chấp nhận triệu thần sự thật về lại thiên đình. Thần này trở về trời, mang theo một nắm đất ướt sũng nước mắt, nước mắt mà thần đã khóc khi bị đày xuống trần. Thượng Đế đã nặn ra con người với nắm đất đó.

Thế thì Thượng Đế đang ở đấy chứ ở đâu! Rõ ràng con người là nắm đất ướt sũng nước mắt. Ai còn giữ được lòng tin thì tin như vậy để sống. Ai mất lòng tin thì càng khó tin: Chẳng lẽ thằng trưởng trại nazi sát nhân kia cũng sinh từ cùng một nắm đất với người Do Thái tử đạo này? Chắc Thượng Đế đi nghỉ phép rồi! Đang tắm biển, phơi nắng. Bận rộn quanh năm, Thượng Đế cũng có quyền đi nghỉ hè.

Truyện lấy tên là Hoa Mặt Trời bởi vì đó là hoa mà người Đức trồng nơi nghĩa địa, trước mỗi tấm mồ. Một hôm, đang bị áp tải đi làm khổ sai, tác giả bỗng chợt thấy hoa mặt trời nở thẳng tấp trong một nghĩa trang quân đội Đức. Cuống hoa vươn cao, mặt hoa nở tròn như đón tất cả nắng từ trên trời, dọi nắng ấy xuống tận đáy mồ. Vài con bướm bay từ hoa này sang hoa khác, đậu giây lát, rồi bay, như đem chuyện của mồ này qua nói lại với mồ kia. Người chết dưới mồ nhờ hoa mà nhận được ánh sáng, nhờ bướm mà chuyền được chuyện trò. Người tù ngây người nhìn cảnh. Cảnh đẹp quá, nhưng Thượng Đế đi nghỉ phép rồi, bởi vì chỉ lính Đức mới được chết như thế, còn tù Do Thái như anh thì xác vứt vào hố chôn tập thể, thây này chồng lên thây kia, đâu có hoa mặt trời chờ đợi. Nằm dưới đất, Do Thái vẫn chưa được là người.

Đó là bối cảnh của chuyện. Câu chuyện thực sự bắt đầu từ hôm tác giả làm khổ sai trong khuôn viên một bệnh viện quân sự. Đang làm việc như thế, bỗng một cô y tá tần ngần đến hỏi người tù: “Anh là Do Thái phải không?” Cô bảo anh theo cô vào bệnh viện, leo thang gác lên tầng một, tầng hai, đầy thương binh, đầy người băng bó. Cô đưa anh đến trước một cửa phòng, mở cửa, đẩy anh vào trong phòng nửa tối nửa sáng, trong đó anh nhận ra một cái giường trắng và trên giường một hình thù người phủ dưới chăn trắng. Cô y tá bảo anhở lại đấy, rồi đóng cửa đi mất. Anh nghe một giọng yếu ớt van lơn: “Xin ông làm ơn đến gần chút nữa… tôi không nói to được”. Cả một cái mặt người, cả một cái đầu người bị băng bó lộ ra khỏi chăn. Hai bàn tay đặt trên chăn, trắng hếu như khôngcòn tý máu.

Người tù ngần ngại đến ngồi bên mép giường. Giống như sâu bò, mấy ngón tay trắng hếu lần mò đến tìm bàn tay của anh. Anh nghe giọng nói yếu ớt như sắp tắt: “Tôi không giữ ông lâu đâu, tôi sắp chết rồi”. Người sắp chết là người Đức. Người tù Do Thái không chút cảm động. Chết là chuyện hàng ngày trong trại giam. Chiều hôm qua, đi khổ sai về, kiểm danh, sáu người đi làm buổi sáng đã thành sáu thây ma, chẳng ai thắc mắc. Người sắp chết kể: Anh là lính, 21 tuổi, tình nguyện gia nhập đội quân SS vì tin lãnh tụ, chủ nghĩa, đã xông pha ở khắp chiến trường, tiên phong đánh chiếm Ba Lan, tấn công Liên Xô, diệt Do Thái. Bây giờ anh bị thương, mù hai mắt, nằm chờ chết. Tay anh lại tìm tay người tù để đặt vào đấy một phong thư, thư anh gửi cho mẹ anh. Đây là việc cuối cùng trong đời anh, anh đã cầu viện cô y tá giúp đở: anh muốn cô tìm cho anh một người Do Thái và đây là phong thư.

Người tù nghĩ đến mẹ anh vừa bị hốt, bị đẩy lên xe lính, đưa đến trại tập trung và từ đó biệt tăm. Anh tránh bàn tay, tránh bức thư. Thư rơi xuống đất, anh lượm lên, đặt lại trên chăn.

