Trang chủ Phật học "Bảo vệ môi sinh"

"Bảo vệ môi sinh"

115
0

Cái dũng của con người không phải là khả năng chinh phục vạn binh bên ngoài và chinh phục thiên nhiên, mà chính là khả năng nhiếp phục và đoạn trừ những hạt giống phiền não đang lưu trú và hoạt động từ chiều sâu tâm thức của chính ta.

Phiền não đã làm cho môi trường của tâm ta ô nhiễm và khiến cho lời nói của ta không có trong sáng, không có từ hòa và khiêm cung, dẫn tới ô nhiễm môi trường sinh hoạt của gia đình và xã hội, và đã tạo ra những thác ghềnh, hầm hố giữa con người và con người, giữa con người và cảnh vật và cũng chính vì phiền não đã làm cho môi trường nơi tự tâm ta ô nhiễm, khiến cho những hành động của ta không có trí tuệ và từ bi, dẫn đến sự ô nhiễm môi trường sinh hoạt của gia đình, xã hội và thế giới của chúng ta.

Tình trạng đời sống gia đình và xã hội của chúng ta bất ổn, có nhiều tệ nạn xảy ra không phải do thiếu những tiện nghi vật chất mà do không biết sử dụng vật chất với một tâm hồn không ô nhiễm.

Niệm Phật là một trong những phương pháp làm cho bụi bặm phiền não nơi tâm ta lắng yên, làm cho môi trường hoạt động của tâm ta trong sạch, khiến cho ta đi đứng nằm ngồi trong tỉnh giác, nói cười trong từ bi và đối xử với nhau trong hỷ xả.

Chúng ta hãy nhắc nhở nhau phát khởi đại nguyện niệm Phật mỗi ngày, để mỗi ngày bụi bặm phiền não trong tâm thức ta được tiêu trừ và lắng yên, khiến cho môi trường hoạt động trong tâm thức ta càng ngày càng trở nên trong sáng và thuần tịnh, để cho sự bảo vệ môi trường trong sáng ở nơi thế giới của chúng ta không phải là những điều khoản của hiệp ước, không phải là những luật lệ và những hình phạt mà chính là những tiếng niệm Phật khởi sinh từ ý thức tỉnh giác và đại nguyện từ bi một cách sinh động.

Trích Trong con mắt thiền quán

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here