Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Di Sản Văn hóa Phật Giáo Hàn Quốc Kiểu Khắc Kim Loại...

Di Sản Văn hóa Phật Giáo Hàn Quốc Kiểu Khắc Kim Loại Đầu Tiên Của Thế Giới

171
0

Trong xã hội loài người từ xưa đến nay, nền văn hoá nào cũng có những công cụ và phương tiện vật chất đặc trưng cho thời đại của mình để xã hội, cộng đồng sinh tồn và phát triển. Trong số các công cụ và phương tiện vật chất ấy, sách là một sản phẩm diệu kỳ. Trong tiến trình văn minh của nhân loại, sách luôn luôn đóng vai trò là nguồn kiến thức, là phương tiện và là một công cụ để sáng tạo và nhận thức thế giới.

Từ xưa đến nay, chữ viết là cách thức quan trọng nhất để lưu truyền tri thức và thông tin. Vì vậy, việc tìm ra biện pháp để lại cho hậu thế chữ viết một cách chính xác và nhanh chóng là vấn đề quan trọng nhất kể từ nghìn xưa. Đặc biệt, việc phát minh kiểu khắc kim loại được coi là cải cách thông tin. Người phát minh kiểu khắc kim loại đầu tiên trên thế giới chính là người Koryeo (Cao Ly-고려-高麗).

 Bộ sách Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節) đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO)  ghi vào danh sách Ký ức Thế giới (Memory of the World Register) vào tháng 09 năm 2001, trong một nỗ lực nhằm bảo tồn di sản mang tính chất tư liệu của nó thành một di sản chung của nhân loại.

Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節) thường được viết gọn là Trực Chỉ (직지-直指), là tài liệu bằng chữ cổ nhất của thế giới được in bằng khuôn kim loại, có từ khoảng 70 năm trước khi cuốn kinh thánh Gutenberg của Đức được xuất bản vào năm 1455 (Ất Hợi). Bộ sách Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節) gồm tuyển tập các luận thuyết và bài giảng về Đạo Phật được biên soạn bởi Thiền sư Bạch Vân Thủ Đoan (白雲守端禪師 1025-1072).

Trang cuối của bộ sách Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節) là bộ sách lần đầu tiên được in theo kiểu khắc kim loại trên thế giới cho biết cuốn sách này được phát hành bao giờ, ở đâu. Trong trang cuối của cuốn sách Trực Chỉ có phần giải thích về thời gian và địa điểm phát hành cuốn sách là tháng 07 năm Đinh Tỵ (1377) tại Tổ đình Hưng Đức Tự (흥덕사-興德寺) ở khu vực lân cận Cheongju. Cuối cùng điều này cho biết thời gian và địa điểm mà cuốn sách lần đầu tiên được phát hành trên thế giới theo kiểu khắc kim loại.

Sự phát hiện của bộ sách Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節) đã thay đổi lịch sử thế giới vì trước đây, thế giới công nhận Gutenberg lần đầu tiên phát minh kiểu khắc kim loại trên thế giới và chế tác bản khắc kim loại đầu tiên từ năm 1452 đến năm 1455. Nhưng, dựa trên sự phát hiện trên, thế giới đã xác nhận cách đó 78 năm, một cuốn sách được phát hành theo kiểu khắc kim loại tại Tổ đình Hưng Đức Tự (Hung Deok sa) ở khu vực lân cận Thành phố Cheongju, Tỉnh Bắc Chungcheong, Hàn Quốc.

