Trang chủ Sáng tác - Nghệ thuật Hình tượng con rắn trong Phật giáo

Hình tượng con rắn trong Phật giáo

100
0

Rắn có tên là Naga. Theo truyền thuyết thần Naga là một nàng công chúa có thân cốt con rắn luôn ở trong ngôi tháp vàng hàng đêm hiện thân để bảo hộ cho đức vua Cao Miên (sau trở thành một loài vật linh thiêng của người Khơme như rồng của người Hoa). Người Khơme Nam bộ còn gọi đó là Nék Crít (vua rồng – Long vương). Do biểu tượng 9 hoặc 7 đầu được dành gần như độc tôn cho vua nên các chùa sử dụng biểu tượng 5 đầu (ở lan can chính điện, ở cột cờ).

Người Khơme Nam bộ không có khái niệm rồng như người Hoa, người Việt (phải có chân, có đuôi…) mà rồng và rắn là chung một loài. Rắn là rồng nhỏ. Rắn lớn là rồng. Riêng đối với các tượng Phật, nếu điêu khắc, chạm trổ với sự tích đức Phật và con rắn thì rắn có 7 hoặc 9 đầu.

Phù điêu rắn thần Naga

 Và rắn thần Naganaja là linh vật của người Khơme và của Phật giáo Nam Tông Khơme, người Khơme thờ thần rắn là để được thần rắn che chỡ, phò hộ độ trì cho người dân Khơme diệt trừ ma quỷ.

Còn trong Phật giáo nói chung cũng có hình tượng con rắn 7 đầu, đó là hình tượng con rắn 7 đầu phình to mang để che mưa cho đức Phật ngồi thiền địng dưới cội Bồ đề.

Tương truyền rằng, khi Phật đang tịnh dưới cội bồ đề thì mưa to gió lớn nổi lên, nước dâng lên sắp ngập cả chỗ Phật ngồi. Khi ấy có một con rắn hiện ra lấy thân mình cuốn tròn lại làm bảo toà cho đức Phật ngồi nhập định khỏi bị ngập nước, và vươn cao 7 cái đầu phình to ra tạo thành cái tán che mưa mưa cho đức Phật khỏi sự tấn công của ma vương mưu phá…

Con rắn vốn ác (vì có nọc độc) nhưng  bằng đức tính từ bi cao quý của Phật đã cảm hóa được rắn độc và thần rắn đã phát nguyện tùng phục, theo hầu đức Phật khi mưa to gió lớn…

Hình tượng rắn che mưa đức Phật thiền định

Người Khơme Nam bộ sống trên địa bàn ẩm thấp, nhiều rừng rậm, trước đây, nước ngập hầu như quanh năm do chưa có hệ thống trị thủy. Đây cũng chính là môi trường thích hợp với các loài bò sát: rắn, sấu… hoặc có cánh như chim (nhiều vườn chim). Riêng về rắn, nguy hiểm nhất là rắn hổ mang. Rắn hổ mang tuy độc nhưng người Khơme đã sớm biết thuần hóa (có nhiều thầy rắn miệt vườn kinh nghiệm). Đây là điểm gặp nhau gịữa tín ngưỡng Phật giáo và điều kiện môi trường sống rất sinh động.

Tư tưởng nhân đạo của đạo Phật đã thể hiện rõ nét trong sự tích đức Phật và con rắn. Đạo Phật và cửa chùa là nơi để rèn luyện trở thành người hiền. Vào chùa không phải để đày ải, gò ép mà là để tu, để sửa mình. Sửa từ người hư hỏng thành người tốt, có ích cho đạo cho đời, sửa từ phàm phu thành thánh quả… Độc như con rắn nhưng vẫn có thể trở nên hiền từ và có ích vì nó biết tut heo Phật. Đây là tư tưởng mang đậm truyền thống văn hóa tốt đẹp, có giá trị nhân văn cao của người Khơme Nam bộ nói riêng, của cộng đồng Phật tử theo truyền thống văn hoá đạo đức đạo Phật giáo nói chung. Tư tưởng này không bao giờ lạc hậu đối với sự tiến hóa của xà hội loài người, nhất là trong thời buổi đạo đức xã hội đang xuống cấp, đang tác loạn, đang bị tha hoá như hiện nay.

T.N

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here