Tại sao anh lính Đức lại muốn gặp một người Do Thái? Anh cắt nghĩa: tại vì anh hối hận, anh muốn xin tha tội. Anh ý thức được tội của anh trước khi đến đây, và bây giờ, trong khi nằm chờ chết, tội ác đè nặng trên lương tâm của anh, anh không thể chết trước khi thốt ra lời. Người tù Do Thái không động lòng. Trong đầu anh, hiện ra hình ảnh đóa hoa mặt trời sẽ nở tròn xoe trên mộ người Đức này, đón ánh nắng từ trên xanh thẳm. Anh này sướng thật, có hoa mặt trời, có cả mẹ còn sống để gởi thư. Còn tôi, tù Do Thái, tại sao tôi còn ngồi đây để nghe y kể? Tại sao tôi không bỏ đi? Anh lính Đức cứ tiếp tục kể: Anh được mẹ nuôi nấng, dạy dỗ một cách thánh thiện, đi nhà thờ, hát lễ, học giáo lý, e có thể đi tu. Nhưng nước Đức trở thành quốc xã, anh gia nhập đoàn thanh niên Hitler, xung phong vào SS, đánh Liên Xô, giết tù binh không gớm tay.

Hôm đó, sau một chiến thắng, anh và đồng đội đang nghỉ sức, hút thuốc, thì đất trời rung chuyển, mấy cái nhà trước mặt anh nổ tung. Quân đội Liên Xô, khi rút lui, đã gài mìn nơi mỗi nhà nhà trống,nắng hè oi à, lính Đức cứ tìm bóng mát trú chân. Ồ ạt, xe cứu thương rú lên, rồi xe lính xộc đến chở anh ta và đồng đội đến một công viên. Ở góc bên kia, một tón người bị dồn lên, ngồi chen chúc dưới họng súng. Anh nghe đồng đội nói vào tai nhau: “Bọn Do Thái!” Lúc nhỏ, anh không thù gì Do Thái, nhưng ngày đêm tuyên truyền nhét vào đầu anh nào Do Thái gây tội ác, nào Do Thái gây chiến tranh, gây thất nghiệp, đói khó, khiến anh căm thù. Đội của anh được lệnh tiến về phía toán người Do Thái đó, độ hai trăm, trong đó có rất nhiều trẻ em. Chúng giương mắt nhìn chặt vào anh, có đức khóc. Vài bà mẹ ẵm con thơ trong tay. Rất ít thanh niên. Rất nhiều phụ nữ lớn tuổi và người già. Đến gần, anh thấy sợ hãi in trong mắt họ, sợ khiếp, như tuồng họ biết chuyện gì sắp xảy ra. Một chiếc xe chạy đến, chở đầy bình xăng. Đội anh ta được lệnh dồn họ vào một ngôi nhà bên cạnh. Nhà không lớn, nhưng chỉ vài phút là không còn một bóng người Do Thái nào ngoài đường nữa. Lại thêm một xe nữa xộc đến, chở khoảng ba chục người, tất cả bị tống thêm vào nhà. Đội anh đóng cửa, đặt súng liên thanh phía trước.

Xong xuôi, đội anh rút chốt lựu đạn ném qua cửa sổ. Đạn nổ liên hồi. Lửa cháy. Người gào thét. Khói đen bốc um, ngạt thở. Từ cửa sổ tầng thứ hai, anh thấy một người đàn ông ẵm đứa con, áo quần bốc lửa, bên cạnh là một người đàn bà, chắc là mẹ nó. Người đàn ông bịt mắt đửa bé, nhảy xuống. Người đàn bà nhảy theo. Từ các cửa sồ khác cũng thế, những thân thể bốc lửa nhảy xuống. Bắn! Anh bắn! Ðồng đội anh bắn! Không ngừng. Rất nhiều người chết truớc mũi súng như vậy, nhưng anh nhớ như in gia đình đầu tiên, nhất là đứa bé. Mắt nó đen. Tóc nó đen.

Người tù Do Thái không muốn nghe nữa. Anh tìm cách gỡ mấy ngón tay bám chặt tay anh. Tại sao anh nghe? Tại sao anh nghe lời thú tội của một tên nazi với tư cách một người Do Thái? Nếu anh này muốn xưng tội, tại sao không tìm một ông linh mục? Có thể ông này sê giúp anh ta chết dễ dàng hơn. Khỏi phải thốt ra: “Chúa ơi, tôi thấy đứa bé. Nó đang ở trước mặt tôi”. Anh lính đâu có biết Thượng Ðế đă đi nghỉ phép!

Chiến trận ở Liên Xô đổi chiều. Hồng quân phản công, quân đội Ðức bắt đầu rúng động. Hết giai đoạn rượt đuổi, mở đầu giai đoạn đánh xáp lá cà, lưỡi lê cắm đầu súng. Trong một trận xáp chiến như vậy, anh lính Ðức đang xông tới, bỗng rụng rời, súng và lưỡi lê run trong tay: anh ta thấy trước mắt cả gia đình kia đang xông tới, ngườí đàn ông, người đàn bà, đứa bé, cả ba đang bốc lửa. Không, anh ta không thế bắn vào họ một lần thứ hai được… Vừa nghĩ như vậy thì một quả đạn nổ, anh ta ngă gục, bất tỉnh. Anh tỉnh dậy trong bệnh viện, đạn ghim khắp mình, mù hai mắt. Anh muốn chết ngay mà không chết được, cứ nằm chờ chết như thế này với tội lỗi giày vò. Mấy ngón tay của anh lại bò đi tìm bàn tay lẩn trốn của người tù. Anh thều thào: “Tôi không biết ông là ai, tôi chỉ biết ông là Do Thái. Thế là đủ. Trong đêm tăm tối mà tôi đang chịu đựng, tôi chỉ còn nguyện vọng cuối cùng là được kề lại tẩt cả chuyện đó với một người Do Thái… để xin tha tội. Tôi biết tôi đòi hỏi ông nhiều quá, nhưng nếu tôi không đưọc trả lời, tôi chết không yên”.

 Người tù đứng dậy, nhìn hai bàn tay chắp lại trên chăn. Một tia nắng lọt qua cửa sổ, vờn giữa hai bàn tay chắp lại. Người kia chờ đợi một sự giúp đở từ người này, nhưng người này quyết định không làm gì được cho người kia. Quyết định dứt khoát. Anh mở cửa, bước ra ngoài. Trở về trại giam, anh hỏi ý kiến hai người bạn tù về hành động của anh. Người thứ nhất, sắt đá: May quá, cậu đă không nói một lời tha tội nào. Nếu cậu muốn, cậu có thể tha tội về phần cậu về những gì mà cậu đă chịu đựng. Ðây là chuyện giữa cậu và cậu. Còn những người khác có cho phép cậu tha tội đâu mà cậu tha! Cậu không thể tha những tội gây ra cho người khác. Bảo rằng tên SS kia hối lỗi một cách chân thành à? Giày vò mà anh ta phải chịu đựng chỉ là một phần mọn của hình phạt mà anh ta phải lãnh, hình phạt rất đúng đắn.

Ngưòi thứ hai, giễu cợt: Ðáng lẽ tên SS kia nên mời một ông cha cố cùng tôn giáo, như vậy hai bên sẽ dễ dàng đồng ý với nhau.

Cả hai cách trả lời đều không làm yên lòng người tù. Tên SS kia đã chẳng muốn tạ tội trước một người Do Thái đó sao. Một người Do Thái như là đại diện, như là tưọng trưng cho cộng đồng Do Thái. Và anh ta thành khẩn! Vả chăng, làm sao anh ta tạ tội trước nạn nhân của anh ta? Họ chết cả rồi! Rất có thể lòng hối hận chân thành đã đưa anh lính SS kia trở về lại với cậu bé ngoan đạo là anh ta lúc nhỏ. Rất có thể anh ta đã chết trong yên ổn bỏi vì có ngườí đă nghe anh ta thú tội. Ðối với anh ta, rất có thể sự thú tội đó là đích thực, là cớ giá trị, dù không có linh mục. Nhưng sự việc đă xảy ra vẫn gợi thắc mắc trong lương tâm của người kể chuyện. Bởi vì truóc mặt anh là người hấp hối và anh đã tư chối lời van xin.

Ngày hôm sau, người tù Do Thái cố tìm cách tránh làm việc gần bệnh viện để khỏi gặp cô y tá. Nhưng tránh không đưọc, cô lại đến tìm anh, bảo đi theo cô. Nhưng cô đi đường khác, dẫn anh đến trưóc một phòng khác, mở cửa, tìm hồi lâu rồi trao cho anh một gói đồ, trên đó có ghi địa chỉ. Cô nói: “Anh lính hôm qua chết rồi. Tôi có hứa với anh ấy sê trao lại cho ông tất cả những gì anh ta còn giữ. Trừ chiếc đồng hồ mà tôi sẽ trao lại cho mẹ anh ấy". Người tù khoát tay không nhận, quay gót đi mất. Sau giải phóng, người tù – tác giả – có dịp ghé thăm bà mẹ. Bà sống một mình, già yếu, giữa căn nhà đầy kỷ niệm đứa con trai. Bà kể chuyện về con bà lúc nhỏ, trời ơi, nó dễ thương biết bao nhiêu. Nó đi nhà thờ, nó đi hát lễ, con tôi, ông biết không, chưa đứa nào dễ thương như nó… Chẳng lẽ kề sự thật về con bà cho nghe? Người khách lặng yên ngồi, lặng yên nghe, lặng yên ra về.

Ðó là chuyện đă xảy ra tháng sáu năm 1942 cho chính tác giả. Cuối truyện, ông viết: Tôi biết có nhiều người hiểu và tán thành hành động của tôi truớc tên SS hấp hối. Nhưng tôi cũng biết có nhiều ngưòi khác, nhiều không kém, kểt án tôi vì tôi đã không làm dịu cái chết của tên sát nhân biết hối lỗi. Vậy tôi có lý hay tôi không có lý?

C.H.T

(Còn nữa)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here