Bộ sách Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節) là giáo trình tiêu biểu để giảng dạy cho Tăng, ni các chốn Thiền môn Tự viện Phật giáo Bắc truyền. Tập cuối của bộ sách Bộ sách Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節) được Thư viện quốc gia Pháp tại Paris bảo tồn nguyên bản. Vậy tại sao Thư viện quốc gia Pháp lại bảo quản cuốn sách của Koryeo? Vào cuối thế kỷ thứ 19, thời kỳ Chosun, công sứ Pháp tại Hàn Quốc, ông Colin De Plancy đã thu thập các loại cổ thư của Hàn Quốc, bộ sách Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節) là một trong số những cổ thư này. Sau khi về Pháp, Plancy đã bán đấu giá các đồ vật của mình vào năm 1911 (Tân Hợi). Nhà sưu tầm cổ thư, ông Henri Vever đã mua Bộ sách Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節) và sau khi ông chết, bộ sách này được quyên góp cho Thư viện quốc gia Pháp vào năm 1950 (Canh Dần) theo di chúc của ông. Và vào năm 1972 (Nhâm Tý), cơ quan các cấp về sách tại Paris bao gồm Thư viện quốc gia Pháp đã tổ chức triển lãm để kỷ niệm ngày sách thế giới. Thư viện quốc gia Pháp đã tuyển dụng tiến sĩ Park Byung-Sun được Trường Đại học Sorbonne tại Pháp phong Tiến sĩ là nhà nghiên cứu đặc biệt và ông Park đã chuẩn bị tổ chức triển lãm. Trong quá trình đó, ông Park đã phát hiện “Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節)” ở nơi dành cho sách Trung Quốc.

Trên thực tế, các nhà sử học Hàn Quốc tiếp tục cho rằng Hàn Quốc phát minh kiểu khắc kim loại sớm hơn Đức vì hợp tuyển Đông Quốc Lý Tương Quốc Tập (동국이상국집-東國李相國集) do nhà văn hoá Koryeo, Lý Du Báo (이규보-李奎报) viết giải thích là triều đình Koryeo đã từng phát hành sách theo kiểu khắc kim loại vào năm 1234. Nhưng không có chứng cứ cụ thể nên giới học giả trên thế giới không công nhận sự thật này. Nhưng lúc đó, “Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節)” có thể chứng minh sự thật trên đã xuất hiện tại Pháp chứ không phải là Hàn Quốc. Cho đến hiện nay, người ta biết đến cuốn sách lần đầu tiên được phát hành theo kiểu khắc gỗ trên thế giới là kinh Phật của Shilla được phát hành vào năm 751. Như vậy, Hàn Quốc đã có kỹ thuật tối cao nhất trên thế giới trong cả hai kiểu khắc gỗ và kiểu khắc kim loại. Kiểu khắc gỗ mất nhiều chi phí và thời gian khi chế tác bản khắc gỗ. Ngoài ra, bản khắc gỗ nặng và khó bảo quản vì dễ bị nứt và bị mốc. Để bổ sung các điểm yếu của kiểu khắc gỗ, kiểu khắc kim loại đã xuất hiện. Theo kiểu khắc gỗ, sau khi khắc chữ trên bản gỗ, có thể in nhiều bản có nội dung giống nhau. Theo kiểu khắc kim loại, sau khi sắp chữ, có thể in nhiều bản có nội dung giống nhau. Nhưng khi in xong thì phân loại chữ và cho các chữ vào hộp chữ. Vì vậy, khi muốn lại in bản có nội dung giống như lần trước thì phải sắp lại chữ. Nhưng kiểu khắc kim loại có điểm mạnh là có thể in nhiều loại sách. Mặc khác, kiểu khắc gỗ phải làm bản khắc gỗ mới khi in cuốn sách mới.

