Trang chủ Thiền môn xứ Huế Danh Tăng-Ni, Nhân sĩ Tổ đình Tây Thiên tổ chức húy nhật tưởng niệm Tổ sư...

Tổ đình Tây Thiên tổ chức húy nhật tưởng niệm Tổ sư Thanh Ninh-Tâm Tịnh

143
0

(LQ) Sáng ngày 5-3-Quý Tỵ (14-4) Tại Tổ đình Tây Thiên (phường Thủy Xuân, thành phố Huế) Chư Tăng bổn tự và môn phái Tây Thiên đã trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật tưởng niệm Tổ sư Thanh Ninh-Tâm Tịnh, khai sơn Tổ đình Tây Thiên viên tịch.

Chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni và đông đảo Phật tử tại thành phố Huế và các vùng phụ cận đã về dự và đảnh lễ tưởng niệm.

 N.P

Tiểu sử Ngài Tâm Tịnh (Khai sơn chùa Tây Thiên Huế)

Tài trúc tài mai tiêu cựu nhật,
Chủng qua chủng đậu độ tân triều.

栽竹栽梅消舊日
種瓜種豆度新朝

Đó là hai câu thơ diễn tả mật hạnh của Ngài Tâm Tịnh, khi ngài đã trở thành vị đại sư, đã cùng với các môn đồ đệ tử đang xây dựng ngôi Thiếu Lâm trượng thất, nay là chùa Tây Thiên tổ đình và Ngài là vị Khai sơn.

Tổ Thanh Ninh-Tâm Tịnh thuộc họ Hồ đã nhiều đời theo Phật, thế danh là Hửu Vĩnh. Ngài sinh vào lúc nữa đêm (Tí khắc) ngày 18 tháng 5 năm Mậu Thìn, Tự Đức 21 (1868), chánh quán thôn Trung Kiên, tổng Bích La, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Song thân ngài là những Phật tử thuần thành, thường đem ngài đến chùa lể Phật. Đến năm 13 tuổi ngài vào kinh đô Phú Xuân, đảnh lể Hòa thượng Diệu Giác – tức là ngài Hải Thuận, Đỗ Lương Duyên, cũng người Trung Kiên Quảng Trị – xin xuất gia tại chùa Báo Quốc; Năm ấy là Tự Đức thứ 33 (1880). Bảy năm sau, vào năm Đinh Hợi triều vua Đồng Khánh (1887) ngài mới được xuống tóc để thọ Sa-di thập giới, được đặt pháp danh là Thanh Ninh, tự là Hửu Vĩnh. Như vậy ngài đã đứng vào thế hệ thứ 41 dòng thiền Lâm Tế; nhưng là đời thứ 7 theo pháp phái Liểu Quán Nam Hà. Bảy năm sau nữa, vào năm Giáp Ngọ triều Thành Thái thứ 6 (1894). Ngài Cương Kỷ ở chùa Từ Hiếu cùng ngài Diệu Giác Hòa Thượng ở chùa Báo Quốc được sắc của triều đình mở đại giới đàn ở Báo Quốc, ngài được thọ cụ túc giới trong giới đàn này. Sau đó, ngay trong năm ấy, ngài được Hòa Thượng bổn sư phú pháp Đại sư với bài kệ:

Hà thanh ninh mật tứ phương an
Hữu Vĩnh tâm tâm đạo tấn nhàn
Tâm tợ bồ đề khai huệ nhật
Bao hàm thế giới như thị quan.

河清寧謐四方安
有永心心道即閒
心似菩提開慧日
包含世界如是觀

Được phú pháp rồi, ngài vâng lệnhh bổn sư về núi Dương Xuân thượng đến chùa Từ Hiếu để tham vấn và hầu hạ Yết-ma A-xà-lê Hải Thiệu Hòa Thượng; lúc này là năm Âút Mùi Thành Thái thứ 7 (1895). Gặp lúc Hòa Thượng Hải Thiệu Cương Kỹ đang mở cuộc đại sùng tu chùa Từ Hiếu – Hòa thượng đã 85 tuổi, sư được Hòa thượng giao phó công việc xây dựng, và trao cho sư làm tự trưỏng chùa Tù Hiếu. Đại sư đã cùng với ngài tri sự Huệ Minh và các thái giám Bùi Nhuận, Phạm Thưỡng làm thêm nhiều nhà cửa, điện đài; chú tạo thêm hai pho tượng Phật, làm thêm ngôi tiền đường, nhà khách, nhà hậu… Công việc trùng tu do Đại Sư Tâm Tịnh coi sóc kéo dài trong 7 tháng mới hoàn tất. Mùa Xuân năm Mậu Tuất (1898) Hòa Thượng Cương Kỹ  tây quy, ngài Tâm Tịnh kế vị trú trì chùa Từ Hiếu. Được 5 năm, ngài giao chức trú trì chùa Từ Hiếu lại cho pháp đệ là ngài tri sự Huệ Minh để vân du hóa đạo. Sử kiện này xảy ra vào năm Nhâm Dần, Thành Thái thứ 14 (1902). Lúc đó ngài đi về ấp Thuận Hòa làng Dương Xuân hạ cắm tích trượng lập một thảo am gọi là Thiếu Lâm Trượng Thất. Hình dáng ngôi trượng thất đang còn được bảo tồn qua 92 năm nay; chỉ đuợc trùng tu mà không bị làm sai lệch. Trong hai năm tại thảo am này, Thiền sư Tâm Tịnh đã nghiên cứu tu thiền và luật lại tham cứu tịnh độ. Tinh thần thiền của ngài là tinh thần Bách Trượng Hoài Hải: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, cho nên hàng ngày ngài thường nói với đồ đệ:

