Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Phật giáo Tây Tạng

Phật giáo Tây Tạng

210
0


Tổng thống G. W. Bush tiếp kiến đức Đạt Lai Lạt Ma tài Nhà Trắng. Ảnh: en.wikipedia


Thời thơ ấu của vị “Phật” sống thứ 14 của truyền thống “Mật tông” Tây Tạng luôn là nguồn cảm hứng cho thế giới điện ảnh trong việc giàn dựng các bộ phim tiếng tăm như Kundun và Bảy năm ở Tây Tạng ( Seven year in Tibet) trong đó minh tinh màng bạc Brad Pit sắm vai chính. Ngài có sức lôi cuốn và thu hút nhân sĩ và trí thức bằng những gương sáng và đạo hạnh tu hành cũng như là lời nói chánh pháp được xuất ra từ trong lòng một tuệ giác vô ngã; một trong số họ, Richard Gere (ngôi sao điện ảnh Holywood, giải quả cầu vàng giành cho nam diển viên xuất sắc nhất 2003 trong phim Chicago) và Adam Yauch (Nhạc công về thể loại nhạc hip-hop , đồng sáng lập viên ban nhạc Beastie Boys). Một trong những môn đồ xuất chúng và bây giờ là trợ giáo đắc lực nhất của đức Đạt Lai Lạt Ma là sư Robert A.F. Thurman, một nhà văn, học giả sinh trưởng tại Hoa kỳ. Trung tâm tu học chính thức của ngài ở Bắc Mỹ hiện đặt tại Ithaca, thành phố Newyork.


Một vị Lạt ma sáng chói khác trên bầu trời Phật giáo Tây Phương theo truyền thống Tây Tạng là sư Chögyam Trungpa (1939-1987), nếu như cách đây mấy chục năm, những quyển sách bằng tiếng Anh của D.T. Suzuki viết về Thiền tông Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ sâu đậm đến bao nhiêu thế hệ học giả tri thức văn nghệ sĩ Tây phương; thì sau đó khoảng 20 năm có những quyển sách tiếng Anh của vị đại Lạt Ma Tây Tạng thuộc tông phái Kagu tên là Chogyam Trungpa ở Colorado, cũng đã từng ảnh hưởng lớn lao mạnh mẽ đến giới trí thức văn nghệ sĩ Tây phương chẳng hạn như quyển Cutting througth Spritual Materialism (Xuyên thắng hoa đốm hư vọng, thấu đạt chân nghĩa tâm linh) The Myth of Freedom (Khai phóng tinh thần tự do) những thi sĩ nổi tiếng nhất Hoa Kỳ như Allen Ginsberg và Gary Snyder đều là môn đệ của Lạt Ma Chogyam Trungpa (Allen Ginsberg đã không tiếc lời ca tụng Lạt Ma Chogyam Trungpa như là một vị Phật sống đại nghệ sĩ). Thuở còn tại thế, sư đã thành lập một loạt các thiền viện tu học lấy tên là Dharmadhatu mà sau này thống nhất dưới tên gọi Vajradhatu (Hay là Shambhala). Sư ra đi trở về với “im lặng” như con mãnh thú cất tiếng rống giữa thinh không vào năm 1987, trả lại nhục thân cho đất trời và cát bụi mà vẫn thường trụ pháp thân trong thế giới của ta bà nhân sinh.


Ngoài Chogyam Trungpa thuộc phái Kygyu (Ka Nhỉ Cư), hiện nay chúng ta còn thấy viên bảo ngọc khác của truyền thống Tây Tạng mà điển hình là Tarthang Tulku Rinpoche (thuộc phái Nyingma-Ninh Mã) đang trên đà ảnh hưởng mạnh mẽ sâu đậm hơn nữa, nhất là với giới giáo sư đại học Huê Kỳ và những nước Tây phương khác. Những quyển sách của sư trưởng Lạt Ma Tarthang Tulku đã ảnh hưởng sâu đậm mãnh liệt đến thế giới đại học ở Hoa Kỳ và đã được giảng dạy trong gần 40 viện đại học ở đây và đã được dịch ra tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng Hòa Lan, Phần Lan và Bồ Đào Nha và nhiều thứ tiếng khác nữa. Chẳng hạn quyển Time, Space and Knowledge (thời gian, không gian và trí thức) đã được dùng làm sách thi cử cho sinh viên trong gần 35 trường đại học Huê Kỳ. Ngay cả đại học đường nổi tiếng ở Đức, đại học đường Heidelberg cũng dùng sách này cho sinh viên học thi trong chương trình giảng dạy về Toán Hình Học và Thuyết Tương Đối. Sách của Lạt Ma Tarthang Tulku đã được cho sinh viên học trong những chương trình bộ môn khác biệt hẳn nhau như Không gian và Toán học. (Đại học State U. of N.Y Oswego) Vật lý học (Đại học Trinity U. Texas), xã hội học (Đại học U. of Idaho, Đại học Salem State College Mass), Tâm lý học (Đại học Indiana University, Ohio State U. U. of S Carolinia) và rất nhiều lãnh vực ngliên cứu học vấn khác ở đại học (Tôn giáo học, Thần học, Tri thức luận, Quản trị, Cố vấn nghề nghiệp v.v…).


Cả hai đại sư Tarthang Tulku, Chogyam Trungpa là những bậc Bảo Quý (tiếng Tây Tạng gọi là Rinpoche, nghĩa là “quý báu”, giáo phẩm cao nhất trong Phật Giáo Tây Tạng tương đương với Thượng Tọa và Hòa Thượng của Việt Nam dù tuổi đời của Tarthang Tulku và Chogyam Trungpa lúc bấy giờ vẫn còn trẻ để được truy phongi). Báo chí Tây Phương mà điển hình là tờ Brain-Mind Bulletin đã từng nhận định hai đại sư trên là những hình ảnh sống động và có tầm ảnh hưởng lớn lao ở Hoa Kỳ.


Từ trước đến nay, Phật Giáo Tây Tạng đã thành lập nên một hệ thống tổ chức rất chặt chẻ cho từng tầng lớp khác nhau: Những vị tu sĩ nào được thọ giới xuất gia đều được gọi chung là Lạt Ma(Lamas) theo các cấp bậc và ngôi thứ khác nhau như Gelong, Geshe, Rinpoche hay Tulku. Gelong là những vị vừa thọ giới, tương đươngvới Tỳ Kheo, Geshe là những vị đã tốt nghiệp kỳ thi Tiến sĩ Phật Học chính thức, qua những thời gian hành trì nhất định. Rinpoche hay Tulku là những vị Lạt Ma tái sanh.Trong tổ chức Phật Giáo Tây Tạng, có những bậc cao tăng được xácđịnh là đã từng tu tập trong nhiều kiếp trước, đồng thời cũng đã được tái sanh, trở lại trần thế, để tiếp tục hoằng dương Phật Pháp. Những vị nầy thường được lựa chọn tái sanh và đi vào vòngsinh tử nhiều kiếp, để thực hiện Hạnh Nguyện Bồ Tát.Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, có 2 phương pháp để hiểu được sự tái sanh nầy. Cách thức thứ nhất giúp cho tin vào những đời trước hay chỉ một đời trong quá khứ. Còn phương pháp thứ nhì khiến ta tin vào những đời sau hay một đời sống trong tương lai.Trong hai phương pháp nầy, phương pháp thứ nhất mang giá trị truyền thừa và chuyển kiếp; còn phương pháp thứ hai nhắm vào mục đích tăng tiến trong tu trì, hầu đạt được sở nguyện trở lại trong tái sinh.Khi đã nhận định rõ là có kiếp trước thì cũng dễ dàng nhận đượclà có kiếp sau. Mục đích duy nhất trong việc chấp nhận tái sanh để khuyến khích công năng tu hành để được đi vào thế giới của luân hồi, nhân quả có hiệu nghiệm hơn.Về kỹ thuật nhận biết được tái sanh hay không thì có rất nhiều nhưng tựu trung có 5 cách:- Kỹ thuật thứ nhất: nhờ đến bản năng và dấu hiệu tâm linh mà chúng ta có thể biết được rằng có một đời trước.- Kỹ thuật thứ hai: bao hàm sự hiểu biết và nhận định rõ ràng vềdòng tâm tương tục nối tiếp thường xuyên.- Kỹ thuật thứ ba: sử dụng năng lực của mộng tưởng để có thể chứng minh được rằng có một đời trước, đã liên hệ đến việc tái sinh trong đời sau.- Kỹ thuật thứ tư: Nhờ đến năng lực của những dấu ấn về tái sinh thể hiện rõ nét trên cử chỉ, vết tích, thị hiện.- Kỹ thuật thứ năm: Nhờ đến năng lực của những vị cao tăng, thông qua kinh điển, để nhận biết có sự tái sinh.Trong Kinh Hoa Nghiêm có dạy rằng: “Biết được những chuyển biến về kiếp vãn sanh, chính là do Tâm Tự Tánh. Còn khả năng thành tựu huệ thân, không do tha ngộ”. Câu kinh trên được hiểu: Khả năng chuyểnbiến của các kiếp phải do tu hành để đốn ngộ của bản thân, không do trợ lực nào. Phật Giáo Tây Tạng nói đến nhiều vị cao tăng đã tu tập trong nhiều kiếp nối tiếp nhau và cũng đã tái sinh, trở lại trần thế trong nhiều lần, để tiếp tục công việc hoằng pháp độ sinh. Đốivới những bậc đại sư, cao tăng thiền đức có quá trình tu tập và hành trì với hạnh nguyện cao cả đến như vậy, Phật Giáo đồ TâyTạng rất ngưỡng mộ và kính trọng, không khác gì công đức của những Bồ Tát Hoá Thân.Tín đồ Mật Tông thường hướng về công hạnh “Phát Bồ Đề Tâm”(Bodhichita), như là đối tượng trong việc tu chứng. Trên con đường tu học, Phật Giáo đồ ở đây chú tâm đến việc phát Bồ Đề Tâm,phát nguyện tu hành để trở thành vị Bồ Tát, mang tâm nguyện chuyển hoá trong kiếp sau, để cứu độ chúng sinh. Nhận thức về BồTát trong tâm thức người Tây Tạng chỉ là một vị đắc đạo, có đức vị tha, từ bi, đi vào đời để cứu đời.Trong một thời thuyết pháp gần đây, đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứXIV đã chỉ ra rằng: “Theo truyền thống của Phật Giáo Đại Thừa(Mahayana), tình yêu và lòng từ bi là nền tảng đạo đức của nền hoà bình thế giới nầy. Tình yêu chân thật không dựa trên sự luyến ái,mà dựa vào lòng vị tha. Có như vậy, lòng Từ bi của chúng ta sẽ tồn tại mãi mãi, qua nhiều kiếp, nhự một sự đáp ứng nhân đạo đốivới mọi khổ đau; lòng Từ bi nầy sẽ tồn tại cho đến ngày nhân loại không còn sự khổ đau nữa”.Phát Bồ Đề Tâm đến mức độ nào là tùy theo hạnh nguyện. Chẳng hạn như các vị cao tăng Tây Tạng đã từng phát Bồ Đề Tâm rộng lớn và sự tái sinh của các vị nầy là để thực hành Hạnh Bồ Tát, tự nguyện tái sinh trở lại cõi trần trong vô số kiếp, cho đến khi nào hạnhnguyện nầy được viên mãn. Với một số Lạt Ma khác thì việc táisinh không phải để tế độ quần sanh, mà chính là để tu học thêm, từ đó sẽ đem lợi ích cho kẻ khác. Khác biệt căn bản của hai trường hợp nầy tùy theo phát nguyện của họ: có vị phát nguyện tái sinh để tạo lợi ích cho kẻ khác; có vị tái sinh với hạnh nguyện Bồ Tát rộng lớn hơn. Ngay trong thời gian tu học và độ sinh, cácvị Lạt Ma đã ôm ấp hạnh nguyện nầy và suốt đời tiến hành trong phạm vi đó.


Hiện nay, Phật giáo Tây Tạng tồn tại mạnh mẽ bốn trường phái chính là Gelugpa, Sakyapa, KagyupaNyingmapa. Tất cả đều theo những giáo lý căn bản của đạo Phật được truyền từ Ấn Độ đến Tây Tạng, động viên những tài nguyên lớn con người và vật chất qua nhiều thế kỷ. Một cách nền tảng, mọi tông phái này là những người nắm giữ sự trao truyền Kim Cương thừa từ Vajradhara đến các tổ. Vị Lạt ma thật sự là sự biểu lộ của Vajradhara, và bởi thế, rất là quan trọng. Điều này giải thích tại sao ngày xưa Phật giáo Tây Tạng được xem là Lạt ma giáo. Danh từ này liên quan đến phương diện này của Phật giáo Tây Tạng.


Đức Phật đã ban nhiều giáo huấn khác nhau và đôi khi trái nghịch nhau cho các đệ tử, chúng sau đó được chuyên biệt hóa trong các giáo trình chỉ dạy riêng biệt. Từ các nhóm tín đồ ban đầu nổi lên mười tám phái Tiểu thừa. Về sau, truyền thống Đại thừa của Trung Quán và Duy Thức nở rộ như là kết quả của sự khai nguồn của hai bậc thầy tối thượng là Long Thọ và Vô Trước. Tiếp theo, từ thế kỷ thứ năm trở đi, những dòng khác nhau của Kim Cương thừa hay “Mật thừa” nổi lên. Bởi thế, khi Phật pháp được truyền vào Tây Tạng, các phái Tây Tạng phát triển rộng trên nền tảng của khuôn khổ đã có trước này.


Chủ đề chính của giáo huấn Kagyu là Mahamudra (Đại Ấn), sự chứng ngộ bản chất thật sự của tâm và sự chiếu diệu của nó trong Trí Huệ và Đại Bi. Nó là nền tảng, con đường và mục đích của tâm linh. Dingo Khyentse Rinpoche ví dụ Đại Ấn với một vị vua đóng khuôn dấu của mình lên tài liệu và như thế là dấu hiệu sự xác nhận của mình. Tương tự, hành giả Đại Ấn chứng ngộ rằng Phật tánh là thực tại nền tảng của mọi hiện tượng, và bất cứ cái gì khởi lên đều được đóng dấu (Skt : mudra) bằng tánh viên mãn đồng khởi (Skt : sahaja) bổn nguyên. Giáo huấn và phương pháp của con đường tâm linh Kagyu thoát thai từ sự kết hợp của Gampopa giữa “tiệm đạo” phái Kadam và tantra của các đại thành tựu giả. Nền tảng triết lý của nó là Uttaratantra của Maitreya và luận giải về sách ấy của Vô Trước. Chủ đề Đại Ấn gồm trọn mọi đa thù bề ngoài của các nguyên tắc và thực hành này. Ở trong sanh tử luân hồi, Phật tánh chỉ hiện hữu như một tiềm năng ẩn bị che mờ bởi vô minh và phiền não nhiễm ô. Con đường tâm linh là sự giải phóng Phật tánh này và mục đích là sự viên mãn của nó như là Pháp thân. Như Gampopa nói trong Sự trang hoàng ngọc ngà của giải thoát : Cái nguyên do chính là Phật tánh. Con đường chuyển hóa này có ba cấp bậc chính hay ba thừa : Tiểu thừa, Đại thừa và Kim Cương thừa. Đại Ấn là cực điểm hay vương miện của con đường.


Phái Ninh Mã (R õnin–ma–pa). Còn gọi là Cổ Cựu phái, hoặc Đại Cứu Cánh phái. Gọi vậy là do Cổ phái tu theo Mật thừa được Liên Hoa Sanh truyền bá và thuộc về Phật giáo Tiền-truyền. Về sau có thêm sự phối hợp với Mật thừa của Tân phái thuộc Phật giáo Hậu- truyền, hợp nhất tân cổ gọi chung là phái Ninh Mã. Đây là hệ phái Phật giáo lấy Mật giáo hỗn hợp với Bổng giáo mà thành, do đó, phái này không coi trọng giới luật, chỉ chuyên trì mật chú và lấy Vô Thượng Du Già làm cứu cánh. Họ sùng bái Pháp thân Phật Phổ Hiền. Thứ tự tu tập của tông này chia thành chín thừa, lại phân ra Hiển, Mật hai loại, còn phân ra Ứng Thân (Phạn văn Nirmàna-Kaya, Tạng văn: Sprul-pahị sku), BáoThân (Phạn văn: Sambhoga-Kàya, Tạng văn: Ioris-pyod-rdsogs-pahi-sku) và Pháp Thân (Phạn văn: Pharma-Kàya, Tạng văn: Chos Kyi-sku).


