Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Phật giáo và con đường chuyển hoá tâm thức của trí thức...

Phật giáo và con đường chuyển hoá tâm thức của trí thức Tây Phương (Phần 1)

195
0

Vào thế kỷ 18, Phật giáo được biết đến ở Âu Châu thông qua những bản kinh tạng Pali được các học giả mang về từ những nước viễn Đông. Việc dịch kinh tạng của các trường phái Phật giáo cũng bắt đầu vào thế kỷ 19. Sự quan tâm của giới trí thức, triết gia, luật gia, và các văn nhân đã dấy lên một phong trào nghiên cứu và thực hành giáo lý nhà Phật trong lòng một xã hội trên một ngàn năm là nơi nghị trị của Thần học Ky tô.


“Đêm lụi tàn trước bình minh rực sáng


Ngày đến huy hoàng trong ánh từ quang”


Cuộc khủng hoảng đức tin diễn ra âm thầm trong lòng xã hội ở các quốc gia Tây phương khi mà vào năm 1859 Charles Darwin công bố Thuyết tiến hoá về sự xuất hiện và tồn tại của thế giới tự nhiên thông qua quá trình chọn lọc trong môi trường sống của sinh vật qua đó sinh vật tiến hoá từ một hình thái đơn bào cho đến đa bào, từ thấp đến cao cho đến con người dựa vào những yếu tố khách quan và chủ quan như các sinh vật tồn tại hoặc tuyệt chủng là do những điều kiện sống của môi trường và khả năng tự thích nghi của sinh vật đó, và mọi sinh vật, trong đó có con người, đều liên hệ với nhau trong nhịp tiến hóa (thuyết tiến hoá hoàn toàn phù hợp với Thuyết duyên khởi của Phật giáo, qua đó vạn pháp trong vũ trụ đều do đủ duyên mà thành, hết duyên thì diệt).


Quá trình chọn lọc tự nhiên này bắt đầu khoảng vài tỷ năm về trước và không theo một “sắp xếp” của đấng “siêu nhiên” hay “một vị thượng đế” đầy quyền năng nào cách đây 6000 năm như lời thiên khảo trong Thánh kinh đã rao giảng (sáu ngày tạo ra thế giới trong Thuyết Sáng thế).


Đó là chưa nói đến những khám phá của khoa học thế kỷ 16-19 về nguồn gốc và hình thái của vũ trụ khi mà một loạt các nhà khoa học như Giordano Bruno, Galileo Galilei và sau này là các nhà Thiên văn học khác đã chứng minh trái đất quay chung quanh mặt trời và ngoài trái đất ra còn có nhiều hành tinh khác vẫn song song tồn tại trong vũ trụ bao la này chứ không phải như diễn giải của Thánh kinh là qủa đất chỉ đứing yên, là trung tâm của vũ trụ hay mặt trời quay chung quanh nó…(Quan điểm của các nhà khoa học về vũ trụ hoàn toàn tương hợp với Kinh Hoa Nghiêm của Phật giáo ví dụ như trong phầm Thế giới thành tựu, đức Bồ Tát Phổ Hiền đã tuyên thuyết 10 đặc tính của các thế giới trong đó có đoạn nói về hình trạng cuả các thế giới như hình trục xe (hình của chùm siêu sao mới (Supernova) SN 1987A trông giống như một bánh xe có trục), hình nước xoáy (các chòm sao như Cetus, Pegasus và Hercules; hình của Thiên hà NGC 2997), hình bông hoa (hình của khối Tinh Vân Trifid), hình sông (Ngân Hà (Milky Way) quen thuộc mà Thái Dương Hệ của chúng ta nằm trong đó)…


Nếu sự khủng hoảng đức tin diễn ra âm thầm thì mối quan tâm về đạo Phật cũng âm thầm được nhen lên và từ từ thấm xâu vào lòng xã hội Tây phương khi mà đạo Phật bắt đầu du hoá vào các quốc gia Âu-Mỹ từ giữa thế kỷ 19 bằng nhiều con đường và nhiều phương cách khác nhau . Có thể vắn tắt những “kênh dẫn nhập” làm nền tảng cho cuộc cải hoá tâm thức của trí thức Tây phương như sau:


Sự xâm chiếm của các quốc gia Tây Phương biến các nước Đông Phương trở thành thuộc địa thế kỷ 19 từ đó văn hoá của các quốc gia Viễn Đông như Ấn Độ, Trung Quốc tạo được sự chú ý và quan tâm của các học giả, các nhà triết học, văn nghệ sĩ từ các quốc gia Tây Phương.


