Trang chủ Về TTVHPG Liễu Quán Đón đọc ấn phẩm Liễu Quán số 12

Đón đọc ấn phẩm Liễu Quán số 12

252
0




Ấn phẩm Liễu Quán số 12 sẽ là một món quà đặc biệt có ý nghĩa cho tất cả bạn đọc và là món quà tặng bạn bè trong mùa Vu Lan, Phật lịch 2561.

“Nếu giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh đã gây nên những thảm cảnh không tránh khỏi của một cuộc nội chiến, thì cũng chính sự kiện này, đã mở ra cho dân tộc một điểm son đáng ghi nhận trong hành trình mở nước. Nếu không rơi vào thế bức bách hình thành một lực lượng đối trọng với Đàng Ngoài trong ý đồ ly khai của các chúa Nguyễn, thì tốc độ của sự nghiệp bình Nam sẽ không nhanh chóng đến vậy.

Lieu quan_Page_001.jpg
Bìa ấn phẩm Liễu Quán số 12 – Mỹ thuật: Mai Quế Vũ

Để có thể tạo dựng cơ ngơi bền vững với tư cách là một chính quyền độc lập, Nguyễn Hoàng đã từng bước tiệm tiến tách khỏi Đàng Ngoài, song song với việc tự cường bằng nhiều biện pháp. Chính ý đồ chiến lược có hoạch định ấy, mà việc chọn lựa trục tư tưởng điều hành đất nước của những người lãnh đạo xứ Đàng Trong đương thời, đã muốn minh chứng yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa sứ mệnh của mình, bằng xu hướng thiêng hóa hàng loạt các vị nữ thần bảo trợ cho chân chúa và cộng đồng cư dân xứ Đàng Trong.

Để làm được tất cả những điều ấy, thoạt tiên, người lãnh đạo phải tạo dựng và củng cố được đức tin trong bộ máy phủ chúa và bá tánh theo cùng. Đức tin ấy phải đóng vai trò là chất keo gắn kết mọi tầng lớp, tạo nên không khí an dân, để họ vững tâm bám víu điểm tựa trước sự chơi vơi và thách đố khó lường của vùng đất mới. Các chúa Nguyễn đã chọn Phật giáo và niềm tin dân gian ở những thần nữ sở tại (hóa thân từ Thiên Y Ana) như bà Dương, bà Yang, Bà Tơ, Bà Trời (áo xanh, áo đỏ), bà Thu Bồn… như những chiếc phao cứu sinh, tạo ra sự an sinh cộng đồng trong buổi đầu với bao lo toan thử thách.

Sự bao dung, chở che trong tinh thần của một người Mẹ lớn, mở rộng vòng tay nâng đỡ luôn là điểm tựa tinh thần khi con người xa xứ khởi đầu của cuộc sống mới. Phật giáo với hình ảnh tầm thanh cứu khổ cứu nạn của Bồ-tát Quan Thế Âm trong đời sống tâm linh vốn có của đám lưu dân, cộng tín với những niềm tin về các nữ thần sở tại của người tiền trú, đã hình thành nên bóng dáng của một đấng cứu rỗi vừa mang hạnh nguyện của một nữ thân Bồ-tát trong Phật giáo, vừa là một bà Mẹ lớn gắn liền với địa phương nơi mình đang sinh sống, đó chính là PHẬT BÀ.

Lieu quan_Page_026.jpg
Một trang trong chuyên đề của số này

Vì lẽ ấy, ranh giới phân định trong tâm thức dân gian về những nữ thần quyền năng với sự hóa thân của Quan Thế Âm Bồ-tát luôn bàng bạc, hòa trộn, trong đức tin lẫn quan niệm của họ, cho nên, tên gọi Phật Bà được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng cư dân ở đây là một giải pháp tự nhiên trong việc hình thành chiếc cầu nối kết, làm nhiệm vụ trùm lên đức tin của họ bằng một vị Phật mềm mại, nữ tính, mang sứ mệnh trải rộng tình thương mọi nơi, mọi lúc và cho mọi người, để xoa dịu bất an và hóa giải nguy biến… cùng những mối đe dọa khác thường xuyên xảy đến trong đời sống của họ. Đó cũng chính là mối quan hệ nảy sinh một cách dung dị giữa các nữ thần và Phật Bà mà chúng tôi muốn đề cập trong chuyên đề kỳ này: “Hình tượng Phật Bà – Nữ thần trong kế sách an dân thời mở cõi của các chúa Nguyễn– Đó là nội dung quan trọng trong ấn phẩm Liễu Quán số 12, nhân Đại lễ Vu lan – Báo hiếu 2017 được Ban Biên soạn viết ở lời giới thiệu.

Được biết, chuyên đề này do nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông chủ trì, cùng sự hợp tác của các cộng sự thuộc Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia VN tại Huế.

Trong chuyên mục Di sản – Tư liệu kỳ này cũng cho công bố một số phát hiện mới liên quan đến chùa Tây Thiền – ngôi cổ tự có niên đại tạo lập từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu tại Độn Án (Dẫn Khiêm sơn), thuộc địa bàn phường Thủy Xuân – Huế hiện nay; cùng những thông tin về ngài Minh Trí Thiện An – vị cao tăng trú trì chùa Tây Thiền, có nhiều đóng góp đối với Phật giáo Thuận Hóa dưới thời Ninh vương Nguyễn Phúc Thụ, cung cấp những tư liệu quý giúp người quan tâm có thêm thông tin bổ sung cho cái nhìn về lịch sử của đất nước và vai trò của Phật giáo thời mở cõi.

Lieu quan_Page_004.jpg
Nội dung của Liễu Quán số 12

Liễu Quán số 12 với sự có mặt của các tác giả Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thích Kiên Tuệ, Thích Không Nhiên, Nguyễn Hữu Thông, Thái Kim Lan, Trần Đình Hằng, Tâm Kiên,  Trần Đình Sơn, Lê Tự Hỷ, Nguyễn Phúc Vĩnh Ba… và nhiều tác giả khác trong các nội dung trên các chuyên mục thường kỳ như văn hóa, chuyên đề, Phật học, di sản – tư liệu, trên địa cầu xanh, Phật giáo với khoa học, sen hàm hiếu…

Lieu quan_Page_005.jpg

Lieu quan_Page_006.jpg

Lieu quan_Page_008.jpg

Lieu quan_Page_020.jpg

Lieu quan_Page_028.jpg

Lieu quan_Page_058.jpg

Lieu quan_Page_072.jpg

Lieu quan_Page_080.jpg

Lieu quan_Page_111.jpg

Lieu quan_Page_114.jpg

Lieu quan_Page_117.jpg

Lieu quan_Page_121.jpg

Lieu quan_Page_003.jpg

Liên hệ phát hành:

Tại Trung tâm VHPG Liễu Quán, 15A Lê Lợi, Tp Huế

Bảo tàng Phước Trang-114 Mai Thúc Loan-Tp Huế,

ĐT: 0543571961

Đạo hữu Nguyễn Đình Niêm, 35 Nguyễn Công Trứ, Tp Huế,

ĐT: 0914424168

Đạo hữu Cao Huy Hóa, 3 Trần Quang Khải, Tp Huế.

Tại TP.Hồ Chí Minh, liên lạc Nhà sách Hà Nội, 245 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1.

Tại Hà Nội, Phòng phát hành chùa Quán Sứ, 73 phố Quán Sứ. 

Ban Biên Soạn-Liễu Quán-Huế

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here