Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Các nhà khoa học trong nỗ lực tìm lời giải về sự...

Các nhà khoa học trong nỗ lực tìm lời giải về sự bất hoại của nhục thân đức Lạt Ma Hambo Lama Itigilov ở Buryatia-Nga

121
0

Các khoa học gia và chuyên gia về thần học từ khắp nơi trên thế giới trong nỗ lực tìm lời giải về sự bất hoại của nhục thân đức Lạt Ma Hambo Lama Itigilov được xưng tụng với danh xưng “Vị Bồ Tát, nhà tiên tri của Buryat”. Khoảng 150 khoa học gia chuyên ngành từ các quốc gia Âu Châu, Mông Cổ và Nga cùng tham gia một hội thảo quốc tế lần đầu tiên trong lịch sử tại Trung Tâm Phật giáo truyền Thống Nga ở Ivolginsky Datsan gần Ulan Ude, thủ phủ của vùng tự trị Buryatia-Nga về “ Sự bất hoại của nhục thân đức Lạt Ma Pandito Hambo Lama Itigilov”



Đức Lạt Ma Hambo viên tịch vào năm 1927 trong tư thế toạ thiền hoa sen. Nhục thân của ngài yên hằng trong bảo tháp suốt trên 75 năm, cho đến năm 2002, khi mở nắp áo quan, các vị sư môn đồ của ngài nhìn thấy nhục thân của tiên sư vẫn không hề bị hư hại, hay thối rửa theo thời gian.


Nay thì nhục thể của ngài được trân trọng bảo quản ở một nơi đặc biệt và là một bảo vật thiêng liêng cần được nghiêm cẩn giữ gìn. 


Các môn đồ của ngài tin rằng vị ân sư của mình đã nhập định vào Pháp giới tính, vào sự thanh tịnh tuyệt đối, vào bản thể sáng suốt không sinh không diệt của vạn pháp, điều đó lý giải tại sao trong khoảng khắc tối hậu của giây phúc trước khi an trụ vào Vô dư y niết bàn, trong thiền định thâm sâu, ngài đã sử dụng năng lượng thượng thừa của mình để gội rửa và chuyển hoá toàn bộ nhục thể sang một dạng thức bất hoại diệt, ít nhất là trong một phạm vi nào đó. Các chuyên gia thì lại vò đầu bức tai không hiểu tại sao một vài phần trên cơ thể của vị Lạt Ma này hoàn toàn y hệt trạng thái của những người đang còn sống, đang thở… 


Các tham dự viên trong hội nghị quốc tế này gán cho đức Lạt Ma Hambo cái tên là “ Vị Bồ tát, nhà tiên tri của Buryat” 


Các nhà thần học ở Buryat đã tìm thấy một quyển sách được viết với ngôn ngử cổ Mông Cổ theo phong cách hết sức bóng bẩy và nhiều uyển ngữ. Đức Lạta Ma Balda Lama Bazarov đã phát biểu trong hội nghị rằng sự giải mã của quyển sách đã bắt đầu được thực hiện ngay sau khi nó được phát hiện. 


“Phải mất hai năm trời mới lần được đầu mối của một phần thông điệp trong cuốn sách cổ này mà trong đó đức Lạt Ma Hambo đã tiên đoán những sự kiện sẽ diễn ra trong thập niên 20 và 30 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều triết gia Phật học cho rằng việc giải mã của cuốn sách này chưa thực sự rõ ràng. Các thông điệp, bản thân nó đã chứa quá nhiều sự tối nghĩa và cho ta lầm tưởng về một từ có chứa nhiều ẩn ý” đức Lạt Ma Baldan giải thích. 


Chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Học viện Nhân văn quốc gia Nga, Tatyana Strizhova, phát biểu “Ông ấy thực sự là một nhà tiên tri lỗi lạc của Buryat. Nếu chúng ta có thể giải mã toàn bộ thông điệp chứa đựng trong cuốn sách cổ này, chúng ta sẽ đạt được một  trong những kho báu kiến thức đồ sộ nhất của nhân loại” 


Theo huyền sử kể lại, năm 75 tuổi, vị Lạt Ma Hambo Lama Dashi-Dorzho Itigilov 12 đã yên tỉnh toạ thiền trong tư thế hoa sen và nhập tịch vào năm 1927. Các môn đồ đã giữ nguyên tư thế của ân sư và đặt vào trong áo quan bằng gổ thông, rải muối lên nhục thể và an táng ngài trong nghĩa trang.




Đức Lạt Ma Pandita Hambo Lama Dashi-Dorzho Itigilov 12 khi ngài còn tại thế. Ảnh: Buddhistchannel 


Viện trưởng Viện nhận dạng thuộc Trung Giám định Pháp y Bộ Y tế Nga, Giáo sư Viktor Zvyagin khẳng quyết rằng cơ thể của đức Lạt Ma Hambo không có gí khác so với một cơ thể chết cách đây 12 tiếng đồng hồ. Zvyagin cùng các cộng sự đã nghiên cứu và phân tích kỷ lưỡng các mẫu tế bào và các mô từ nhục thân bất hoại của ngài: đó là  các mẫu tóc rụng từ đầu vị Lạt Ma, lớp da bị bóc ra, và các móng chân. Chúng được đem so sánh với các mẫu tế bào của người sống, thậm chí với các tế bào mô của vị giáo sư Zvyangin nữa; và các nhà bác học đã đi đến kết luận rằng các cấu trúc protein của đức Lạt Ma không có gì thay đổi và tương hợp với các tế bào cấu trúc protein của người sống. Kết quả phân tích hoá học về nhục thân của ngài đã đưa ra một nhận định xác đáng nhưng đặt ra một nghi vấn cho các nhà khoa học: Họ không thể lý giải tại sao nhục thân của đức Lạt Ma không hề chứa bất kỳ một thành phần hoá học nào dù là nhỏ nhất. 