Sự di cư của hàng loạt người Á châu đến Mỹ, Úc và Âu châu từ cuối thế kỷ 19 và mang theo nền văn hoá bản địa (trong đó có Phật giáo) đến nơi cư trú mới. Trong “phái đoàn” di cư này nổi bật là Đức Đạt Lai Lạt Ma vì phải lánh nạn từ sự xâm chiếm của Trung Quốc và Thiền Sư Thích Nhất Hạnh; đây là hai hình ảnh tượng trưng cho sự tĩnh thức và tuệ giác Đông phương ở trời Tây.


Với một thái độ thân thiện, chân thành và cởi mở lại rất hợp với tinh thần khoa học, Phật giáo không bắt ép ai phải tin mù quáng khi chưa hiểu và chưa kiểm chứng những giá trị học thuật của giáo pháp thông qua tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật. Đây là một phương pháp tiếp cận khách quan nên được giới khoa học gia, triết gia và các văn nhân thi sĩ nhiệt tình ủng hộ. Một trong số họ, Bertrand Russell, nhà triết-học và toán-học nổi tiếng hoàn cầu, trong cuốn Lịch sử triết học Tây Phương (History of Western Philosophy) đã viết: “..Phật-Giáo là một tổ hợp của triết lý suy cứu và triết lý khoa học. Phật Giáo ủng hộ phương pháp khoa học và theo phương pháp này để tới một cứu cánh có thể gọi là thuần lý. Phật Giáo còn tiếp tục tiến xa hơn khoa học nơi khoa học không thể tiến thêm vì khoa học bị giới hạn bởi những dụng cụ vật lý.” (..Buddhism is a combination of both speculative and scientific philosophy. It advocates the Scientific method and pursues that to a finality that may be called rationalistic…It takes up where science cannnot lead because of the limitations of the latter’s physical instruments)


Với đường lối tu tập tĩnh thức, chánh niệm, tôn trọng hoà bình, bảo vệ và yêu thương mạng sống của cộng đồng và của tất cả chúng sanh (trong đó có cả loài cây cỏ), đạo Phật quan niệm rằng “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” và tất cả vạn pháp đều có mối liên hệ mật thiêt với nhau “một là tất cả, tất cả trong một” đều tương duyên, tương sanh nên người học Phật luôn ý thức rằng những hành động gây tổn thương cho cá nhân khác hay cho môi trường sống đều sẽ là tác nhân trực tiếp dẫn đến khổ đau cho mình.


Với cách giải quyết vấn đề từ gốc rể, đạo Phật hướng dẫn con ngưòi tập trung nhìn xâu vào nỗi đau hay nỗi bất an luôn thường trụ trong lòng mình. Vì khi đã hiển rằng tai ương tồn tại và xãy ra cho bất kỳ sinh vật nào trên trái đất, thì sinh vật đó không nên hoảng sợ tìm cách tránh né, mà nên tuân theo con đường tu tập chính đáng bằng vào phương pháp chánh niệm và nhìn xâu vào nỗi đau. Đây là một thái độ dứt khoát, làm “say mê” giới Tây phương với một thông điệp hùng hồn: Mục tiêu tối thượng là chiến thắng kẻ thù trong tâm -tham –sân si. Đây có thể nói là một quan điểm tương hợp với tư tưởng của những triết gia Tây phương hiện đại, họ đã ca ngợi Phật giáo về những cống hiến to lớn trong việc tìm ra căn nguyên của thực tại và những ý tưởng tự do cho toàn nhân loại, nhằm đem lại hạnh phúc thực sự cho muôn loài. Chẳng hạn như Frederick Nietszche, triết gia lỗi lạc Đức, đã từng nhấn mạnh đến tính thực tiễn và kham nhẫn-hai đặc tính của Phật giáo như sau: “Đạo Phật mang tính thực tiễn cao hơn gấp ngàn trăm lần so với những tôn giáo khác….Vì thế không có việc kình địch hay chống đối lại những cộng đồng tôn giáo khác. Những lời giáo huấn trong đạo Phật không nhằm mục đích chỉ trích bất cứ điều gì ngoại trừ các cám giảc hiềm thù, thù hận và oán giận”


