Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Nalanda, trường Đại học Phật giáo quốc tế xưa nhất.

Nalanda, trường Đại học Phật giáo quốc tế xưa nhất.

133
0

Hoàng đế Asoka, 300 năm trước công nguyên, xây ở đây một tu viện lớn, và đến thời Hàng đế Harsha, khi Huyền Trang qua du học Ấn Độ, Nalada trở thành một trường Đại học Phật giáo quốc tế, thu hút hàng nghìn nhà bác học và sinh viên đến từ nhiều nước xa như Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, Việt Nam, Indonesia, v.v…

Những khách hành hương kể lại rằng, xung quanh Nalanda, Rajgriha, và Vikrasmila, tập trung nhiều tu viện và chùa chiền  đến nỗi người ta gọi vùng này toàn là Bihara, và  rất có thể tên của bang Bihar hiện nay, xuất phát từ Bihara. Nói cách khác, Nalanda có một bề  dày truyền thống như là một tu viện (Vihara) trước khi nó qua một quá trình nhiều thế kỷ, trở  thành một trường Đại học Phật giáo quốc tế, đồng thời cũng là một trung tâm văn hóa thế giới có  tiếng tăm.

Thời bấy giờ, Nalanda là biểu tượng của tư duy tự  do và học vấn phóng khoáng. Mặc dù mang tên là một trường Đại học Phật giáo, nhưng tại Nalanda cũng dạy và nghiên cứu các ngoại điển, và các kinh điển các tôn giáo khác. Thí dụ, ngoài Kinh, Luật, Luận Phật, ở đây cũng dạy kinh Veda, sách sử Puranas thuộc truyền thống Bà La Môn giáo.

Các môn học khác như Y học, môn học về phát âm, ngữ  pháp của Panini, môn học về ngữ âm, (etymology), môn học Yoga đều được dạy có hệ thống tại Nalanda. Chính Huyền Trang đã học bộ Yagasastra ở  Nalanda. Lạ lùng thay, môn bắn cung cũng được dạy  ở Nalanda. Do đó không thể nói môn Thiền bắn cung Nhật Bản là một sáng tạo riêng của Phật giáo Nhật Bản.

Việc thi tuyển vào học viện Nalanda rất nghiêm túc và khó  khăn. Ban giám khảo cuộc thi tuyển gồm toàn những học giả rất thông thạo về nghành chuyên môn của mình, và nổi tiếng khắp toàn cõi Ấn Độ. Sử liệu cho biết thường có 8/10 số thí  sinh bị đánh hỏng, nhiều thí sinh phải thi lại rất nhiều lần trước khi được Ban giám khảo công nhận có đủ tư cách nhập học. Các sử gia cho rằng cảnh thí sinh đến từ rất nhiều nơi trê thế giới, chen chân ở cửa trường Đại học Nalanda là một cảnh rất ngoạn mục, nói lên danh tiếng tầm cỡ quốc tế của trường Đại học này. Trình độ học vấn là tiêu chuẩn duy nhất để nhập học, ngay ngài Phó Hiệu trưởng (Vice-Chancellor) cũng không có quyền quyết định. Quyền quyết định là thuộc Ban giám khảo.

Nhiều Tăng sĩ Trung Hoa đã đến thăm, nghiên cứu và giảng dạy tại trường Đại học này. Chính những hồi ký  của họ đã giúp nhiều cho việc khôi phục lại truyền thống quản lý, giảng dạy và nghiên cứu tại trường Đại học Nalanda. Theo cao tăng Nghĩa Tịnh thì tuổi tối thiểu để nhập học là 20. Hạn tuổi này cho thấy có thể có nhiều sinh viên đã tốt nghiệp ở các trường Đại học khác cũng đến tu nghiệp ở đây để bồi dưỡng kiến thức. Pháp sư Huyền Trang cho biết là có nhiều học giả đến từ đây từ nhiều thành phố khác ở Ấn Độ chỉ với mục đích hóa giải những mối nghi hoặc của mình. Thậm chí, họ đến trường Nalanda chỉ với dụng ý nêu ra các vấn đề tranh luận, mà vẫn được hoan nghênh và tiếp đón niềm nở. Không nên nhận thức Nalanda như một trung tâm học vấn tôn giáo chỉ dạy môn Phật học mà thôi. Ngược lại như đã nói trên, rất nhiều môn học không phải Phật giáo được dạy ở đây (kể cả y học, ngữ pháp học của Panini, phát âm học, ngữ nguyên học (etymology), các sách Vedas và Upanishas, Ấn Độ học và môn học về Yoga). Theo yêu cầu của vua Harsha, bốn nhà bác học của Nalanda được gởi tới Orissa để tham gia một cuộc tranh luận về giáo lý với ngoại đạo. Huyền Trang là một trong bốn nhà bác học được Ban điều hành học viện lựa chọn.