Tờ báo kỷ thuật và công nghệ mới Versiya dẫn lời nữ giáo sư Galina Yershova, Đại học Nhân văn quốc gia Nga, người cũng đã tham gia chuyên sâu nghiên cứu nhục thân của đức Lạt ma phát biểu “Itigilov chắc chắn là không còn sống vì ông ấy không thể đứng lên và đi  lại như chúng ta. Tuy nhiên, khi rời khỏi thế giới này, ông đã nhập vào một trạng thái thiền định rằng không phải ông ấy chết như chúng ta vẫn thấy đối với tất cả các cơ thể sống, mà có thể ông ấy ở trong một vài trạng thái náo đó của thân và tâm. Những kết quả nghiên cứu cho phép chúng ta khẳng quyết rằng, vào thời khắc chuyển giao giữa hai trạng thái tâm lý, đức Lạt Ma đã chuyển hoá toàn bộ thân – tâm vào một trạng thái mà  thuật từ của khoa học gọi là “Tiềm sinh”(Tiềm sinh là trạng thái sinh lý của sinh vật làm giảm cường độ trao đổi chất đến mức thấp hoặc không thể đo đạc, quan sát được) 


Nữ giáo sư tin rằng “Đức Lạt Ma được an táng trong trạng thái sống “tiềm sinh” và vẫn duy trì trạng thái này cho đến khi chúng ta chuyển ngài ra khỏi nơi ngài yên nghỉ. Điều này diễn ra hết sức sống động trước sự chứng kiến của chúng ta”  


Theo xác nhận từ phía các chuyên gia, thì không có bất kỳ một tác nhân bảo quản hay một chất hoá học  nào được sử dụng để bảo quản cơ thể đức Lạt Ma. Việc phân tích tế bào dựa vào phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân đã chỉ ra rằng các nhân tế bào và trạng thái của tế bào chất trong cơ thể ngài là đóng so với các trạng thái của một sinh vật sống. 


Mặc dầu đức Lạt Ma Pandito Hambo không phải là trường hợp duy nhất, ngài không phải là một “Phật tử bất hoại” độc nhất vô nhị, các nhà khoa học ở Việt Nam đã từng thành công trong việc phục chế hai pho tượng táng của hai thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, Thực chất đó là di hài của hai nhà sư viên tịch trong tư thế ngồi thiền nguyên dạng đã từng sống và trụ trì chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Tây) vào thế kỷ 17 (Hai pho tượng táng của hai vị thiền sư danh tăng của Việt Nam được trùng tu và hoàn thành vào ngày 29 tháng 11 năm 2003, là kết quả làm việc không biết mệt mỏi của nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam mà đứng đầu là giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Cường


Không giống như Thiền sư Vũ Khắc Minh, nhục thân của Itiglov vẫn chưa bị biến dạng và trãi qua bất kỳ sự tàn phá náo về mặt vật lý. Hơn nữa, khi da của đức Lạt Ma vô tình bị trầy xước, một chất như huyết đông rỉ ra khỏi bề mặt lớp da. 


Đức Dashi-Doizho Itigilov từng là chủ tịch Hội Phật tử vùng Đông Si-bê-ri từ năm 1911 đến năm 1917. Ngài là một triết gia, một bác sĩ lừng danh thời bấy giờ. Ngài đã dành hết đời mình sống và phụng sự Phật giáo ở Buryatia và chỉ rời Si-bê-ri một lần để tham dự lễ kỷ niệm 300 năm của Trung tâm Phật học ở Romanov. 


Trong suốt đệ nhất thế chiến, ngài đã điều hành bệnh viện phục vụ chiến tranh và được truy phong nhiều danh hiệu cấp nhà nước. Ngài đã thành biểu tượng của nhiều câu chuyện truyền thuyết viết về cuộc đời của ngài. Một trong những câu chuyện mà người ta cho rằng ngài có phép thần thông như Chúa Giê-Su là có thể đi trên nước. 


Các Phật tử vẫn luôn xem ngài là một người hằng sống trong một trạng thái đặc biệt của thân và tâm. Báo chí ca ngợi ngài là hiện thân của một Bồ Tát với trái tim đầy lòng từ bi, một lòng trắc ẩn cảm thông nỗi thống khổ của mọi chúng sanh để sẳng sàng thị hiện giúp đở. “Đó là một hiện thân hoàn hảo của hạnh nguyện từ bi, ngài có thể thị hiện để cảm hoá và khai phóng mọi chúng sanh đang trầm luân trong khổ ải, và rồi thì ngài đã an nhiên thường trụ trong tự tánh thanh tịnh của Niết bàn trích dẫn từ nguồn tin của tờ Newsru.com. 




  • Tâm Đức (Theo http://budddhistchannel.tv)


BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here