Và cuối cùng đạo Phật đã giúp con người giải phóng những nguồn năng lượng thừa tích luỹ trong cơ thể , khai phóng vùng não bộ ức chế cảm xúc của con ngưòi bằng kỷ thuật “Thiền” hay “Zen”. Làm mới cuộc đời bằng những suy nghĩ chánh niệm và sống tĩnh thức trong từng phút giây. Ơ trời Tây, thiền được đón nhận như là một món ăn tinh thần, một phương pháp trị liệu hiệu quả của nhiều nhân sĩ, trí thức và ngay cả những người là tín đồ Cơ đốc giáo hay các giáo phái khác; qua đó mới thấy được sức thuyết phục từ lời phát biểu của tiến sĩ Graham Howe, nhà Phân Tâm Học nổi tiếng của Anh Quốc: “Đọc một chút về Phật Giáo ta cũng có thể nhận thức được rằng, từ 2500 năm trước, Phật Giáo đã biết về những vấn đề mới về tâm lý nhiều hơn là chúng ta thường biết tới. Họ nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và cũng đã tìm ra phương thức giải quyết chúng. Ngày nay chúng ta chỉ khám phá lại trí tuệ thông thái cổ xưa của Đông phương.” (To read a little Buddhism is to realize that the Buddhists knew, 2,000 years ago, far more about modern problems of psychology than they have been given credit for. They studied these problems long ago and found the answers also. We are now rediscovering the ancient wisdom of the East.)



Đức Đạt lai Lạt Ma và thiền sư Thích Nhất Hạnh-hai ngôi sao sáng trên bầu trời Phật giáo Tây phương. Ảnh: Làng Mai


Đạo Phật đến Âu Châu


Vào thế kỷ 18, Phật giáo được biết đến ở Âu Châu thông qua những bản kinh tạng Pali được các học giả mang về từ những nước viễn Đông. Việc dịch kinh tạng của các trường phái Phật giáo cũng bắt đầu vào thế kỹ 19. Sự quan tâm của giới trí thức, triết gia, luật gia, và các văn nhân đã dấy lên một phong trào nghiên cứu và thực hành giáo lý nhà Phật trong lòng một xã hội trên một ngàn năm là nơi nghị trị của Thần học Ky tô.


*** Phật giáo Ở Anh: vào năm 1879 sir Edwin Arnold biên tập hoàn thành ấn bản một Thiên sử thi về cuộc đời của Đức Phật có tựa đề “Ánh sáng của Á Châu”. Đây được xem là một tác phẩm kinh điển của Phật giáo ở Anh quốc và vẫn được ấn hành cho đến ngày nay.


vào năm 1879 sir Edwin Arnold biên tập hoàn thành ấn bản một Thiên sử thi về cuộc đời của Đức Phật có tựa đề Đây được xem là một tác phẩm kinh điển của Phật giáo ở Anh quốc và vẫn được ấn hành cho đến ngày nay.


Số lượng sách có hạn được ấn hành trong những năm tháng phôi thai này cũng đủ để khơi dậy một vài người bắt đầu thực hành đời sống phạm hạnh ngay tại tư gia.Một trong số họ, ông Allan Bennet, đến Tích Lan tham học vào năm 1898 và trở thành người Anh đầu tiên được thọ gíơi Tỳ kheo của truyền thống Theravada.


Vào năm 1907, một số người quy tụ lại và thành lập hội Phật học Anh Quốc. Hội Phật học này đựơc kế thừa một cách xứngđáng bởi Hội Phật học London do Christmas Humphreys thành lập sau đó vào năm 1924, cho đến nay được coi là tổ chức Phật giáo lâu đời nhất và lớn nhất Phương tây. Vai trò của Christmas Humphreys đối với việc truyền bá hoằng dương Giáo Lý Đạo Phật tại Tây phương từ trên nửa thế kỷ nay quả thật là lớn lao, theo điệu ảnh hưởng dây chuyền. Nếu không có Humphreys thì những tác phẩm Thiền luận kinh điển của D.T. Suzuki khó có thể được xuất bản tại Anh Quốc và tạo ra một hiệu ứng tích cực tác động gần như toàn diện đến văn hoá phương Tây vào những năm 50-60 và cho đến bây giờ và cũng chính C. Humphreys đã đưa Alan Waats vào thế giới Phật giáo để rồi sau đó như chúng ta đã biết A. Waats đã tác động ảnh hưởng đến giới văn nghệ, trí thức, sinh viên, tuổi trẻ Tây phương như thế nào thông qua những tác phẩm như Spirit of Zen, “This Is It” and Other Essays on Zen and Spiritual Experience…