Huyền Trang đã ở lại học viện Nalanda đến 17 năm, đầu tiên như là sinh viên và sau đó như một giáo sư, được Ngài Hiệu trưởng Shilabhadra (Giới Hiền) trực tiếp hướng dẫn. Như đều đã biết, Huyền Trang vượt sa mạc Gobi vào Kashih mir ngang qua núi Hy Mã Lạp Sơn. Ông kể lị là khi đến Ấn  Độ, được đón tiếp niềm nở cho đến khi ông đến Nalanda. Sau khi trở về, ông viết cuốn  “Tây Du Ký” kể lại cuộc hành trình của ông. Ông được tiếp đón ở Nalanda với 1000 ngọn  đèn lồng. Có thể nói tiếng tăm của ông như một học giả đến Nalanda trước ông nữa. Ở đây, chỉ sau một thời gian tu học, ông được công nhận học vị Pháp sư và bổ nhiệm làm Hiệu phó trường Đại học Nalanda. Ngài Hiệu trưởng Shilabhadra trường Nalanda có danh hiệu “Pandita”, và khi Ngài Shilabhadra tiếp đón Huyền Trang tại Nalanda, thì đó có thể nói là cuộc gặp gỡ của hai nhà bác học tầm cỡ quốc tế, mặc dù trên danh nghĩa Shilabhadra là thầy và  Huyền Trang là trò.

Shilabhadra thường gởi Huyền Trang đi tham gia những cuộc tranh luận giáo lý khó khăn và nguy hiểm như ở Orissa và Kumarupa. Ở đâu, Huyền Trang cũng thanh công, được hoan nghênh, xứng đáng với niềm tin của Ngài Hiệu trưởng Shilabhadra.

Theo Huyền Trang, thời gian biểu một ngày ở Nalanda đại khái như sau:

Sáng sớm, theo tiếng gọi, tất cả sinh viên nội trú ở  Nalanda đều phải đi tắm. Việc đi tắm là  bắt buộc vào giờ quy định. Sau đó là nghi lễ  tắm tượng Phật, kèm theo cúng dường hoa, hương và  tụng kinh. Sau đó là một buổi hành Thiền. Hành thiền xong là bữa ăn sáng đạm bạc. Ăn sáng xong, sinh viên đi vào các phòng đọc khác nhau, cùng tham gia tranh luận về những chủ đề đã học.

Buổi chiều, có một nghi lễ khác gọi là “Caitya Vandana”, trong đó các tăng sĩ tập họp ở cổng trường chính và hát những bài Thánh ca cúng dường Phật Thích Ca.

Sau buổi lễ, nếu có việc thì họ có  thể  đi ra ngoài trường. Buổi tối dành cho nghỉ ngơi.

Sinh viên nhập học phải biết tiếng Sanskrit, mặc dù đức Phật Thích Ca thuyết pháp bằng tiếng Pàli. Kiến thức tiếng Sanskrit đòi hỏi sinh viên nắm vững ngữ pháp tiếng Sanskrit, văn chương Sanskrit cũng như lối phát âm tiếng Sanskrit đúng đắn. Theo Huyền Trang cho biết, thì  sinh viên nhập học cũng phải có kiến thức về  sách Veda, về triết học Vedanta, triết học Nyaya, triết học Vaisesika, Shankya, v.v… tức là những bộ môn triết học chính của Ấn Độ giáo. Pháp sư  Nghĩa Tịnh trong hồi ký hành trình của mình cũng nhất trí với những nhận xét của Huyền Trang đối với trường Đại học Nalanda.

