Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo trong nước Âm vang Vesak 2008

Âm vang Vesak 2008

142
0
Sự kiện Vesak 2008 tổ chức  tại Việt Nam mang một ý  nghĩa tâm linh lớn đối với đồng
bào Phật tử cả nước, đồng thời cũng mang ý nghĩa về sự hòa hợp, tinh
thần đoàn kết cùng hướng đến hòa bình, thịnh vượng của dân tộc và thế
giới.

Hàng
ngàn Phật tử đến từ nhiều nước cùng với đồng bào Phật tử Việt Nam hội
tụ về trong ngày Lễ hội Vesak đã minh chứng cho điều ấy. Hơn thế là sự
quan tâm của Đảng, Chính phủ đến ngày lễ và đạo Phật đã làm cho Phật
giáo Việt Nam trở thành tôn giáo đi vào lòng người dễ dàng hơn, gần gũi
hơn. Đạo Phật tồn tại trong suốt hơn 2.500 năm đã trở thành một tôn
giáo lớn, mang nhiều ý nghĩa: giúp con người hướng thiện, xây dựng hạnh
phúc cho mình và san sẻ hạnh phúc với đồng loại, chúng sanh. Từ lần tổ
chức Đại lễ Vesak LHQ đầu tiên vào năm 2000 những vị lãnh đạo cao nhất
của LHQ như ông Kofi Anna, ông Ban Ki Moon đã không ngừng tán thán đạo
Phật và Đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – người khai sinh ra đạo
Phật.

Thông điệp của LHQ về Vesak năm 2003 viết: “Thông điệp của Đức Phật
là thông điệp về hòa bình và từ bi, nhưng cũng là thông điệp về tỉnh
thức – nhận biết bản thân, hành động của mình và nhận biết về thế giới
xung quanh. Đây là thông điệp mà những ai quan tâm đến hướng đi và vận
mệnh của loài người cần nghiêm túc đón nhận”. Còn thông điệp LHQ năm
2007 thì khẳng định: “Hơn 2.500 năm qua, những lời dạy của Bậc Đạo sư
Đại giác Thích Ca vẫn tiếp tục là kim chỉ nam và đã mang lại ý nghĩa
cho cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới. Việc tổ chức hàng năm
Đại lễ này là cơ hội để Phật tử xác quyết niềm tin vào giáo lý của
Ngài, đồng thời phát huy tinh thần từ bi, trí tuệ và hòa bình mà Đức
Phật đã truyền trao”. Vâng, những thông điệp ấy của LHQ trang trọng
dành cho giáo lý của đạo Phật với một sự khẳng định lặp đi, lặp lại
rằng “Đạo Phật mang tinh thần từ bi, trí tuệ và hòa bình”. Với tinh
thần ấy tất cả những người Phật tử chân chính đã luôn sống “tốt đời đẹp
đạo” và đem lại những giá trị thiết thực cho mình và người khác.

Còn nhớ, trong sử sách đã từng ghi chép rõ ràng về những thời kỳ
hưng thịnh của Phật giáo như thời Lý, Trần. Thời ấy cả vua, quan và dân
chúng đều là Phật tử, hướng đời sống của mình thánh thiện, sống đẹp
giữa cuộc đời. Và vì lẽ đó nhân dân được an ổn, đất nước phồn thịnh và
giữ yên được bờ cõi khi có ngoại xâm đến. Có lẽ, đời sống từ bi, trí
tuệ, lòng bao dung… trên tinh thần Phật pháp đã sản sinh ra những anh
tài như Trần Hưng Đạo, dòng giống nhà Trần! Và mãi cho đến thời hiện
đại, trong những năm tháng chiến tranh đầy cam go, người Phật tử đã đem
từ bi, trí tuệ và quyết đấu tranh cho sự hòa bình. Hình ảnh những Phật
tử xuống đường vì công lý, hòa bình và một vị Bồ tát tự thiêu giữa
đường phố Sài Gòn để phản đối sự bạo tàn đã trở thành biểu tượng đẹp
của Phật giáo Việt Nam. Đó là Bồ tát Thích Quảng Đức – một danh tăng,
một người Việt Nam yêu nước, một người con Phật thuần thành, thấm nhuần
giáo lý của Đức Từ phụ Thích Ca.

Trong giai đoạn hiện nay, đạo Phật chủ trương theo tinh thần “Đạo
pháp-Dân tộc-Xã hội chủ nghĩa” để mỗi người Phật tử theo đó mà làm, đem
đạo Phật nhập thế. Vẫn giữ quan điểm ấy – quan điểm về tình thương, sự
hiểu biết và hướng đến hòa bình, thịnh vượng cho nhân loại, cho chúng
sanh để hành động, Phật giáo Việt Nam đã hòa nhập cùng với Phật giáo
thế giới.

Niềm vui mùa Phật đản

  • Chúc Thiệu

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here