Trang chủ Phật giáo khắp nơi Ban Văn hóa Phật giáo Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định vẫn...

Ban Văn hóa Phật giáo Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định vẫn còn nhiều Phật sự chưa làm được

108
0

Tại Thanh Hóa:

Đoàn đã thăm và làm việc tại Văn phòng Ban Trị sự (chùa Thanh Hà); ĐĐ. Thích Tâm Định, Phó Ban Trị sự, Trưởng Ban Văn hóa THPG Thanh Hóa tiếp đoàn và báo cáo tình hình Phật sự tại tỉnh nhà.

Theo báo cáo, Thanh Hóa là một tỉnh có địa bàn rộng với 24 huyện, thị trong khi đó Ban Trị sự chỉ có 10 vị và cũng mới thành lập được 14 Ban Đại diện Phật giáo của 14 huyện.

Theo lịch sử, và nhiều sử liệu thì Thanh Hóa có một địa danh là núi Trường Lệ, một địa danh được cho là nơi mà Phật giáo truyền vào Việt Nam sớm nhất, trước cả Luy Lâu.

Cũng theo sử liệu, Thanh Hóa có hơn 400 ngôi chùa nhưng qua thời gian, và chiến tranh đến nay  có rất nhiều chùa hư hại và mất dấu. Tỉnh đã cấp phép trung tu, phục hồi được 14 ngôi, trong đó có nhiều ngôi chùa được cấp đất mới.

Tín ngưỡng văn hóa tâm linh ở Thanh Hóa mang đậm dấu ấn của tam giáo đồng nguyên (Phật Lão Nho). Kiến trúc chùa chiền ở Thanh Hóa cũng mang dấu ấn pha trộn của các vùng miền mà đặc trưng nổi bật vẫn là lối kiến trúc chùa Bắc (kiểu chữ Đinh) và trong chùa thờ rất nhiều tượng. Vật liệu chủ đạo kiến trúc là gỗ, đá.

Ở Thanh Hóa nghề đúc đồng có truyền thống từ lâu đời và phhệ thuật đúc cũng phát triển ngày mỗi tinh xảo, tuy nhiên chùa chiền chủ yếu sử dụng đúc các pháp khí như chuông, khánh…

Hiện tại, văn hóa Phật giáo Thanh Hóa có sự đan xen của cả 3 miền Bắc-Trung-Nam

Tại Ninh Bình

Đoàn đã đến thăm và làm việc với Ban Trị sự tại chùa Phúc Chỉnh; Hòa thượng Thích Thanh Đàm, Trưởng Ban Trị sự và chư tôn đức đã tiếp đoàn.

ĐĐ. Thích Thanh Nguyện, Trưởng Ban Văn hóa Phật giáo tỉnh Ninh Bình đã báo cáo sơ lược về những nét đặc trưng văn hóa Phật giáo tại tỉnh nhà.

Theo đó, Ban Trị sự đã có 23 thành viên, có 8 Ban Đại diện Phật giáo các huyện.

Hiện Ninh Bình có 270 Tăng, Ni và có 350 ngôi chùa đang sinh hoạt, trong số đó có trên 50% ngôi chùa đã có sư trụ trì, hướng dẫn Phật tử tu học

Ban Văn hóa đã tổ chức thành công cuộc hội thảo Phật giáo thời Đinh-Tiền Lê; thành lập được các ban Văn nghệ Phật giáo tại các địa phương để phục vụ trong các kỳ đại lễ.

Hiện có kế hoạch mà Ban Văn hóa đang triển khai như nghiên cứu, sưu tầm lịch sử chùa, tự viện tại Ninh Bình, nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa, cổ vật, pháp bảo, pháp khí của Phật giáo Ninh Bình.

Đại đức cũng đã có đề xuất, hiện các thành viên Ban Văn hóa tỉnh Ninh Bình còn yếu, thiếu kinh nghiệm nên gặp nhiều khó khăn trong các Phật sự nghiên cứu, điền dã, sưu tầm, lập hồ sơ cũng như xét duyệt các quy hoạch, mô hình kiến trúc chùa tháp, tượng …vì vậy đề nghị Ban Văn hóa Trung ương có kế hoạch mở các khóa tập huấn, hội thảo chuyên sâu để bổ túc cho các Ban Văn hóa tại các địa phương tỉnh, thành trong cả nước.