Thiếu Lâm thâm ẩn nguyệt tam canh
Tịnh thính tùng phong lộng cổ tranh
Nhất khúc ngâm thành vô hạn cú
Lương điền vạn khoảnh nhậm quân canh.

少林深隱月三庚
靜聽松風弄古箏
一曲吟成無限句
良田萬頃任君耕

Nhưng vượt quá lối giảng thực tế, ta lại thấy ngài tu trì và truyền bá giáo lý riêng của ngài qua hai chữ tự của ngài rất rỏ: TÂM (tức là tâm tông, thiền tông), TỊNH (tịnh độ) để làm hiển lộ môn phái Thiền-Tịnh song tu, rất lo lắng cho tiền đồ Đạo pháp và việc đào tạo Tăng tài. Cứ đọc mãi hai câu trên, người ta thấy ý này hiện rỏ ngay. Do đó mà vào mùa đông năm Giáp Thìn (1904) ngài đã đổi thảo am Thiếu Lâm Trượng thất ra làm Thiếu Lâm tự và xây dựng ngôi chùa phía tay phải thảo am; nơi vị trí nhà khách hiện nay; và ngài vân tập thu dụng đồ đệ để giáo huấn, đào tạo. Ý đạo Thiền-Tịnh song tu này càng hiện rỏ hơn nữa khi.
Năm Tân Hợi, Duy Tân thứ năm (1911), ngài chú một ngôi tượng Phật A Di Đà và đổi tên chùa thành Tây Thiên Phật Cung. Hai chử Tây Thiên gợi ý cho người tín hữu nhớ lại câu kinh Tây Thiên Tịnh Độ Quốc trong kinh A Di Đà; có lẻ năm này thì chùa được đưa lên tại vị trí hiện nay; để nền chùa củ cho việc xây dựng thêm Tăng xá rộng rãi sáng sủa hơn. Cũng năm này ngài được Bộ Lể triều đình  cử về trú trì chùa Diệu Đế.

Ngày 10-3 năm Khải Định thứ 3 (1918), ngài Tăng Cang chùa Diệu Đế viên tịch; bộ lễ nghi tâu xin đề bạt ngài sung chức Tăng Cang.

Năm Giáp Tý gặp dịp tứ tuần đại khánh của nhà vua, vua Khải Định đã ngự đến chùa Tây Thiên, lần đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo Huế, một ngôi chùa không phải là quốc tự mà được vua Ngự đến thăm; vua đã ban cho ngài Tâm Tịnh một đồng vàng và 200 đồng bạc Đông Dương(3). Cũng năm Giáp Tý (1924) này, nhà vua cho mở đại Giới Đàn Từ Hiếu, ngài được cử làm đường đầu Hòa Thượng để truyền giới cho hơn 400 giới tử, đồ đệ xuất sắc của ngài có đến 49 người, tín đồ quy y với ngài không dưới 500. Vì lo “trồng dưa trồng đậu để dắt dẩn những lớp người mới” nên ngài đã đào tạo được 9 cao đệ có chử Giác đứng đầu gọi là “Cửu Giác”, đó là: Giác Nguyên về sau kế tục ngài để trú trì tại Tây Thiên; Giác Tiên, khai lập chùa Trúc Lâm do tỳ kheo ni Diệu Trường cúng; Giác Viên, khai sơn chùa Hồng Khê; Giác Nhiên, trú trì và đại trùng tu chùa Thuyền Tôn; Giác Hải, khai sơn chùa Giác Lâm; Giác Bổn trú trì chùa Từ Đàm và trúï trì chùa Từ Quang; Giác Ngạn trú trì chùa Kim Đài ở Châu Chữ; Giác Hạnh, khai sơn chùa Vạn Phước; và Giác Thanh(4)Trú trì Quốc tự Thiên Mụ. Các vị có chữ  “Giác” này lại đào tạo ra một thế hệ Tăng tài , hầu hết là rất nôíi tiếng trong Phật Giáo Huế hiện nay.

Ngày mồng 6 tháng 3 năm Mậu Thìn triều Bảo Đại (25-4-1928) ngài Tâm Tịnh bỏ dép Tây quy; thọ 59 tuổi đời và 39 hạ lạp.

Tháp ngài được xây cất phía tay trái của chùa với bia tháp khắc dòng chữ : “Lâm Tế Tứ thập nhất thế Diệu Đế Tăng Cang Khai Sơn Tây Thiên Tự húy Thanh Ninh tự Tâm Tịnh Hòa thượng Giác linh chi tháp”.


BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here