Trang chủ Phật giáo khắp nơi Ban Văn hóa Phật giáo Trung ương thăm và làm việc tại...

Ban Văn hóa Phật giáo Trung ương thăm và làm việc tại Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An

86
0

Đoàn do Hòa thượng Thích Trung Hậu, Trưởng Ban Văn hóa Phật giáo Trung ương làm trưởng đoàn cùng chư tôn Hòa thượng Thích Hải Ấn, Phó Ban Thường trực Ban Văn hóa Trung ương; Hòa thượng Thích Quang Nhuận, Phó Ban VHTW; Hòa thượng Thích Phước Toàn, Ủy viên; Hòa thượng Thích Quán Chơn, Ủy viên; ĐĐ. Thích Phước Đạt, Thư ký đoàn cùng chư Tăng và cư sĩ Phật tử.

1. Tại Quảng Bình:

Đoàn đã được Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp, Trưởng Ban Trị sự nồng nhiệt tiếp đón tại văn phòng Ban Trị sự (chùa Đại Giác). Trong phần báo cáo, Hòa thượng cho hay tình hình Phật giáo Quảng Bình vẫn còn nhiều khó khăn. Ban Trị sự mới thành lập, nhân sự còn rất mỏng, trong thời gian tới, cụ thể là nhiệm kỳ tới Ban Trị sự sẽ cung thỉnh thêm các Tăng Ni đang tu học tại các tỉnh thành (TT Huế, Lâm Đồng…) về tham gia Phật sự.

Trước mắt, Ban Trị sự đang tập trung sức lực để vận động và khẩn trương xây dựng chùa Đại Giác, trụ sở Văn phòng Ban Trị sự. Theo Hòa thượng mặc dù còn rất tạm bợ, chùa lợp mái lá nhưng hàng đêm cũng đã có hàng trăm bà con Phật tử đến tu học, tụng niệm.

Theo báo cáo của Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp thì Phật giáo đã có mặt tại tỉnh Quảng Bình đã hơn 500 năm, kể từ khi vua Trần Nhân Tông lập am Tri Kiến (chùa Hồng Phúc) và phát triển rất mạnh qua các thời kỳ, và trong thời gian Pháp thuộc, Phật giáo Quảng Bình mới bị suy tàn và. Hiện tại trên toàn tỉnh Quảng Bình có trên 100 ngôi chùa. Hầu hết các ngôi chùa tại Quảng Bình bây giờ nằm trong sự quản lý của các địa phương; Hòa thượng cũng đã đề xuất với Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội là đề nghị Trung ương can thiệp để các địa phương trả chùa lại cho Ban Trị sự quản lý.

Một số ngôi chùa đang trong quá trình phục hồi, trùng tu sửa chữa, tuy nhiên Hòa thượng cũng đã cho biết tình hình phục hồi tùy tiện không theo một chuẩn mực chung, không theo mô hình kiến trúc truyền thống đang phát triển tràn lan Ban Văn hóa Phật giáo Trung ương cũng cần có kế hoạch để phê duyệt quy hoạch chùa trước khi khởi công trùng tu.

Nhân việc sắp đến chùa Đại Giác cho chú tạo một pho tượng Bổn Sư Thích Ca bằng đồng lớn Hòa thượng cũng đã có đề xuất Ban Văn hóa Phật giáo Trung ương cần có văn bản xét duyệt maket các pho tượng lớn có tính công cộng theo một khuôn mẫu chuẩn, đúng với truyền thống Phật giáo Việt Nam…

Hòa thượng Thích Trung Hậu phát biểu ghi nhận toàn bộ những đề nghị, đề xuất đóng góp của Ban Trị sự THPG Quảng Bình, Hòa thượng cũng đã chỉ đạo Ban Trị sự mà đặc biệt là Ban Văn hóa Phật giáo tỉnh cần sớm triển khai thực hiện sách Lịch sử Phật giáo Quảng Bình (Danh Tăng, Tiền bối hữu công…)

Hòa thượng cũng đề nghị Ban Trị sự và Ban văn hóa cần triển khai lập hồ sơ những ngôi chùa và những di vật, hiện vật văn hóa Phật giáo tại các địa phương tỉnh Quảng Bình để trình lên Ban Văn hóa có kế hoạch bảo vệ và phục hồi sớm nhất.

Ảnh làm việc tại Quảng Bình:

2. Tại Hà Tĩnh:

Đoàn đã đến thăm và làm việc tại chùa Trúc Lâm Thanh Lương. ĐĐ. Thích Viên Như, Phó Ban Trị sự cùng chư Tăng và cư sĩ Phật tử trong Ban Trị sự đã thân mật tiếp đoàn.