Phương pháp giảng dạy ở Nalanda là giáo sư giảng bài, kèm theo thảo luận xung quanh các câu hỏi của sinh viên. Nhiều cuộc thảo luận kéo dài cả ngày, và  cả ban đên nữa. Đây là một dấu hiệu của nhiệt tình học tập của Nalanda, và bầu không khí dân chủ, thông thoáng tại trường Đại học này. Mặc dù  bầu không khí tranh luận và thảo luận rất tự  do và dân chủ, nhưng theo Huyền Trang, từ ngày thành lập cho đến khi Huyền Trang đến đây, đã trải qua hơn 700 năm, mà nề nếp kỷ luật vẫn được giữ vững, không có một cuộc bãi khóa hay lộn xộn nào. Pháp sư Nghĩa Tịnh cho biết là “mỗi ngày, trường bố trí có tới khoảng hơn một trăm bục giảng, dành cho thuyết trình và tranh luận”. Như vậy, đủ thấy bầu không khí giảng dạy và  học tập ở Nalanda không những là dân chủ, thông thoáng mà còn náo nhiệt, sôi nổi dường nào, thật là rất khác với các trường Phật học ở  ta, thầy giảng cứ giảng, sinh viên nghe cứ nghe, thầy trò như là hai thế giới khác nhau vậy. Hai nữa, chương trình học của một trường Đại học Phật giáo Nalanda thật là phong phú, đa dạng, bao gồm cả nhiều hệ triết học của Ấn Độ giáo như Nyaya, Vaisesika, Sankhya, Yoga và Vedanta. Chúng ta không lấy làm lạ rằng khi trở về Trung Hoa, Huyền trang có đem theo nhiều sách không phải là sách Phật, mà cả những sách Ấn Độ giáo nữa.

Ở Nalanda, sinh viên học hành và cư trú miễn phí. Ăn, mặc và mọi tiện nghi trong trường đều không phải trả tiền. Đó là nhờ sự cúng dường của 200 gia chủ, đến từ một trăm làng xa gần (theo tài liệu của cuốn “Cuộc đời của Huyền Trang” của tác giả Hwui Li, chuyển dẫn từ bài “Nalanda-The city of Knowledge” (Nalanda, đô thị của kiến thức) trong tạp chí Indian Perspectives số 4/2000).

Trong các trò giải trí cho sinh viên ở Nalanda, có  đấu vật, nhưng tuyệt đối cấm đánh bài, tuy là trong xã hội Ấn Độ bấy giờ, người ta đánh bài khá phổ biến.

Nalanda rơi vào tay quân Thổ Hồi giáo vào năm 1205 sau Công nguyên. Không khác gì Nero, tên hoàng đế La Mã khét tiếng tàn ác, tướng Madmut đã cười sung sướng khi Nalanda cháy. Những Tăng sĩ lạy van quân xâm lược đừng có đốt thư viện Nalanda, đều bị quăng vào lửa, bị thiêu sống cùng với sách vở. Nghe nói, thư viện Nalanda, có tên gọi Ratnabodhi cháy âm ỉ đến bảy tháng mới tàn lụi hẳn.

Thực là  một mất mát lớn cho kho kiến thức lớn cho nhân loại.
Phụ  lục:

Sự kiện triệt hạ trường Đại học Nalada được ghi lại bởi sử gia Hồi giáo Minhazad trong cuốn sách của ông mang đầu đề: Tavakata.

“Ở giữa thành phố có một ngôi đền to lớn hơn và vững chãi hơn những kiến trúc khác, khó mô tả hay vẽ lại được. Tướng Mahmut nói: Nếu có ai đó muốn xây dựng một ngôi đền như thế này thì phải tiêu tốn đến hàng trăm nghìn đồng Dinars đỏ (tiền cổ ở nước Hồi giáo như ở Iraq) và phải mất tới 200 năm mới có thể xây xong với những người thợ thành thạo và có kinh nghiệm nhất. Tướng Mahmut (chỉ huy đoàn quân Hồi) ra lệnh tiêu hủy tất cả mọi ngôi đền và kiến trúc khác bằng lửa và dầu và rồi san bằng tận mặt đất, rất nhiều cư dân trong thành phố bỏ trốn. Ai ở lại đều bị chém đầu. Tướng Mahmut tuyên bố: “Hoặc là theo đạo hồi hoặc là chết”.

