Bởi vì sự nhầm lẫn về Đấng Thượng đế nên đã nảy sinh nhiều lúng túng chung quanh việc tìm hiểu nghĩa ý thích đáng cho ngữ từ cao quý Niết bàn (Nirvana). Niết bàn rõ ràng không phải là sự dập tắt hay sự tiêu diệt hoàn toàn. Nếu tìm hiểu kỹ sự thật về cuộc đời của Đức Phật, thì Niết bàn là sự dập tắt tuyệt đối tất cả những hèn hạ đê tiện, những tội lỗi xấu xa, những đồi bại thối nát dễ bị mua chuộc trong con người chúng ta. Niết bàn không giống như là sự yên lặng mang vẻ chết chóc, đáng sợ nơi huyệt mộ mà là sự tĩnh lặng sống động, hạnh phúc chảy tràn trong một tâm thức đã nhận biết được chính nó và biết tìm chỗ an trú cho chính mình ở giữa sự vĩnh hằng…
Đức Phật Gautama đã dạy thế gian hãy đối đãi bình đẳng với loài thấp sinh như đã đối với chính Ngài. Ngài cho rằng cuộc sống của cả những loài bò sát trên trái đất cũng quý báu như cuộc sống của chính Ngài. Quả là một giả thuyết kiêu căng, ngạo mạn khi cho rằng loài người là chúa tể và là chủ nhân tạo hoá của những loài vật bậc thấp. Hơn thế nữa, loài người được trời phú cho nhiều thứ cao cả hơn trong cuộc sống, họ được uỷ thác trông nom giới động vật thấp kém. Và các bậc Đại Hiền Nhân sống thể hiện chân lý trong chính cuộc đời mình.
Khi chỉ là một đứa bé, tôi đã từng đọc một đoạn văn trong quyển sách có tựa đề “Ánh sáng Á Châu” miêu tả cảnh đức Bổn Sư trên vai vác con cừu đứng trước các vị Bà La môn kiêu ngạo, những người đã cho rằng bằng cách hiến dâng máu của những con cừu vô tội này họ đã làm hài lòng Thượng đế, và Đức Phật đã nói với họ rắng hãy thử cúng tế chỉ một con trong bầy cừu xem sao. Sự hiện diện của Đức Phật đã làm mềm lòng trái tim sỏi đá của các Bà la môn. Họ trở lại tôn kính đức Bổn Sư và ném bỏ hết những con dao tội lỗi. Và nhờ đó, từng con một trong cả bầy cừu đã được cứu thoát.
Đức Phật nói, nếu bạn muốn thực hiện bất cứ sự hy sinh nào, hy sinh chính bạn, hay từ bỏ lòng tham lam, những ham muốn vật chất, và cả những tham vọng thế gian. Đó sẽ là một sự hy sinh cao thượng. Đạo lý của Ngài là chánh đạo, chánh ngữ, chánh tư duy và chánh hạnh. Ngài đã trao truyền cho chúng ta một đạo lý trọn vẹn. Và phạm vi đạọ lý này như Ngài đã vạch rõ nó vượt lên trên gia thế của con người. Tình yêu và lòng từ bi vô hạn của Ngài đối với các động vật bậc thấp, với đời sống thấp hèn nhất nhiều như đối với hữu tình chúng sanh. Và Ngài nhấn mạnh đến sự thuần khiết của cuộc sống…
Cuộc sống không phải là quá trình hưởng thụ mà là một mớ trách nhiệm. Điều mà để làm cho con người và thú tính trong con người không liên kết với nhau, cơ bản, cần phải có sự công nhận của con người về việc phải cần thiết đặt ra hàng loạt điều cấm kỵ, để kiềm chế dục lạc (những thú vui trần tục)…
Khảo sát kỹ đến hiệu năng vô hạn của tính bất bạo động hay Ahimsa. Rõ ràng, nó cao quý đến mức hơn cả ngọc ngà hay kim cương mà con người quý trọng. Nó có thể cứu lấy chính bạn và cứu lấy nhân loại nếu bạn biết cách sử dụng nó một cách sáng suốt.
Bất bạo động là một năng lực có công hiệu mạnh mẽ khi được hiểu và sử dụng một cách chính đáng. Hành vi của một người đàn ông hung bạo hoàn toàn có thể nhìn thấy, dù nó vẫn kéo dài. Nhưng, nó luôn ngắn ngủi, tạm bợ… nhất thời như cuộc tàn sát của Chenghis (Thành Cát Tư Hãn). Tuy nhiên, hiệu lực của những việc làm phi bạo động mà Đức Phật chủ trương vẫn mãi kiên trì và có khả năng lớn mạnh cùng thời đại. Và càng được thi hành, nó càng trở nên có hiệu quả và không hề biết mệt mỏi, và cuối cùng cả thế giới đều phải đứng lên la lớn vì kinh ngạc “ Phép nhiệm mầu đã và đang xảy ra”.
Tịnh Như dịch
(theo The Time of India, ‘Thời báo Ấn độ’ )