Trang chủ Phật học Chế phục sự khiếp sợ bằng Thiền Từ (Metta Bhavana)

Chế phục sự khiếp sợ bằng Thiền Từ (Metta Bhavana)

112
0

Là chiến tranh thì không có hòa bình? Hoặc hòa bình thì không có chiến tranh? Những câu hỏi này không phải là lối nói hoa mỹ, một cách chơi chữ tài giỏi. Khi làn sóng khủng bố được dấy lên nhằm về thế giới chúng ta đang sống và ngồi trước vô tuyến truyền hình, chúng ta sợ đến chết khi xem những hình ảnh khủng khiếp rùng rợn báo về, số người chết và bị thương tiếp tục tăng lên. Thậm chí khi những sự kiện bi thảm của con người được phơi bày bộc lộ, thì những câu hỏi này là những gì mà mọi hành giả đi tìm tâm linh tôn giáo cần phải tạm dừng để xem xét.

Sự khủng bố đã và đang tấn công thế giới chúng ta một cách đều đặn đáng sợ: Mumbai, Bali, New York, Madrid, London và bây giờ, một lần nữa lại Mumbai. Sự khiếp sợ và nỗi đau buồn không biết bao nhiêu lần đã thâm nhập khắp khả năng sống và không gian tâm thức của chúng ta. Trong một thời gian chúng ta đã bị sự kiện đó lấn át, nhưng sau loạt trận giao chiến đầu tiên,  chẳng có việc gì khác làm là lại tiếp tục sống cuộc sống của chúng ta. Cho đến khi một bộ phim truyền hình đầy kịch tính diễn lại trong một rạp hát gần chúng ta.

Nếu hòa bình là sự vắng mặt của chiến tranh, thì quả thực chẳng có việc gì mà một cá nhân có thể làm ngoại trừ thảo luận biện pháp để ngăn chận chiến tranh và tìm cách vượt qua sự khủng bố. Nhưng nếu chúng ta có thể xem chiến tranh là sự vắng mặt của hòa bình (giống như bản thân bóng tối không phải là một thực thể mà chỉ là một sự vắng mặt của ánh sáng) thì hành động cá nhân sẽ có dịp phát huy một cách bất ngờ. Vì một cá nhân riêng rẽ cũng có thể đánh diêm và thắp đèn để xua tan bóng tối.Vậy thì, cho dù bóng tối xung quanh bạn có thể lan dần lên, công việc của bạn là hãy cứ duy trì ngọn lửa của chính bạn. Với hòa bình cũng vậy. Mỗi mọi người đều có thể nuôi dưỡng và hướng tới hòa bình, sự hiểu biết an toàn tin cậy được rằng nơi nào mà hòa bình thắng thế thì nơi đó sẽ không có chiến tranh.

Hạnh từ bi của Phật giáo là một mô hình đạo đức phù hợp cho thời buổi khó khăn của chúng ta. Metta (Tâm từ) đòi hỏi phải chủ ý trau dồi lòng thương yêu đối với tất cả chúng sinh. Khi ngồi thiền, hành giả bắt đầu với ý niệm: Xin cho tôi được hạnh phúc, được khỏe mạnh. Sau đó, sự chú ý được tập trung lần lượt vào một người bạn, một người trung lập, kẻ thù và rồi thì tất cả chúng sinh. “Cầu cho tất cả chúng sinh không còn chịu sự đau đớn về tâm trí / Cầu cho tất cả chúng sinh được giải thoát khỏi nỗi đau về thể xác. Cầu mong  tất cả chúng sinh hãy giữ gìn hạnh phúc của chính mình”.

Tiếp theo, hành giả bộc lộ thiện chí hướng về mười phương tám hướng trên dưới thượng hạ cố gắng bao gộp trong sự quán tưởng của mình tất cả mọi thứ, các hạng người, và mọi nền văn hóa, bao gồm cả người xấu và người tốt, kẻ tội phạm lẫn nạn nhân. Một bài thơ ngâm vịnh nói về lòng từ bi mà qua đó có thể nắm bắt được yếu nghĩa của Từ Bi: “Cũng giống như một người mẹ có thể bảo vệ đứa con của mình / với cuộc sống của mình, với đứa con duy nhất của mình/ với tất cả chúng sinh cũng như vậy/ hãy để cho chúng sanh tu dưỡng tâm ý vô tận/ Hãy để cho tư tưởng nhân ái đến với tất cả thế giới / được nuôi dưỡng bất tận / trên, dưới và chung quanh /không bị ngăn cản, không có sự căm ghét hay sự thù hằn “.

Từ bi tâm (Metta ) là sự liên kết cơ bản nhất được thừa nhận mà chúng ta có đối với người khác, cùng sẻ chia một khát vọng tìm cầu sự viên mãn và vượt qua khổ đau.  Từ bi tâm  là một thái độ công nhận rằng tất cả chúng sinh có thể cảm thấy tốt hay cảm thấy xấu, và rằng nếu được chọn lựa nhất định sẽ chọn cái trước hơn là cái sau. Từ bi tâm là sẳn sàng quan sát thế giới dựa trên quan điểm của người khác, là “đi bộ một dặm đường trong đôi giày của người khác” (nghĩa là  bạn nên cố gắng hiểu một người nào đó trước khi chỉ trích họ). Từ bi tâm  là cố gắng gieo hòa bình ở ngay nơi mà chiến tranh bắt đầu – trong tâm trí của con người. Từ bi tâm cho phép chúng ta đi trên con đường hòa bình và hòa hợp thông qua sự hiểu biết, tư tưởng vị tha và tình yêu thương.

Tịnh Như dịch “The Times of India

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here