Koryeo lần đầu tiên đã sử dụng kiểu khắc kim loại trên thế giới. Vậy, kỹ thuật in của Koryeo có ảnh hưởng tới những nước nào? Vào cuối thế kỷ thứ 16, Nhật Bản đã xâm lược Hàn Quốc và trong thời kỳ đó người Nhật đã cướp đoạt nhiều đồ gốm Triều Tiên (Chosun) và bắt cóc nhiều thợ gốm đưa về Nhật Bản đến nỗi cuộc chiến trên được gọi là chiến tranh đồ gốm. Ngoài đồ gốm, người Nhật đã cướp đoạt nhiều đồ vật quý báu và trong đó có các tác phẩm kim loại được khắc chữ. Do vậy, Nhật Bản có thể phát hành cuốn sách theo kiểu khắc kim loại Hàn Quốc từ năm 1593. Vậy, có khả năng kỹ thuật in theo kiểu khắc kim loại của Koryeo có thể chuyển tới Đức hay không? Vào tháng 06 năm 1997, Giám đốc Viện bảo tàng in Gutenberg tại Đức đã đến thăm Hàn Quốc và gặp gỡ Giám đốc Viện bảo tàng in tại Cheongju để thảo luận vấn đề kỹ thuật in của Hàn Quốc có ảnh hưởng tới Đức hay không. Giám đốc Viện bảo tàng Gutenberg đã thừa nhận có khả năng Koryeo ảnh hưởng tới Đức dựa trên giao dịch thương mại thông qua con đường tơ lụa và đề nghị hai Viện bảo tàng hợp tác nghiên cứu về việc này. Gutenberg đã học tập về kỹ thuật gia công kim loại trong 10 năm tại một đô thị thương mại quốc tế liên kết phương Đông và phương Tây. Sau đó, ông phát minh kiểu khắc kim loại. Tức là có khá nhiều khả năng kỹ thuật in của Hàn Quốc gây ảnh hưởng đến Gutenberg.

Nhưng rất tiếc, kiểu khắc kim loại của Koryeo không đóng góp vào việc đại chúng hoá tri thức bằng kiểu khắc kim loại của Gutenberg. Lý do “Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節)” thất bại trong việc cung cấp tri thức cho quần chúng là vì tiếng Hán có nhiều nét so với hệ thống chữ cái của châu Âu nên khi khắc chữ thì mất nhiều chi phí và cần nhiều nỗ lực. Vì vậy, Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節)”không được in nhiều cuốn và chỉ được sử dụng là giáo trình dành cho chư Tăng, ni trong các chốn Thiền môn Phật giáo. Nhưng kiểu khắc kim loại của Gutenberg đã được sử dụng để phát hành nhiều cuốn sách thực dụng và phát triển trở thành nền tảng văn minh phương Tây. Khi in cuốn sách, người Koryeo đã chế tác bản khắc kim loại trước và sau đó, cũng chế tác bản khắc gỗ. Phương thức như vậy đã được truyền lại đến năm 1910. Vì vậy, ở Hàn Quốc có “Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節)” được in theo kiểu khắc gỗ.

“Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節)” vốn có 2 bộ. Thư viện quốc gia Pháp chỉ bảo quản bộ cuối nhưng Hàn Quốc có cả hai bộ và mỗi bộ có ba cuốn. Do vậy, Hàn Quốc có thể hoàn toàn hiểu biết về nội dung “Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節)” . Trong đó có cuốn sách cung cấp thông tin quan trọng. Điều quan trong nhất là thời điểm cuốn sách được in là năm 1631. Người Hàn Quốc lại in “Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節)” theo kiểu khắc gỗ vào năm 1631. Điều này chúng minh là “Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節)” vẫn tồn tại ở Hàn Quốc sau khi kết thúc cuộc chiến tranh với Nhật Bản.

Hiện nay, thành phố Cheongju đang tiến hành phong trào tìm bộ đầu của “Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節)”  được in theo kiểu khắc kim loại. Bắc Triều Tiên cũng tham gia vào phong trào này. Tại sao người Hàn Quốc xem Trực Chỉ là quan trọng? Kỹ thuật in của Koryeo vào đầu thế kỷ thứ 13 đã có nhiều ảnh hưởng với văn hoá in sách của Triều Tiên (Chosun). Văn hoá in sách của Triều Tiên (Chosun) rất quan trọng trong lịch sử văn hoá Hàn Quốc. Ba di sản văn hoá trong ngành kỹ thuật in đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Bộ sách Sao lục Phật Tổ Trực chỉ Tâm thể (抄錄佛祖直指心體要節)  cũng là thành quả rất sáng tạo và đi đầu trong lịch sử văn hoá thế giới.          

Nguồn:daophatngaynay.com         

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here