 

Tại Nam Định

Đoàn đã đến thăm và làm việc với Ban Trị sự tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định tại Trúc Lâm Thiên Trường; Hòa thượng Thích Hạnh Nghiêm, Trưởng Ban Trị sự cùng chư đại đức trong Ban Trị sự đã thân mật tiếp đoàn.

Đại đức Thích Quảng Hà, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự đã báo cáo tình hình Phật sự và các hoạt động văn hóa Phật giáo tại Nam Định. Tại Nam Định có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên Chúa, Tin Lành trong đó Phật giáo chiếm hầu hết dân chúng, tuy nhiên giữa các tôn giáo có mối liên hệ thân mật hòa hảo cùng cộng tác để thực hiện chủ trương "tốt đời đẹp đạo".

Hiện Nam Định có trên 700 ngôi chùa và trên 700 Tăng Ni,

Nam Định hiện có 10 Ban Đại diện Phật giáo các huyện và có 5 trường Hạ với hầu hết Tăng Ni ăn cư theo truyền thống tập trung 3 tháng hạ.

Nam Định hiện đã đưa Văn phòng Ban Trị sự về chùa Trúc Lâm Thiên Trường, đây là địa danh gắn liền với thời đại nhà Trần.

Chùa Trúc Lâm Thiên Trường quy hoạch quy mô là một trung tâm hành chánh, văn hóa, giáo dục, từ thiện xã hội, hoằng pháp…của Phật giáo Nam Định. Tại đây hiện đang trong giai đoạn thi công hoàn thiện các hạng mục chánh điện, và đặc biệt chuẩn bị chú tạo rót đồng pho tượng Bổn sư thuyết pháp bằng đồng nặng 160 tấn với tổng trị giá trên 70 tỷ đồng.

Chùa cũng đã có ý thức phục chế, bảo tồn Vạc Minh Đỉnh (một trong An Nam tứ đại khí) và cho đúc tượng Tam Tổ Trúc Lâm cũng như tượng đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Nam Định cũng đang tiến hành lập danh sách các chùa, tự viện, diện tích sử dụng, mô hình kiến trúc, hệ thống tượng thờ…các chùa trong tỉnh. Bởi Nam Định là một tỉnh có nhiều di tích lịch sử Phật giáo, nhiều lễ hội truyền thống (như hội chùa Phổ Lễ, chùa Keo…)

Năm 2012 Ban Trị sự và Ban Văn hóa sẽ tổ chức cuộc hội thảo 750 năm Nhà Trần….

Tại các Ban Trị sự, chư tôn Hòa thượng Ban Văn hóa Phật giáo Trung ương đều đã nói lên mục đích chuyến công tác là để nắm bắt, theo sát tình hình hoạt động văn hóa Phật giáo tại các địa phương để kịp thời hỗ trợ, chỉ đạo, định hướng những hoạt động văn hóa phù hợp với tình hình tại địa phương.

Theo Báo cáo của các Ban Trị sự, các Ban Văn hóa Phật giáo tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định thì tình hình chung về hoạt động văn hóa Phật giáo tại các tỉnh thành chưa có khởi sắc, nhiều Phật sự còn tồn đọng, bế tắc như vấn đề quy hoạch, quản lý trùng tu sửa chữa chàa chiền, bảo tồn, bảo quản những di tích hiện vật, lập hồ sơ các chùa, tự viện…

Theo đó chư tôn đức cũng đã chỉ đạo các Ban Trị sự, đặc biệt là các Ban Văn hóa Phật giáo cần sớm khắc phục các hạn chế, tồn động và đặc biệt hơn nữa là sớm triển khai biên soạn bộ sách Lịch sử Phật giáo tại địa phương (gồm 3 phần lịch sử, chùa tháp, danh tăng tiền bối hữu công)…

 

N.N

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here