Tất cả  cư dân ở đây đều bị giết. Có  nhiều sách được tìm thấy nhưng không ai đọc hiểu  được vì tất cả những người đọc đều bỏ  trốn hay bị giết.

“Nếu họ theo đạo của chúng ta thì tốt, nếu không thì họ bị chém đầu. Thế rồi đạo quân Hồi bắt đầu tản ra chém giết bên tả, bên hữu không thương tiếc, khắp nơi trên đất nước nhơ bẩn này (người Hồi giáo gọi những quốc gia không theo đạo Hồi là đất nước nhơ bẩn. M.C chú). Vì vinh quang của Islam mà máu người chảy thành sông thành suối. Chúng ta bắt được vàng bạc không kể xiết và vô số đá quý chói sáng rực rỡ. Chúng ta cũng bắt được một số lớn cô gái đẹp và lịch sự, tất cả có đến hai vạn người, kể cả những em bé trai và gái”.

Có nơi tướng Mahmut tấn công bất ngờ bắt được 12.000 tù binh. “Tất cả đều bị chém do lệnh của Mahmut. Chúng tôi bắt được chiến lợi phẩm nhiều vô kể. Cảm tạ Thượng Đế vì chiến thắng này của Islam, khi trở về tướng Mahmut tuyên bố  cho tất cả dân chúng đều biết về chiến thắng của Islam. Mọi người già cũng như trẻ đều vui vẻ và cảm tạ Thượng Đế” (chuyển dịch từ cuốn “Thai Buddhism in the Buddhist word”-“Phật giáo Thái trong thế giới Phật giáo”, trang 47.Anh ngữ).

Tất nhiên, nhiều học giả Hồi hiện nay giải thích rằng, cuộc tàn sát Tăng ni Phật tử ở Nalanda là lỗi của tướng Mahmut, và trái ngược với tinh thần của Hồi giáo, và họ đã dẫn chứng các đoạn kinh Coran như sau:

“Không được áp đặt trong tân giáo” (Phẩm 2. Câu 256)

“Các ngươi hãy tự bảo vệ chống lại kẻ thù, nhưng các ngươi không được là kẻ tấn công đầu tiên, vì Thượng Đế Allah không yêu thương những kẻ tấn công” (Phẩm 2. Câu 190).

“Anh theo tôn giáo của anh, tôi theo tôn giáo của tôi” (Phẩm 109. Câu 6).

Các học giả Hồi giáo khẳng định rằng đoàn quân Thổ  của tướng Mahmut đã hành động để chiếm đất và  cướp tài sản, chứ không phải vì vinh quang của  đạo Hồi.

Nhưng vì  cũng có nhân có quả. Vào thế kỷ XIII, quân Nguyên Mông, do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy, tấn công đế quốc Hồi giáo từ phía Đông Bắc. Trong cuộc giáp chiến đầu tiên với quân Hồi trước cổng thành Bokkhara, 400.000 quân Hồi bị đánh bại. Thành Bokkhara bị chiếm, 30.000 thường dân bị giết. Khi Bagdad, thủ đô của đế quốc hồi bị  chiếm, 800.000 thường dâ bị chém đầu! (Trích cuốn “Jews, God and history”-“Người Do Thái, Thượng Đế và lịch sử” của Max Dimont. Anh ngữ, trang 193). 

M.C
 

Tư  liệu tham khảo chủ yếu:

Tạp chí Anh ngữ: Nadia perspectives – bài: Nalanda, the City of Knowledge. (soos4/2001 – Nalanda, thành phố của kiế thức).
“The Jews, God and history” (Dân tộc Do Thái, Thượng Đế và Lịch sử). Tác giả: Max Dumont.
“Thai Buddhism in the Buddhist word”-(Phật giáo Thái trong thế giới Phật giáo)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here