Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Thiền sư thi sĩ ưa phiêu du nổi danh nước Nhật

Thiền sư thi sĩ ưa phiêu du nổi danh nước Nhật

142
0

1. Thiền sư Saigyô có tên thật là Satô Norihide. Tên gọi của Saigyô Hôshi có nghĩa là Tây Hành Pháp sư. Saigyô là Tây Hành, được lấy từ chữ “Tây phương tịnh độ”, tức là “Tây phương cực lạc” hay “Cực lạc tịnh độ” của Phật A Di Đà, người luôn nguyện cầu để được đi về thế giới Tây phương.

 Trong khi đó, Hôshi là “Pháp sư” có nghĩa là người xuất gia, vị thầy thông thạo giáo pháp. Ngay từ nhỏ Saigyô đã kiên tâm theo học võ nghệ và trau dồi cung kiếm. Lớn lên, với tài võ kiếm, Saigyô làm võ sĩ cận vệ ở nội thành cho Thái thượng hoàng Toba. Nửa đầu cuộc đời của Saigyô trôi qua khá yên ả.

 Tuy nhiên, nửa phần sau cuộc đời của Saigyô thì lại rơi vào đúng những năm tháng nhiễu nhương của thế kỷ thứ XII tại Nhật Bản.

Thiền sư Saigyô

 Vào những năm cuối của thế kỷ XII, sau gần bốn mươi năm tranh hùng giữa hai họ Taira và họ Minamoto, họ Minamoto đã nắm được phần toàn thắng. Năm 1815, chính quyền võ sĩ ở Kamakura do Minamoto no Yoritomo lãnh đạo ra đời.

Với sự kiện này, lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản có hai chính quyền tồn tại song song. Chính quyền của giai cấp võ sĩ đóng ở Kamakura được gọi là bakufu. Chính quyền này còn còn được gọi là mạc phủ với nghĩa là chính quyền quân sự.

Trong khi đó, triều đình thiên hoàng vẫn ở kinh thành Kyoto. Đây được xem là một sự kiện vô cùng trọng đại với nước Nhật lúc bấy giờ.

Vì trên nguyên tắc của chính quyền Nhật vào những năm cuối thế kỷ XII thì tướng quân phải được đặt dưới quyền của thiên hoàng và do thiên hoàng bổ nhiệm. Tuy nhiên, trong thực tế thì tướng quân mới là người có nhiều quyền binh nhất ở Nhật Bản.

Cơ chế hai chính quyền tồn tại song song này kéo dài gần 700 năm. Phải đến năm 1868, khi Minh Trị Duy Tân thì cơ chế hai chính quyền này mới chấm dứt.

 Thiền sư Saigyô là người đã chứng kiến những đổi thay trong cuộc tranh hùng giữa hai họ Minamoto và Taira cũng như sự ra đời của chính quyền giai cấp võ sĩ.

Và quan trọng hơn cả, chính Saigyô cũng là một người thuộc dòng dõi Fujiwara Hidemoto, một võ sĩ có công trạng trong cuộc đánh dẹp họ Taira. Lúc đó, Saigyô nghĩ rằng nếu chỉ là võ sĩ không thôi thì ông khó lòng có thể cứu vớt được người khác.

Trong khi đó, nếu trở thành nhà sư thì ông có thể dùng chánh niệm và tín ngưỡng của mình để dẫn dẫn dắt con người khỏi lầm đường lạc lối, cùng với đó là cầu mong cho họ một cuộc sống an lành, hạnh phúc hơn.

Chính vì lí do đó, Saigyô đã quyết định sẽ xuống tóc đi tu. Không lâu sau đó, Saigyô xin cắt tóc ở chùa Shôji-ji ở Kyoto, chính thức ra rời xa cuộc sống trần tục.

2. Mặc dù đã là người xuất gia, không còn vấn vương cuộc sống trần tục với những điều tầm thường song Saigyô vẫn là một người rất mê say cảnh vật thiên nhiên và du ngoạn. Trở thành người xuất gia, Saigyô càng có cơ hội để đi mọi miền trên đất nước, nhằm thỏa mãn niềm đam mê của mình.

Xuất gia được ít lâu, Saigyô đi lên miền Ôshû. Ôshû tức là miền Tôhoku ở miền Bắc bấy giờ, cũng có khi được gọi là miền Oku. Chỉ một thời gian sau đó, khi đã khám phá hết vùng đất Oshu, Saigyô lại đi đến ở vùng Hiraizumi, huyện Iwate ngày nay.

Ông đã ở vùng Hiraizumi trong khoảng thời gian là hai năm bởi Hiraizumi là nơi Saigyô có nhiều người thân thích. Tiếp đó, dù được mọi người giữ lại sống cùng nhưng Saigyô vẫn tiếp tục rời đi trên hành trình khám phá đất nước của mình.

Saigyô lại đi ngược về vùng Kôya-san, huyện Wakayama để có thể theo học Phật giáo. Saigyô muốn theo học Phật Giáo, dòng Chân Ngôn. Đây là dòng Phật Giáo do đại sư nổi tiếng Kukai sáng lập ở Nhật Bản vào thế kỷ IX.

Những năm cuối triều đại Heian ở Nhật Bản chỉ có hai dòng tông Chân Ngôn và Thiên Thai là chủ yếu. Trong đó, dòng tân Chân Ngôn là dành cho giới quý tộc còn dòng Thiên Thai là dành cho dòng họ thiên hoàng.

 Những tông phái khác như Thiền tông hay Tịnh Độ Tông, Tịnh Độ Chân Tông thì phải bước vào thời Kamakura mới ra đời. So với Chân Ngôn và Thiên Thai thì việc giảng dạy kinh kệ và cách thức tu hành của các tông phái này rất đơn giản.