***Phật giáo ở Đức:


Phật giáo được cháo đón ở Đức cách đây trên 100 năm và nở những “bông hoa thơm ngát” trên mãnh đất vốn là quê hương của biết bao thiên tài về triết học. Những danh xưng như Nietzsche, Kant, và Arthur Schopenhauer một thời làm thế giới “ngất ngây” vì những tư tưởng lớn của họ. Trong đó người có công lớn nhất trong việc chuẩn bị “buổi ban mai hoà bình” cho Phật giáo là Arthur Schopenhauer, người đã đặt nền tảng và ảnh hưởng lớn lao đến thế hệ Phật tử đầu tiên của Đức quốc.


Những trưởng tử của Như lai xiễn dương chánh pháp trên tinh thần của Arthur Scopenhauer có Anton Gueth (1878-1957) sau này là sư trưởng, thượng toạ Nyanatiloka truyền thống Theravada (1904). Sư mất năm 1957 tại Colombo-Srilanka và để lại cho hậu duệ một công trình hoằng pháp đang khâm phục với công trình dich thuật, khảo cứu về Phạn ngử và Tự điển Phật giáo; nhà nghiên cứu triết học, chuyên gia dịch thuật và chuyễn ngử Karl Eugen Neumann (1865-1915), sinh trưởng tại Áo, tác nghiệp như một chuyên gia ngân hàng ở Berlin vào năm 1882, ông quan tâm và thích thú triết học của Schopenhauer, và trở thành một trong những tín đồ Phật tử đầu tiên chuyên nghiên cứu kinh tạng Pali và dịch rất nhiều kinh sang Đức ngử. Ngoài ra còn có Tiến sĩ Paul Dahlke (1865-1928), nhà vật lý học sinh trưởng tại Berlin và Georg Grimm(1868-1945) đóng góp công lao to lớn trong “buổi bình minh” của Phật giáo tại quê hương của “nền triết học hiện đại” này.


Năm 1903 hội Phật học đầu tiên ra đời ở Lepzip và sau đó là công trình dịch thuật công kinh tạng Pali ra Đức ngữ trên bình diện rộng. Năm 1922 Hermann Hesse (1877-1962-Nobel văn học 1946) cho ra mắt độc giả tác phẩm kinh điển “Siddhartha” hay “Câu chuyện Dòng Sông”, ngay lập tức được dịch ra nhiều thứ tiếng, xuất bản tại Mỹ vào năm 1951 và tạo ra một hiệu ứng tích cực trên toàn thế giới trong những thập niên 50 và 60 của thế kỹ 20.


Vào năm 1924, Paul Dahlke thành lập Trung tâm nghiên cứu Phật học đầu tiên có tên là : “Buddhistische Haus” ở Berlin sau đó được xáp nhập với hôi German Dharmaduta Society, được thành lập sau đó vào năm 1952 bởi một thương gia trẻ chuyên doanh đồ nử trang và kim hoàng cao cáp: Asoka Weeraratna. Ngày nay với uy tín và sự ãnh hưởng to lớn của nó đối với Phật giáo tại Đức, trung tâm được chính phủ Đức công nhận nó là một tổ chức Phật giáo lâu đời nhất ở Âu Châu, một di sản của quốc gia và là trung tâm phát triển Phật giáo truyền thống Theravada ở quốc gia Tây Âu này.


Một tín hiệu đáng mừng cho công cuộc hoằng dương chánh pháp ở đây là khi mà Phật giáo tuy không phải là tôn giáo chính thức ở Đức, nhưng chương trình giãng dạy về đạo Phật đã bắt đầu được áp dụng ở trường tiểu học Berlin từ năm 2004. Điều này cho thấy một triễn vọng tốt đẹp cho Phật giáo ở Đức Quốc khi mà Phật giáo sẽ được đưa vào chương trình học chính thức của nền giáo dục Đức trong tương lai.


*** Những chú gà trống Gô Loa cất cao tiếng gáy đón chào “buổi bình minh Phật giáo”.


Phật giáo ngày nay được biết đến là tôn giáo lớn thứ tư ở Pháp sau Gia tô, Hồi và Do Thái giáo với số tín đồ gần 1 triệu người bao gồm một nữa là dân di cư từ Trung Quốc và Việt Nam, số còn lại là những người phát chuyển tâm thức và cảm thấy “thân thiện” với giáo lý Phật đà.