Giáo phái Sakya Vị tổ sư khai sáng giáo phái Sakya là Ngài Khon Koncho Gyalpo,được tôn vinh là “ánh sáng rạng ngời Tây Tạng”. Khởi đầu vào hậu bán thế kỷ XI tại vùng tây bắc Tây Tạng; sau phát triển sâu rộng khắp nơi, đến cả vùng Buttan, Kashmir và Trung Hoa.Nguyên tắc căn bản của giáo phái nầy gồm có những điểm chính sau đây:- Về giáo lý: Quán triệt tất cả giáo lý Mật Tông nguyên ủy. Tu sĩ ổ cấp bậc nào thì học hỏi những mật ngữ ở cấp bậc đó.- Tăng đoàn: Phân chia ra làm 12 cấp bậc khác nhau. Mỗi cấp bậc phải theo đúng giáo quy. Từ cấp nầy sang cấp cao hơn, phải quanhững thử thách khó khăn. Tăng sĩ phải theo 312 giới luật.- Đàn pháp Mandala được thiết trí do những cao tăng thiền đức đã đốn ngộ. Tôn thờ các Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara)Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjusri), Kim Cang Thủ Bồ Tát (Vajrapani).Những vị đại sư nổi tiếng về kinh điển và hạnh nguyên trong giáo phái nầy phải kể đến Ngài Kunga Gyaltsen (1182 – 1251) và Ngài Phagpa Lodro Gyaltsen (1235 – 1280).


Giáo phái Gelug Pa hay còn gọi là Hoàng Mạo Phái vì các vị sư thường đội mũ vàng. Giáo phái này được sáng lập vào năm 1409, do Ngài Tsong Khapa. Tông này đặc biệt nhấn mạnh đến Luật tạng (sa., pi. vinaya) và nghiên cứu kinh điển. Căn bản của cách tu tập trong tông này là những bộ luận Bồ-đề đạo thứ đệ và những tác phẩm nói về học thuyết của các trường phái. Kể từ thế kỉ thứ 17 tông này có trách nhiệm chính trị tại Tây Tạng, với sự có mặt của Đạt-lại Lạt-ma, được xem là người lĩnh đạo chính trị và tinh thần của nước này. Đến nay những vị Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo Tây Tạng xuất thân từ giáo phái nầy là những vị lãnh đạo tinh thần kiệt xuất và thấm nhuần giáo nghiã uyên áo của nền học thuật có một không hai này ỏ vùng Viễn Đông này. Từ cách hành xử cho đến ngôn ngử, các Ngài đã thể hiện một tuệ giác tri Trung quán từ một nguồn năng lượng vô tận mà Kim Cang thừa và Mật Tông đã mang lại. Ngài Tsong Khapa nổi tiếng về thuyết pháp và đàm luận, đồng thời cũng có những tư tưởng canh tân Phật Giáo Tây Tạng để thích nghi tùy theo hoàn cảnh xã hội.Cũng nhờ những biến đổi trong tổ chức và hoạt động văn hoá, xã hội, giáo dục cho nên giáo phái nầy trở nên hưng thịnh và ảnh hưởng lớn nhất. Những luật tắc của giáo phái nầy rất nghiêm minh,cho nên trong những Tu viện của giáo phái đã đào tạo nhiều cao tăng nổi tiếng về nhiều phương diện.


Phái bộ Gelug dưới sự dẫn dắt của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã có một tầm ảnh hưỡng mạnh mẽ và sâu rộng nhất đối với Tây Phương nói chúng và Hoa Kỳ nói riêng. Phái này đã thành lập Tổ chức Bảo tồn những giá trị truyền thống của Phật giáo Đại thừa (Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition –FPMT) do các vị Lạt ma Thubten Yeshe và Zopa thành lập. Một hình ảnh sống động khác trong truyền thừa của phái này là Geshe Michael Roach, người Mỹ đầu tiên được thọ phẩm Geshe tương đương học vị Tiến Sĩ Phật giáo Tây Tạng. Ông đã thành lập nhiều trung tâm tu học ở Newyork và Đại học Diamond Mountain ở tiểu bang Arizona.


Hy vong với sức mạnh và nguồn nội sinh bất tận của mình, Phật giáo Tây Tạng nói riêng và Các truyền thống Zen- Đại-Tiểu thừa khác nói chung của các quốc gia viễn Đông sẽ đóng góp nhiều hơn cho nền hoà bình và hạnh phúc của nhân loại.



  • Tâm Đức (Theo • En.wikipedia, Thu vien hoa sen, Buddhismtoday)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here