Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Không gian nghệ thuật Phật giáo Kim cương thừa: Sống động và...

Không gian nghệ thuật Phật giáo Kim cương thừa: Sống động và linh thiêng

98
0

Tò mò về Đức pháp vương Gyalwang Drukpa XII, tôi đã tới chùa Quang Ân ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội – một trong những địa điểm mà Đức pháp vương Gyalwang Drukpa XII và Đoàn truyền thừa Drukpa làm lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an. Ngoài gần 200 tăng ni của Đoàn truyền thừa Drukpa tham dự buổi lễ cầu nguyện còn có hàng nghìn tăng ni, Phật tử ở thành phố Hà Nội và các địa phương lân cận. Sự hoành tráng, nghiêm trang và khác lạ là cảm nhận của toàn thể Phật tử tham dự.

Trước nghi lễ cầu nguyện, Tăng đoàn truyền thừa Drukpa đã biểu diễn vũ điệu Kim cương thừa. Một vòng tròn lớn do 108 tăng ni Đoàn truyền thừa Drukpa liên tục di chuyển, cùng với các dụng cụ như: Trống, kèm, chiêng… đặc trưng của Tây Tạng được cử hành triệu thỉnh nhằm chuyển tải năng lực mạnh mẽ của trí tuệ gia trì, giúp vô số chúng sinh giải trừ những điều không lành, tà khí và hướng đến giác ngộ Phật pháp.

Tăng đoàn truyền thừa Drukpa làm lễ tại chùa Quang Ân (Hà Nội) ảnh: Ngọc Ngân

Quả thật, khi tham dự buổi lễ cầu nguyện mới thấy hết được không gian nghệ thuật Phật giáo Kim Cương thừa sống động, linh thiêng và hoàn hảo. Nghệ thuật Kim Cương thừa bắt nguồn từ trí tuệ tự tính tâm. Đó là sự chuyển hoá giác ngộ của thế giới bên trong và bên ngoài. Bên trong là những đức hạnh từ, bi, hỷ, xả, vô ngã vị tha để phụng sự nhân loại và chúng sinh. Bên ngoài là kho tàng nghệ thuật cao siêu thâm diệu chứa đựng toàn bộ tinh tuý ý nghĩa của kinh điển thông qua các tranh tượng, hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, pháp khí… Đức pháp vương Gyalwang Drukpa XII và tăng đoàn Drukpa tổ chức các buổi lễ trong khung cảnh tràn đầy màu sắc, âm thanh đạo vị, với Bảo tháp xá lợi, tôn tượng Phật độc đáo, Mandala đá quý, pháp khí linh thiêng và nghi thức lễ nhạc… đã để lại trong lòng tăng ni và hàng nghìn Phật tử Việt Nam niềm hoan hỷ, an bình.

Trong buổi lễ, Tăng đoàn truyền thừa Drukpa còn biểu diễn vũ nhạc kịch Bát nhã Bala mật và Kim cương Chứng đạo ca tái hiện cuộc đời và công hạnh của các Thượng sư chứng ngộ của Truyền thừa Drukpa. Vũ điệu Quan Âm Thủ Thiên Nhãn trong ánh sáng đèn rực rỡ lung linh cầu nguyện cát tường, quốc thái dân an, thế giới hoà bình, cho lợi ích vũ trụ, vạn loài chúng sinh. Chính qua những buổi lễ cầu nguyện của Tăng đoàn truyền thừa Drukpa là dịp văn hóa Phật giáo Kim cương thừa của Tây Tạng được quảng bá. Mà cụ thể là các màn trình diễn ấn tượng, sống động, đầy linh thiêng trên nền âm nhạc, vũ điệu, trang phục, đạo cụ và pháp khí truyền thống Mật thừa.

Nhằm biến bi tâm thành hành động lợi ích cho bản thân, mọi người và xã hội, Đức Pháp Vương khuyến khích mọi người tham gia phóng sinh, bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản, chăm sóc y tế, cứu trợ người nghèo… để chúng ta có thể cùng chia sẻ những khó khăn, cùng tương thân tương ái, sống trong hoà bình và an lạc. Cuối buổi lễ cầu nguyện, Đức Pháp Vương và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa đã thả chim phóng sinh. Nhìn những cánh chim bồ câu vỗ cánh, bay lên bầu trời tự do, tôi xúc động và thấy hạnh phúc, tấm lòng từ bi của đức Phật không phân chia giữa biên giới, dân tộc, Tổ quốc, người theo đạo Phật hay chưa theo đạo Phật.

Đức pháp vương Gyalwang Drukpa là bậc hoá thân chuyển thể sáng lập và đứng đầu truyền thừa Drukpa thuộc Phật giáo Kim cương thừa, có lịch sử khởi nguồn cách đây gần 1000 năm từ Đức Naropa – một trong 84 vị Đại Thành tựu giả Ấn Độ thế kỷ X – XI sau Công nguyên. Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa hiện đời là hoá thân của Đức Naropa, là hoá thân chuyển thế đời thứ XII của Bậc sáng lập Truyền thừa Drukpa. Hiện nay, Ngài là bậc lãnh tụ tâm linh đứng đầu và nắm giữ Truyền thừa Drukpa với hệ thống hàng trăm tu viện tại các quốc gia trên dãy Himalaya và nhiều trung tâm Phật giáo trên toàn thế giới.

(Đại Đoàn Kết)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here