Theo báo cáo, hiện Hà Tĩnh có khoảng 80 ngôi chùa tham gia hoạt động dưới sự quản lý của Ban Trị sự. Và có khoảng 350 ngôi chùa cổ đã xuống cấp, hư nát hoạt mất dấu đang rất cần được lập hồ sơ và phục hồi. Hiện các bộ phận đang triển khai điền dã để thực hiện danh bạn chùa Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh di sản của Phật giáo còn lại chủ yếu là hệ thống tượng thờ từ thời Lê Nguyễn, một số pháp khí rất ít nằm rải rác tại các địa phương…

Tại đây, Hòa thượng Thích Trung Hậu đã chỉ đạo cần sớm thực biên soạn sách Lịch sử Phật giáo Hà Tĩnh. Hòa thượng cũng chỉ đạo cần nghiêm túc trong các hoạt động quan hệ, ban giao cung thỉnh chư tăng trong và ngoài nước về giảng đạo…Và nhất là phải hướng dẫn Phật tử tu học đúng theo truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam, huyến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam…

ĐĐ. Thích Viên Như cho biết, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hà Tĩnh được thành lập năm 2007, với nhân sự còn rất mỏng, thiếu kinh nghiệm nên nhiều Phật sự còn tồn động, trong đó hoạt động Văn hóa Phật giáo rất ít được quan tâm.

Hiện, Ban Trị sự đã quyết định chọn chùa Hổ Độ để thành lập Trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh và có khoảng 50 ngôi chùa đang trong quá trình trùng tu xây dựng.

Ảnh làm việc tại Hà Tĩnh:

3. Tại Nghệ An:

TT. Thích Thọ Lạc, Phó Ban Trị sự và quý vị trong Ban Trị sự đã tiếp đoàn và báo cáo cho biết, Ban Trị sự vừa được ra mắt hơn 1 tháng với 11 thành viên, đã có 6 vị có quyết định bổ nhiệm Trú trì tại các chùa trong tỉnh. Thượng tọa cho biết, trước đây tại Nghê An có khoảng hơn 500 ngôi chùa, trải qua thời gian và chiến tranh, chùa đã bị hư hại và mất rất nhiều; Hiện đã có 24 ngôi đang được phục hồi và rất nhiều ngôi khác đang trong quá trình làm thủ tục để xin phục hồi.

Địa bàn Nghê An rất rộng, Phật giáo hiện diện nhiều tại các địa phương nhưng với nhân sự mỏng nên Ban Trị sự cũng gặp nhiều khó khăn trong nhiều Phật sự về Tăng sự, về Hoằng pháp, về Văn hóa…

Dự kiến trong 5 năm tới sẽ xây dựng chùa Đại Tuệ và chùa Giám thành hai trung tâm lớn cũng như xây dựng Trụ sở Văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An. Và đặc chỉ tiêu ít nhất mỗi huyện thị phải có một trung tâm, một trụ sở văn phòng Ban Đại diện Phật giáo huyện.

Trong nhiệm kỳ nầy, Ban Trị sự sẽ từng bước kiện toàn về mặt nhân sự, phương hướng, định hướng hoạt động.

Thượng tọa cho biết hiện nay có rất nhiều ngôi chùa tại Nghệ An phải làm mới, nên rất cần có sự sâu sát hỗ trợ, phê duyệt, chỉ đạo từ các ban nhành Trung ương và địa phương về quy hoạch tổng thể, bản vẻ thiết kế theo đúng mô hình kiến trúc chùa đúng truyền thống và mang tính thời đại để mỗi ngôi chùa không chỉ là nới phục vụ tín ngưỡng mà còn là thể hiện tính ứng dụng của Phật giáo trong thời kỳ mới…

Sẽ khảo sát, thực địa lập hồ sơ toàn bộ hệ thống chùa tại Nghệ An để xem ngôi nào có thể phục hồi được, ngôi nào đã mất hoàn toàn để biết được dấu ấn, dấu tích của tiền nhân.

Thượng tọa rất mong Ban Văn hóa Trung ương có những chỉ đạo để  Ban Trị sự có kế hoạch định hướng các hoạc động văn hóa Phật giáo tại Nghệ An tốt nhất, có hiệu quả nhất.

Hòa thượng Thích Hải Ấn tán thán tinh thần làm việc của Ban Trị sự, nhất là những hướng hoạt động về mặt văn hóa Phật giáo, kiến trúc, sửa chữa, trùng tu chùa chiền…

Hòa thượng nhấn mạnh một số công tác mà Ban Trị sự, ngành văn hóa cần phải làm trước mắt là:

– Nghiên cứu, nắm vũng các vấn đề về lịch sử Phật giáo tại địa phương

– Triển khai biên soạn sách Lịch sử Phật giáo Nghệ An (Danh Tăng, Các Tiền bối hữu công…)

– Tìm hiểu, nghiên cứu các vị danh tăng để đề xuất chính quyền tỉnh đặt tên đường

– Lên kế hoạch phối hợp Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội tổ chức Tuần Văn hóa Phật giáo

Ảnh làm việc tại Nghệ An:

 N.N 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here