Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ Bài học từ ngài A-Nan

Bài học từ ngài A-Nan

107
0

“Ôi! Ngay cả người quan trọng như A-nan cũng gần như là một chiếc máy ghi âm. Trí nhớ của Ngài quá siêu việt. Nhưng dù là một người quan trọng như ông, các tỳ kheo của tăng đoàn hay là giới Bồ Tát của Đức Phật đã khai trừ Ngài ra khỏi tăng đoàn, bởi vì ông chưa đạt được Đại Khai Ngộ…”

Hôm nay xin được chia sẻ về câu chuyện của ông A-nan ( thị giả của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni ). Ông rất được mọi người yêu quý và thân cận với Đức Phật. Ông là người ngày đêm hầu hạ bên Ngài. Ông có thể nhớ từng lời Phật nói. Cho nên, hầu như tất cả các kinh điển từ Ðức Phật đều được viết theo trí nhớ của A-nan. Nhưng A-nan không đạt được Đại Khai Ngộ. Sau khi Phật nhập Niết Bàn, cả đoàn thể xuất gia không cho phép ông tham dự hội nghị của tăng đoàn. Họ loại trừ ông ra khỏi đoàn thể của các vị cao tăng. Ông vô cùng xấu hổ. Sau đó, ông vào một hang động và giam mình trong đó một thời gian, cho đến khi ông đạt được Đại Khai Ngộ. Rồi các vị tăng mới mời ông vào. 

Tại sao các vị tăng lại làm như vậy đối với vị thị giả yêu quý nhất của Phật? Có phải là các vị tăng đã quá lạnh lùng, khô khan và cứng rắn đối với A-nan? 

Không, không phải vậy! Tất cả là để cho ông ta giật mình tỉnh ngộ. Ðể bắt ông ta phải chuyên tâm tu hành? Và để tránh ảnh hưởng đến những vị cao tăng khác? 

Vâng!Nếu người nào tâm không đơn thuần, trong sạch và chưa phát triển cao về tâm linh, họ sẽ ô nhiễm cả tăng đoàn. 

Mọi người làm vậy cũng để cho A-nan giật mình thấy tự mình cần phải tích cực tu hành, đó là chuyện rất bình thường. Bởi vì trong thời gian bên cạnh Đức Phật, ông không chuyên tâm tu hành, hay nói cách khác là ông chỉ tu hành bên ngoài, vì ông quá gần gũi và là thị giả duy nhất của Đức Phật. Bởi vậy đẳng cấp của ông không bao giờ tiến được. Ðó là lý do duy nhất. Ông cần phải cố gắng tu hành tinh tấn. Bởi vì lúc nào cũng ở bên cạnh Đức Phật, ông quá hãnh diện là thị giả duy nhất của Ngài, không nghĩ mình cần phải chuyên tâm tu hành gì cả; cho nên ông không làm. 

Ngoài ra, ông còn có một trí nhớ siêu phàm. Ông có thể kể lại tất cả những gì Đức Phật dạy từ A đến Z. Ông nhớ từng chữ một; không sai gì cả. Vì vậy mà kinh điển Phật giáo ngày nay chỉ viết y những lời Ðức Phật nói. Cho nên nhiều khi đọc, chúng ta cảm thấy như là Ðức Phật cứ lặp đi lặp lại cùng một câu hoặc giải thích thật tỉ mỉ để cho các đệ tử hiểu được, y như cách Ngài nói. 

Trong hầu hết các kinh Phật đều bắt đầu bằng câu: “Như ta đã nghe…”. Lý do là như vậy, vì kinh điển được viết theo những gì A-nan nghe. 

Ôi! Ngay cả người quan trọng như A-nan cũng gần như là một chiếc máy ghi âm. Trí nhớ của ông quá siêu việt. Nhưng dù là một người quan trọng như ông, các tỳ kheo của tăng đoàn hay là giới Bồ Tát của Đức Phật đã khai trừ ông ra khỏi tăng đoàn, bởi vì ông chưa đạt được Đại Khai Ngộ. 

Cho nên, chúng ta thấy sự thăng hoa tâm linh quan trọng đến chừng nào. Quan trọng không phải mình là ai mà mình là người như thế nào? Và mình có luôn tự nhiên sống với bên trong của chính mình trong Ánh Sáng và Âm Thanh nguyên thủy hay không? Ðó là điều quan trọng nhất. 

Bây giờ chúng ta đã hiểu điều quan trọng nhất trên đời là gì, không phải vì Ðức Phật, mà vì chính mình. Bởi vì sau khi qua đời, chúng ta không có gì cả! Thật sự là như vậy. Tất cả chúng ta ai cũng biết rồi, nhưng không lãnh ngộ được rõ ràng; đó là lý do chúng ta xao lãng sứ mệnh quan trọng nhất của mình trên đời này. 

Cho nên từ trường hợp của ông A-nan, chúng ta cũng có thể rút ra bài học, đó là đức khiêm nhường. Chúng ta phải để ý mỗi ngày xem mình có đủ khiêm nhường hay không. Bởi vì chỉ khi nào một vật trống rỗng thì mới có thể đổ cái gì đó vào được. Ly rỗng thì mình mới đổ nước vào được; nhưng nếu ly đầy rồi thì không có gì đổ vào được cả. Do đó, chúng ta nên đong đầy đời sống của mình, con người mình và sự hiểu biết của mình với tất cả những thứ có giá trị tốt nhất về tâm linh, bởi vì chúng ta cũng có thể đong đầy nó với đủ thứ vô nghĩa, không cần thiết và có hại cho mình hay cho sự phát triển của chính mình.

HÃY THIỀN, SỐNG THIỀN VÀ TỰ NHIÊN HOÀN THIỆN MÌNH TRÊN CON ĐƯỜNG TRỞ VỀ.

Đ.T.G

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here