Đồng thời, đến giai đoạn có sự ra đời của các dòng phái khác thuộc Phật giáo thì Phật giáo đã rời đi xa giới quý tộc để ăn sâu vào cuộc sống của người dân. Nguyên nhân của điều này cũng còn xuất phát từ chính tâm lý của người dân.

Sau nhiều năm loạn lạc, đói kém và thiên tai thì vào đời Heian, con người cảm thấy cuộc sống trở nên mệt mỏi và tù túng. Bởi vậy, trước thế sự vật đổi sao dời và sự vô thường của cuộc sống nên rất nhiều người đã tìm đến đạo Phật với mong muốn giải thoát.

Khi xuống núi, Saigyô lại đi đi về về giữa Kyoto và các tỉnh miền Nam.

Trong khoảng thời gian di chuyển liên tục giữa các vùng miền của nước Nhật, điều mà Saigyô có được không chỉ đơn thuần là việc mở mang tầm mắt với những phong tục tập quán và kiến thức về cuộc sống.

Cái mà nhà sư này thu được còn là cảm hứng bất tận trước những phong cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời của đất nước mặt trời mọc.

Cảm hứng trước thiên nhiên và con người đã khiến cho Saigyô muốn viết nên nhưng vần thơ. Và Saigyô quyết chí học làm thơ cũng bắt đầu từ thời gian này.

Về việc Saigyô học làm thơ có rất nhiều giai thoại xung quanh quyết tâm học làm thơ của nhà sự.

Có giai thoại kể lại rằng một hôm hoà thượng Mongaku quở mắng Saigyô vì thấy Saigyô thích học làm thơ quá đỗi: “Saigyô đã xuất gia thì lo mà tu học, đàng này lại còn làm thơ rồi đi đây đi đó là nghĩa lý gì?”. Lúc đó, dù bị mắng song sắc mặt của Saigyô vẫn rất mực nghiêm trang.

Từ đó, vị hòa thượng thường để ý và thấy Saigyô khi tu học hay khi dấn bước phiêu du rồi làm thơ thì vẫn đều giữ sắc mặt vẫn nghiêm nghị giống nhau, lúc nào cũng có tư thế đúng đắn, không một chút nào sao lãng.

Vậy nên, hoà thượng Mongaku đổi hẳn thái độ đối với Saigyô, không còn quở la như trước nữa. Sau này, Saigyô Hôshi với quyết tâm làm thơ của mình đã trở thành một trong ba nhà thơ được yêu chuộng nhất ở Nhật Bản từ trước đến nay.

Cùng với Kakinomoto Hitomaro, Matsuo Bashô, Saigyô đã tạo những cảm hứng cho Bashô và không biết bao nhiêu thế hệ sau trong việc làm thơ và quan niệm về mỹ học.

 Burton Watson, một người được xem là rất hiểu biết về thơ Saigyô đã nhận xét như sau: “Cái tên Saigyô xui ta nhớ đến túp lều tranh trên một triền núi, một người lữ hành cô độc trên quãng đường xa, hay một nhà thơ và nhà sư viết về cái đẹp của thế giới vô thường, và cũng không bao giờ giấu giếm rằng mình đang chiêm ngưỡng hoa anh đào hay ánh trăng trên trời cao”.

3. Năm 1186, cuộc giao tranh Gempei đã chấm dứt. Saigyô mặc dầu tuổi cao nhưng vẫn lên Hiraizumi gặp Fujiwara Hidehira.

 Fujiwara Hidehira vốn là người quen biết ngày xưa của Saigyô và Saigyô muốn đến gặp để có thể quyên tiền giúp chùa Todaiji ở Nara bị tàn phá sau chiến tranh.

 Trên đường, Saigyô ghé đền Tsuruoka Hachimangû ở Kamakura để tham bái. Rất tình cờ, Saigyô gặp ngay Minamoto no Yoritomo, người đã đánh dẹp họ Taira và sẽ trở thành vị tướng quân đầu tiên vào năm 1192.

Biết Saigyô vừa làm thơ hay lại vừa bắn cung giỏi trong “kiếp trước” (theo quan niệm của người Nhật, cuộc sống trước khi đi tu cũng được coi là một kiếp khác), Yoritomo liền mời thiền sư Saigyô đến thăm dinh thất của mình.

Tương truyền hai người trò chuyện về thơ waka mãi cho đến sáng. Khi chia tay, Yoritomo tặng Saigyô một cái đĩa bằng bạc chạm hình con mèo.

Sáng hôm sau, khi Saigyô đi ra khỏi dinh, thấy một con trẻ đang chơi đùa vui vẻ, Saigyô bèn lấy cái đĩa đó đem cho. Câu chuyện này cho đến nay chưa được kiểm chứng và không rõ độ chính xác là bao nhiêu.

Tuy nhiên, có lẽ, câu chuyện là để nói lên rằng Saigyô là người vô dục, đi vượt vòng tục lụy, ham muốn mà người đời thường có. Vậy nên, trước một món đồ sang trọng, đắt tiền, lại của người có chức sắc cho, Saigyô vẫn không màng.

Đến năm 1188, Saigyô mới chấm dứt cuộc đời ngao du bốn phương của mình, trở về ở hẳn trong chùa Hirokawa. Và chỉ hai năm sau, vào ngày 23 tháng 3 năm 1190, ngay giữa mùa hoa anh đào, trong lặng lẽ, Saigyô ra đi vào cõi vĩnh hằng.

 

Phunutoday

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here