Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Đức Dalai Lama hội thảo về các vấn đề kinh tế, khí...

Đức Dalai Lama hội thảo về các vấn đề kinh tế, khí hậu, môi sinh và môi trường…

133
0

Cuộc hội thảo ngày 01/08/2009 giữa Đức Dalailama và các khoa học gia: Giáo Sư (nghiên cứu gia về khí hậu và thời tiết); Giáo sư đại học chuyên nghiên cứu về chính trị và kinh tế); Giáo sư của đại học Hamburg (chủ nhân siêu thị hàng hoá) xoay quanh hai đề tài chính sau:

Trong mối tương quan giữa kinh tế và khí hậu

Vấn đề ô nhiễm môi sinh, và tài nguyên môi trường.

Nguyên nhân làm cho khí hậu thay đổi chính là do con người. Khí đốt, than đá, khí thải xe cộ … thải ra khí CO2 sẽ làm cho quả đất nầy bị nóng dần lên, mặt nước biển sẽ dâng lên cao. Và con người chính là tác nhân làm cho khí hậu thay đổi. Thiên nhiên thay đổi liên tục, điều đó đúng với cách nhìn ở bên ngoài.

Nhưng theo Phật giáo, chúng ta phải có cái nhìn toàn diện và bao quát, nó không dừng ở một khía cạnh nào. Đây chính là tiến trình sanh, trụ, dị, diệt trong vũ trụ.

Giá trị đời sống cho hành tinh này có thể được duy trì hay không? Nên đề tài khí hậu được đặt lên hàng đầu. Hội đồng khí hậu của Liên Hiệp Quốc đã đặt ra cho các khoa học gia trên toàn cầu để thảo luận tìm ra phương pháp như thế nào để giảm thiểu tối đa vấn nạn này. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã tìm hiểu sự làm nóng lên của quả địa cầu, đã làm cho khí hậu thay đổi.

Điều đó đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Nền kinh tế cũng tạo ra ảnh hưởng đến sự thay đổi khí hậu nầy. Đó là sự tương tác qua lại lẫn nhau. Ba vấn đề làm cho nền kinh tế bị khủng hoảng đó là: Môi sinh, tiền bạc và không có sự đảm bảo về kinh tế.

Để làm giảm bớt vấn nạn trên chúng ta cần phải có cái nhìn đúng thực tại. Từ giải pháp, từ lời nói phải chuyển thành hành động thiết thực để giải quyết vấn đề.

Trong những năm qua đã bùng nổ ra sự kiện làm hư hoại quả địa cầu. Do lòng tham và sự khát ái mà con người đã khuất lấp, che đậy sự kiện quan trọng nầy. Nguyên nhân của khổ là do khát ái mà ra, đó là tham tiền.

Do nhu cầu của gần 8 tỷ người trên trái đất nầy đã làm tăng trưởng hàng hoá và kinh tế, lãi suất phần trăm (%) cứ tăng dần lên. Do vậy mà đã gây ra sự đói nghèo trên hành tinh nầy.

Tiền rất là cần thiết trong đời sống của chúng ta, nhưng nó không là cứu cánh. Do mặc ước chúng ta đặt ra cái tên vậy thôi. Tiền là dấu tích lịch sử, là sự phát triển sai lầm mà con người gặp phải.

Và người ta đã dùng giá trị của đồng tiền để đo lường giá trị con người. Tiền có chức năng trong kinh tế và trong tương quan chính trị. Người ta sử dụng đồng tiền và trải rộng ra khắp các quốc gia để đổi lấy quyền lực trong chính trị. Và người dân nếu muốn tìm lại quyền lực nầy cho mình thật là một việc không dể dàng.

Tiền không tự nó đẻ ra nhưng chính con người đã làm ra tiền. Nên lời kêu gọi tự do bình đẳng phải được thực hiện. Tất cả chúng ta đều có thể hưởng thụ và chia sẽ tất cả những gì chúng ta đã tạo ra. Có rất nhiều nhu cầu thích đáng với mọi người.

Có rất nhiều nhà khoa học, bác học trên thế giới đã tìm cách phát minh để lấy tiền từ cách sử dụng tiềm năng, tìm ra định hướng để đem lại lợi ích cho con người.
Nhưng bên cạnh đó con người cũng cần phải quan tâm đến sự trường tồn của quả đất nầy. Đây là một chuổi liên hệ móc xích lẫn nhau, ví như chúng ta biết khách hàng cần gì để đáp ứng nhu cầu của khách.

Phải cung cấp và cống hiến, đó là nhu cầu xã hội. Nghĩa là mọi người có mối liên hệ và ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau.Nếu mọi người phát huy tự thân của mỗi người chính là điều kiện tiên quyết để đem lại lợi ích cho nhân loại. Bởi nhìn chung tất cả đều tồn tại và phát triển trong mối liên quan của nhân loại và liên quan đến con người.

Ví như thực phẩm là để duy trì sự sống cho con người. Nhưng ngay trong thực phẩm cũng có những chất làm hủy hoại đời sống con người. Nên phương pháp chọn lựa phải xuất phát từ động cơ chính đáng, không nên vì lợi ích cho cá nhân mình.

Điều quan trọng nhất là phải có cái nhìn phóng khoáng, làm thế nào để giảm thiểu tối đa sự tiêu cực. Xét trên lảnh vực kinh tế, có rất nhiều khác biệt giữa con người và quốc gia. Họ xem đó là quyền tự do của họ mà quên đi những người nghèo khó. Đó là khe hở trên phương diện đạo đức và phương diện báo chí.

Thế nên phải có một thông tin thật rỏ ràng về vấn đề nầy. Nếu có phương pháp nào cụ thể cần cho mọi người biết và nếu như được sự đồng thuận của các khoa học gia sẽ tiến hành thực hiện.

Tinh thần đoàn kết rất cần thiết trong đời sống con người. Nếu chúng ta có thể xem tất cả nhân loại là anh em một nhà không có sự phân biệt giửa các quốc gia. Mỗi người đều có trách nhiệm chung cho sự an nguy của trái đất nầy.

Nên giáo dục chính là lĩnh vực đóng vai trò trọng yếu, đáp ứng cái tâm mình muốn làm gì? Chúng ta sống để làm gì? Cái gì là hạnh phúc của một quốc gia? Những điều đó nó không tìm thấy ở ngân hàng mà chính là ở tuổi trẻ và sự giáo dục.

Thế nên giáo dục là mục tiêu đầu tiên để giải quyết mọi vấn nạn trên toàn cầu. Sự nhận thức giửa thực tại so với cái nhìn của chúng ta phải bằng cái tâm chân thật, ý thức rỏ ràng sự an nguy của chính mình cũng là sự an nguy của người khác.

Trong sự biến chuyển của nhân loại, chúng ta phải có trách nhiệm trực tiếp và hành động chính đáng. Ở đây sự giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng nó giúp cho chúng ta hiểu rằng quả địa cầu mà chúng ta đang sống đây chính là căn nhà chung của nhân loại, của chính mình. Vì thế mà phải biết duy trì và bảo vệ sự sống trên trái đất nầy. 

T.M.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here