Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Giá của hạnh phúc: Ngày làm một việc tốt, vứt bỏ một...

Giá của hạnh phúc: Ngày làm một việc tốt, vứt bỏ một việc xấu

93
0

Các bạn nhỏ tham gia hoạt động xã hội đều biết ngày làm một việc tốt, nếu như chúng ta không thể ngày làm một việc tốt, vậy thì rất xấu hổ. Có người nói ngày làm một việc tốt rất khó, khó ở chỗ nào? Ông ta nói: Nhà tôi thu nhập có hạn, không có dư nhiều tiền để làm việc tốt. Lục Tổ Đàn Kinh giảng: Công đức không ở nơi việc bố thí tiền. Có tiền đương nhiên rất tốt, không tiền cũng có thể làm công đức như thường.

Chúng ta ngày làm một việc tốt làm bằng cách nào? Ở đây có rất nhiều phụ nữ nếu như mỗi ngày mua rau mang một cái giỏ đựng rau, khôi phục lại lề lối ba mươi năm về trước, không dùng túi ni long, đó là một việc tốt. Các vị biết, chúng ta rất có lỗi với trời đất! Trái đất từ năm trăm năm về trước, còn chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng trong năm năm gần đây, lại càng ngày càng ô nhiễm, chúng ta sẽ không có không gian để sinh tồn. Hiện tại chúng ta tự đào mộ, có lẽ mọi người nói túi ni long này là việc nhỏ, nhưng chôn nó xuống đất trong nhiều năm vẫn không thối nát, do đó cây cối không thể bám rể, đất đai cũng biến thành đất bỏ hoang, nếu lại gia thêm nhiệt độ cao, nó sẽ bốc ra khí độc. Vì vậy chúng ta ngày làm một việc tốt, tất cả mọi người đều có thể làm được.

Việc tốt có thể làm mọi lúc. Chúng ta ngồi xe khách, thấy người lớn tuổi đến, có thể nhường chỗ, tuổi giống như tôi đây thì đầy đủ tư cách. Tôi không phải muốn anh nhường chỗ cho tôi ngồi, nhưng mà nói với anh là ngày làm một việc tốt đều có thể làm được trong mọi lúc.

Gần đây tôi xem thấy trên truyền hình có đăng hai tin: Có một vị tuổi cao, nguyên trước đây cơ thể rất yếu, sự nghiệp các con ông đều rất thành đạt, cũng không đòi hỏi ông làm việc, rỗi rãi buồn bả, thế rồi mỗi ngày ông ấy sửa chửa con đường lên núi. Sau một năm sửa chữa, thân thể của ông được rất khỏe mạnh, bệnh kinh niên lúc trước đều được lành; Và còn có một số người già ở trên núi, lúc không có việc vúc lấy bọt nước suối pha “Lão nhân trà” uống, đã mạnh khỏe lại sống lâu, ông ấy ở đó tu dưỡng mỗi ngày, tu dưỡng ngày càng khỏe mạnh. Nếu như ống ấy thay đổi phương thức, ăn no không việc làm, chỉ muốn nằm ngủ, có lẽ lão ấy sẽ chết sớm. Nếu con người không hoạt động, sớm muộn sinh lười biếng sự cố sẽ xẩy đến. Vị lão tiên sinh này ông ấy trả giá bằng tâm lực, ông nhận được sự khỏe mạnh, nhận được sự vui vẽ, nhận được sự hữu nghị, lại còn nhận được không ít sự chân thật.

Chúng ta muốn ngày làm một việc tốt, thì mặt quan trọng nhất là bảo vệ môi trường. Các vị nhìn xem môi trường ngày nay, sẽ nhanh chống biến thành nước rác rưởi, khắp nơi đều là rác.

Một tin tức khác nói, có một lão tiên sinh hằng ngày lên núi đi nhặt rác thải, bởi vì lên núi người nướng thịt vứt bỏ lại rất nhiều rác, đồ hộp, lá nhôm bao v.v.., vùng núi ước chừng bị phá hoại, lão tiên sinh đó cầm bao đi đến nhặt, ông ấy chẳng cần cầu người biết, mà là cảm thấy con người phải nên vì xã hội, vì mọi người mà làm một việc có lợi ích, những việc tương tự như vậy đều không đòi hỏi phải tốn tiền, mà có thể ngày làm một việc tốt.

Tiếp sau đây là ngày vứt bỏ một điều xấu, lễ bái một lạy bỏ đi một tí kính màu, có lẽ bạn sẽ nói tôi không có khuyết điểm, vậy anh là Thánh nhân, anh không cần gọi tôi là thầy, tôi gọi anh là thầy! Nếu người không có khuyết điểm, vậy thì là Phật rồi. Chúng ta làm một ít việc tốt, tối thiểu một ngày làm một điều, làm hai điều công đức càng lớn, làm ba điều thì rất nhiều điều tốt có ích, nếu có thể giống như “làm mà không lấy, tốt mà không nhận”, vậy thì công đức càng vô lượng, nhưng chúng ta muốn vứt bỏ rất khó!

Tôi có đứa con nó không việc gì cả chỉ thích khều tay vào lỗ mũi, tôi khuyên bảo nó không được khều, tôi nói nó khêu phá hỏng các biểu bì, những vi khuẩn có thể xâm nhập theo các huyết quản nhỏ dễ bị viêm xoang mũi, rất thích dùng bông gòn thấm ít ôxy già sát vào. Tôi nói nó đấy là khuyết điểm có thể thay đổi được không? Nó nói có thể sửa. Qua vài tháng sau, khuyết điểm đấy đã sửa đổi chưa? Nó nói sửa rồi, nói thì nói vậy rồi lại khêu. Có thể thấy con người muốn vứt bỏ một điều xấu là rất khó khăn.

Chúng ta muốn sửa đổi chính mình, tất phải suy tính trước, từng bước những khuyết điểm xấu này hoàn toàn thay đổi, chúng ta mới có thể được sống hạnh phúc. Nếu như không chịu trả giá, vậy thì không thể nhận được một thứ gì. Ví như bạn đến siêu thị đem ít thứ về, tất nhiên trước tiên bạn phải trả giá, nếu bạn không trả giá mà cầm vật về, vậy bạn chính là người phạm pháp. Vì vậy muốn trả giá cho ngày làm một việc tốt, giá của nó là vứt bỏ một việc xấu, chúng ta mới có thể khỏe mạnh, mới có thể vui vẽ, bởi vì làm việc tốt rất vui. Vậy hai vị lão tiên sinh tu sửa đường đi bộ lên núi và nhặt bỏ rác thải trên núi, đều là thứ chúng ta học tập, việc làm của họ chính là Bồ-tát hạnh.

Rất nhiều người có cách nhìn thiên lệch về tôn giáo, tin theo Phật giáo thì nói tôn giáo khác không tốt, tin theo tôn giáo khác thì nói Phật giáo không tốt, đấy là sai lầm. Người lảnh đạo tôn giáo họ có thể nói kiểu này, bởi vì họ nương đây để ăn cơm, chúng ta thì không thể, vì tôn giáo và nghệ thuật chân chính, đều là tài sản chung của nhân loại, không nên có thiên kiến bè phái.

Trên truyền hình tôi thấy có một bác sĩ chỉnh hình, chuyên chửa trị sứt môi cho trẻ em, mặc dù ông ấy là một Mục sư, nhưng tôi cho rằng ông ấy chính là Bồ-tát sống.

Có người nói Kinh Thánh Cựu Ước rất không khoa học, nói vốn dĩ con người có tội, con người vừa mới sinh ra liền có tội, đây rõ ràng quá hoang đường! Nhưng quả thật con người vốn dĩ có tội, vì con người tư tưởng mới có tốt xấu, có tốt xấu nên có ngã chấp, có ngã chấp nên có dục chiếm hữu, có dục chiếm hữu nên bị dục chi phối, rồi sau đó có thể tạo nghiệp, đấy chính là tội!

Anh nói đứa trẻ có gốc tội không? Nó có gốc tội! Đứa bé có tri giác nó mới không làm việc tốt. Đứa bé của tôi lúc ba tuổi, mua đồ chơi cho nó, nó chơi chán rồi thì quăng xuống dưới giường, hỏi nó còn đồ chơi không? Nó nói: Ba ba, vứt đi rồi, đấy là không có ý tứ. Qua hai ngày đứa bạn nhỏ nhà bên cạnh sang chơi, mới sờ vào đồ chơi của nó, lập tức nó đưa tay đánh người nhà, nói đấy là đồ của nó, đứa kia không được động vào! Nên dựa vào điểm đó có thể biết chính xác là con người vốn dĩ có tội vậy.

Tâm phân biệt của con người, chính là nguyên nhân cơ bản của gốc tội, chính là vô thỉ vô minh. Nếu con người không có tâm phân biệt, lý niệm Gia tô mới có thể thực hiện, ông nói “ Mục đích của tôi việc làm trên trái đất cũng giống như việc làm trên trời” quả thực đúng như vậy. Phật giáo kêu gọi con người rời xa phân biệt, xa rời phân biệt chính là tiêu diệt nguồn tội.

Những câu chuyện ngụ ngôn trong kinh thánh không nhất định là có thật, nhưng nó nói rõ được tâm phân  biệt của con người, nhận được tự ngã, chấp trước tự ngã; Dục chiếm hữu con người, dục chi phối, con người nảy sinh hai nguồn tư tưởng là không đúng, là độc tố phá hoại hạnh phúc. Sau khi chúng ta nói đến điểm này, chúng ta mới có thể luôn luôn tìm khuyết điểm của chính mình, suy nghĩ biện pháp tu sửa khuyết điểm của mình, mà không cần tìm kiếm làm phiền người khác, không cần nhìn khuyết điểm của người khác, chúng ta có thể sống càng ngày càng vui vẽ, ngày càng tốt hơn.

 Trí Thiện (dịch)
 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here