Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Cảnh báo đạo đức trong Tăng già Cambodia

Cảnh báo đạo đức trong Tăng già Cambodia

162
0

Hiến pháp Cambodia đã công nhận Phật Giáo là quốc giáo và có khoảng 95% dân số là tín đồ đạo Phật. Tuy nhiên gần đây, sự suy thoái đạo đức trong giới tu sỹ và sự quan hệ chính trị đối với một số chức sắc trong Tăng già đang ngày càng nghiêm trọng.

Gần đây, sư Tep Vong trong giáo hội Tăng già Cambodia đã lên tiếng chỉ trích về việc điều hành của Dân Đảng ở Cambodia. Việc làm này của sư đã dẫn đến tranh luận của một số chức sắc trong Tăng già Cambodia về việc sử dụng chùa chiền làm nơi tổ chức các diễn đàn của các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là các tổ chức nhân quyền.

Thay vì dùng diễn đàn để làm mục đích văn hóa tôn giáo thì Tep Vong đã xem diễn đàn như một nơi cho mọi người yêu cầu chính phủ đáp ứng những mong muốn riêng tư của họ. Phật Giáo luôn duy trì hòa bình và không bạo động, lấy đây làm phương tiện để hộ trì nhân loại.

Tep Vong thường diễn thuyết vào những ngày nghĩ lễ để tái xác nhận sự ủng hộ của mình đối với đảng đang cầm quyền. Sư hiếm khi đề cập đến vấn đề tiêu chuẩn đạo đức hoặc vai trò của tu sĩ hiện nay trong xã hội Cambodia.

Nhiều báo cáo cho thấy tu sĩ có nhiều hành vi suy thoái đạo đức mà giáo hội thiếu quan tâm. Theo một báo cáo mới đây của một điều tra cho thấy tu sĩ có nhiều vi phạm giới luật, thậm chí cố ý lợi dụng chức sắc để giấu giếm hoặc dùng uy lực che giấu; hoặc giáo hội không chịu trách nhiệm đối với một số tu sĩ suy thoái đạo đức mà nhanh chóng chỉ tay sang một điều kiện tác động khác.

Nếu sự lạm dụng này cứ tiếp tục thì Phật Giáo sẽ bị người dân Cambodia mất niềm tin và sẽ ảnh hưởng đến Tăng già và Phật Giáo. Bên cạch đó, sẽ  là nguy cơ  ảnh hưởng đạo đức xã hội, nếu người công dân đánh mất niềm tin tôn giáo của họ, từ đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức hành vi và đạo đức xã hội nói chung.

Phật Giáo từ xưa đến nay đóng một vai trò hòa bình và hòa hợp quan trọng của đất nước Cambodia, đặc biệt là đưa đất nước ra khỏi nạn hủy diệt của Khơ Me Đỏ. Người Cambodia thường dạy con cái họ thực hành theo lời dạy của đức Phật và xem đây là kim chỉ nam để hướng dẫn cuộc đời của họ, thậm chí dùng để duy trì hòa bình cho xã hội và an lạc cho bản thân.

Do đó, những vị trưởng lão trong giáo hội và tu sĩ cần phải duy trì vai trò đức dục của mình để cho người dân tin tưởng và tạo cho xã hội khỏi bị nhanh chóng suy thoái đạo đức. Tu sĩ phải nhìn lại vai trò của mình trong quá khứ để phát triển cộng đồng và đất nước.

Qua lịch sử cho thấy, chùa chiền và tu sĩ đã đóng góp một cống hiến to lớn cho văn hóa và giáo dục đối với đất nước Cambodia bất kì ở giai đoạn nào, kể cả trong thời nhân tâm loạn lạc. Thế nhưng hiện nay vai trò và sự đóng góp của họ đang thu hẹp.

Có nhiều biểu hiện như đói kém, tham nhũng, xã hội thiếu công bằng, tranh chấp đất đai và xã hội cạnh tranh mà chính phủ Cambodia phải đối diện, vì thế hàng ngũ tu sĩ Phật Giáo phải đóng một vai trò cơ hữu cần thiết trong việc bảo vệ hòa bình và tạo niềm tin đúng đắn cho người dân. Đây là một chiến lược lâu dài cho đất nước Cambodia xây dựng xã hội và tương lai tốt hơn.

Chak Sopheap là một sinh viên ghiên cứu về hòa bình ở trường Đại học Quốc tế tại Nhật Bản. Cô đã điều hành một blog trên trang www.sopheapfocus.com, chia sẻ những cảm tượng của cô cho cả Nhật Bản và quê hương của cô – Cambodia. Cô là công chức đầu tiên cổ súy và ủng hộ nhân quyền ở Cambodia.

Thuần Nguyên dịch, theo www.buddhistchannel.tv
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here