Một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho Phật giáo ở Pháp là Alexandra David-Néel (1868-1969) một nhà nử thám hiểm, nhà văn và nhà nghiên cứu Phật học. Suốt cả cuộc đời, nử “hộ pháp” này đã cống hiến sức mình cho sự phát triển Phật giáo tại Pháp quốc với trên 30 tác phẩm viết về Phật giáo và nền minh triết Á Đông. Văn phong của bà ảnh hưởng rất nhiều từ một ” hội thiền” gọi là “Beat Zen” hay “Beat Generation” được thành lập bởi Jack Kerouac, Allen Ginsberg, William S. Burroughs… ở Newyork thập niên 40 và triết gia Alans Waats. Alexandra David-Neel đã có nhiều cuộc viễn du đến Lhasa-thánh địa Phật giáo Tây Tạng vào những năm 1924, gặp gở các vị hoàng thân và cả đức Đạt Lai lạt ma thứ 13 để nghe và học giáo lý truyền thống Tây Tạng.


Con đường chuyển hoá tâm thức ở Pháp diễn ra tương đối chậm tuy nhiên lại có một kết quả rất tốt đẹp và một viễn cảnh sáng sủa hiện nay và trong tương lai. Một trong những ngôi sao lớn nhất, một hạnh nguyện từ bi cứu độ nhân sinh, một thiền sư có sức sáng tạo bậc nhất, một ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Hoà bình và một người con của dân tộc Việt Nam đã làm rạng rỡ nòi giống tiên rồng khi đã thành công trong việc đem Phật giáo-một tôn giáo tĩnh thức và chánh niệm gieo lên trên những mãnh đất tâm vốn từ lâu đã bị khô cằn vì những đức tin đang ngày càng suy kiệt. Thầy – Thiến sư Thích Nhất Hạnh đã thổi một sức sống mới cho “thiền” ở trời Tây, hay nói đúng hơn Thầy đã chuyển hoá nỗi khổ đau và bất an luôn thường trụ trong lòng thế hệ thanh niên Pháp quốc nói riêng và cho bao thế hệ của thế giới nói chung bằng một lý thuyết rất “quen thuộc” nhưng cách ứng dụng hoàn toàn “mới”. Thầy đã thành lập “Đạo tráng Mai thôn” ở miền Nam nước Pháp và nhiều trung tâm tu học khác trên thế giới.


Bên cạnh “Làng Mai” chúng ta có thể thấy các trung tâm Phật học Tây Tạng cũng được thành lập từ thập niên 70 của thế kỷ 20 như Dashang Kagyu Ling, Dhagpo Dargye Lin


Ngày nay, Phật giáo đóng một vai trò và ảnh hưỡng to lớn lên nền văn hoá Pháp, một chương trình “Voix Bouddhistes” (Tiếng nói Phật Giáo) được phát đều đặn trên sóng truyền hình kênh France 2 vào 8 giờ 30 chủ nhật hàng tuần với tựa đề “Chemins de la foi” (Đường đến với đức tin) bởi Tổ chức hợp nhất Phật giáo Pháp thực hiện đã tạo được tiếng vang lớn và là một món ăn tinh thần của Phật tử ở xứ sở những chú “Gà trống Gô loa này”


Luc Furry, một nhà triết học đương đại nỗi tiếng của Pháp, được bỗ nhiệm là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thanh niên năm 2002, phát biểu như sau trên tạp chí “Le Point”: “Tại sao Phật giáo lại phát triển như thế? Và tại sao điều này lại xãy ra ở Pháp, một quốc gia Thiên chúa giáo…. lại là nơi mà niềm tin vào thần học ky tô bị xói mòn dữ dội và thay vào đó là sự nở hoa của Phật giáo như là một niềm tin được thay thế ở thế giới Tây phương này”. “Why this Buddhist wave? And why particularly in France, a very Catholic country in the past? … In this time of de-Christianization, Buddhism has furnished to the West a rich and interesting alternative.””Tại sao Phật giáo lại phát triển như thế? Và tại sao điều này lại xãy ra ở Pháp, một quốc gia Thiên chúa giáo…. lại là nơi mà niềm tin vào thần học ky tô bị xói mòn dữ dội và thay vào đó là sự nở hoa của Phật giáo như là một niềm tin được thay thế ở thế giới Tây phương này ***Một số trung tâm Phật học tiêu biểu tại Châu Âu.


The Buddhist Society [ http//www.thebuddhistsociety.org], London. Một trong những tổ chức Phật Giáo đầu tiên ở Anh Quốc thành lập năm 1924 bởi Christmas Humphreys, QC. Trung tâm mở các buổi pháp thoại và các lớp đào tạo tất cả các trường phái của Phật Giáo. [ http//www.thebuddhistsociety.org], London. Một trong những tổ chức Phật Giáo đầu tiên ở Anh Quốc thành lập năm 1924 bởi Christmas Humphreys, QC. Trung tâm mở các buổi pháp thoại và các lớp đào tạo tất cả các trường phái của Phật Giáo. Kagyu Samye Ling Tibetan Centre [http//www.samyeling.org], Dumfriesshire. Trung tâm được thành lập vào năm 1967 bởi hai nhà truyền giáo Tây Tạng. Ngày nay, TT dưới sự điều hành của sư Dr Akong Tulku Rinpoche và Đức Lạt Ma Yeshe Losal.


[http//www.samyeling.org], Dumfriesshire. Trung tâm được thành lập vào năm 1967 bởi hai nhà truyền giáo Tây Tạng. Ngày nay, TT dưới sự điều hành của sư Dr Akong Tulku Rinpoche và Đức Lạt Ma Yeshe Losal. Đạo tràng Mai thôn [ http//www.plumvillage. org], Meyrac Loubès Bernac, một trung tâm tu học miền Nam nước Pháp, chủ yếu giúp người học Phật thực hành đời sống chánh niệm, tĩnh giác nhằm đem lại hạnh phúc thực sự cho bản thân và chia sẽ với mọi ngưòi chung quanh.


[ http//www.plumvillage. org], Meyrac Loubès Bernac, một trung tâm tu học miền Nam nước Pháp, chủ yếu giúp người học Phật thực hành đời sống chánh niệm, tĩnh giác nhằm đem lại hạnh phúc thực sự cho bản thân và chia sẽ với mọi ngưòi chung quanh.


German Dharmaduta Society [http://www.buddhistisches-haus.de], Berlin; một trong những trung tâm tu học Phật giáo ở Berlin. Được xem là một trong những trung tâm lâu đời nhất ở Châu Âu.


Tâm ĐứcNguồn: Buddhanet.net [ http//www.thebuddhistsociety.org], London. Một trong những tổ chức Phật Giáo đầu tiên ở Anh Quốc thành lập năm 1924 bởi Christmas Humphreys, QC. Trung tâm mở các buổi pháp thoại và các lớp đào tạo tất cả các trường phái của Phật Giáo. [http//www.samyeling.org], Dumfriesshire. Trung tâm được thành lập vào năm 1967 bởi hai nhà truyền giáo Tây Tạng. Ngày nay, TT dưới sự điều hành của sư Dr Akong Tulku Rinpoche và Đức Lạt Ma Yeshe Losal. [ http//www.plumvillage. org], Meyrac Loubès Bernac, một trung tâm tu học miền Nam nước Pháp, chủ yếu giúp người học Phật thực hành đời sống chánh niệm, tĩnh giác nhằm đem lại hạnh phúc thực sự cho bản thân và chia sẽ với mọi ngưòi chung quanh.


[ http//www.thebuddhistsociety.org], London. Một trong những tổ chức Phật Giáo đầu tiên ở Anh Quốc thành lập năm 1924 bởi Christmas Humphreys, QC. Trung tâm mở các buổi pháp thoại và các lớp đào tạo tất cả các trường phái của Phật Giáo. [http//www.samyeling.org], Dumfriesshire. Trung tâm được thành lập vào năm 1967 bởi hai nhà truyền giáo Tây Tạng. Ngày nay, TT dưới sự điều hành của sư Dr Akong Tulku Rinpoche và Đức Lạt Ma Yeshe Losal. [ http//www.plumvillage. org], Meyrac Loubès Bernac, một trung tâm tu học miền Nam nước Pháp, chủ yếu giúp người học Phật thực hành đời sống chánh niệm, tĩnh giác nhằm đem lại hạnh phúc thực sự cho bản thân và chia sẽ với mọi ngưòi chung quanh.


[ http//www.thebuddhistsociety.org], London. Một trong những tổ chức Phật Giáo đầu tiên ở Anh Quốc thành lập năm 1924 bởi Christmas Humphreys, QC. Trung tâm mở các buổi pháp thoại và các lớp đào tạo tất cả các trường phái của Phật Giáo. [http//www.samyeling.org], Dumfriesshire. