Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Lễ bế mạc chuyến hoằng pháp (4 ngày từ 30/7đến 2/8/2009) của...

Lễ bế mạc chuyến hoằng pháp (4 ngày từ 30/7đến 2/8/2009) của Đức Dalai Lama tại CHLB Đức

152
0

Cũng như mỗi ngày cảnh sát liên bang đã đến nơi lưu trú của Ngài để hộ tống Đức Dalai Lama đến nơi diễn thuyết với lòng ngưỡng mộ và thành kính.

Trong ngày thứ hai của chuyến viếng thăm Đức, bốn ngày của Đức Dalai Lama, Chủ Nhật, ngày 30 tháng 7 năm 2009, Tiến sĩ Petra Roth, Thị trưởng TP. Frankfurt đã đến thăm Ngài tại khách sạn nơi Ngài cư ngụ. Sau buổi gặp gỡ, bà thị trưởng đã đưa Đức Dalai Lama tới vận động trường Commerzbank-Arena, nơi tổ chức bốn ngày thuyết pháp công cộng cho Ngài. Bà thị trưởng đã giới thiệu với công chúng và ca ngợi vị lãnh đạo Tây Tạng là một “biểu tượng tranh đấu cho hòa bình,".

Sau đó Đức Dalai Lama bắt đầu hai ngày thuyết pháp về đề tài "Thiền định trung hạn" (middle-length of meditation) của Đại Sư Kamalashila. Nội dung hướng dẫn thiền tập đối trị những phức tạp của đời sống hàng ngày, mà bất cứ ai, dù là Phật tử hay không là Phật tử cũng có thể thực hành được.

Sáng ngày 02/08/2009 cuộc hội thảo giửa Đức Dalai Lama, Linh mục Cơ Đốc Giáo  Anselm Grün (người chuyên nghiên cứu về tâm lý học Phật giáo và nội tâm Thiền định). Cùng với Thiền Sư  Tetsugen Bernard Glassman Rohsi (là người tu theo truyền thống Zen của Nhật. Ngài là người được biết qua bởi những công tác xã hội và đã lập dòng thiền tu tập ngoài đường. Họ đã đến giúp đỡ những người khốn khó. Ngài và những đệ tử đã thực hành tu tập ngay trong những khu vô gia cư, tạo cở sở doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp, giúp đỡ cho trẻ em nghèo khó và những người bệnh HIV được an lành trước lúc ra đi).

Nội dung của cuộc hội thảo:

Phật giáo đã giúp gì cho con người ?

– Làm sao tìm ra những giải pháp an lành cho nội tâm cũng như ngoại giới.

– Với Nghệ thuật sống, chúng ta có thể đạt được lợi ích gì trong cuộc sống hay không ?

– Nếu thực tập Từ Bi và Thiền Định sẽ đem lại lợi ích gì cho cuộc sống?

Tất cả sự xáo trộn bên ngoài đều do chúng ta tạo ra. Để  chấm dứt những điều đó, trong mỗi chúng ta phải có được nội tâm an bình. Khi tâm chúng ta an bình thì cái xáo trộn bên ngoài sẽ giảm thiểu không còn có khả năng tồn tại. Chúng ta không thể nào làm biến mất những vấn đề xáo trộn từ thế giới  bên ngoài nếu không có sự quân bình nội tâm. Tâm ta không có được an định thì không thể hài hoà với người khác được. Muốn được an lạc nội tâm thì phải có thực hành thiền định. Bởi vì Thiền là tất cả đời sống của chúng ta. Khi chúng ta muốn đem lại an lạc lợi ích cho ngoại giới, đòi hỏi ở đó phải có sự an lạc của nội giới.

Sự tu tập giác ngộ biểu hiện qua cuộc sống thực tại, biết lắng nghe, quan sát, và phụng sự mọi người với tâm từ bi vô ngã. Chúng ta phải hoà nhập vào  đời sống mới cảm nhận sâu xa với nỗi khổ của chúng sanh. Từ đó mới có thể chuyển hoá được những bất hạnh và đưa họ đến cuộc sống an vui hơn. Tất cả những truyền thống tôn giáo dù cho có khác nhau, bất luận là về tri kiến hay hành trì nhưng đều cùng hướng đến một mục tiêu giống nhau là thương yêu, tha thứ và độ lượng, luôn sống vì hạnh phúc an lạc cho tha nhân.

Tất cả mọi người điều muốn có hạnh phúc an vui như nhau, nhưng vì chịu sự chi phối của phiền não, dẫn đến hiểu biết sai lầm. Mỗi hành động nghiêm trọng xuất phát từ động cơ nơi chính mình, do vô minh phiền não, nên phát sanh ra những hành động sai trái. Nếu nhận biết chính mình có tác ý bất thiện, lập tức phải chuyển hoá ngay, bằng không sẽ mang đến nhiều phiền muộn và khổ đau. Từ đó chúng ta sẽ tìm được nguồn an lạc và hạnh phúc ngay trong cuộc sống hiện tại này.
 
Vậy, Thiền chính là Nghệ Thuật Sống đưa đến sự an bình nội giới cũng nhưđem lại những lợi ích thiết thực cho hiện tượng ngoại giới. Đó là phương pháp, là sợi dây liên kết giữa mọi người với nhau, giúp cho xã hội, cho cộng đồng, cho mỗi con người biết thương yêu lẫn nhau để đi đến hợp nhứt. Đó chính là tiếng nói chung, là thông điệp của Phật giáo nói riêng và nhiều tôn giáo nói chung.
 
Ban biên tập kính gửi đến quý vị những hình ảnh của lễ bế mạc do Thượng tọa Thích Minh Thông gởi về từ Đức 

Tiến sĩ Petra Roth, Thị trưởng TP. Frankfurt

 

  

  

T.M.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here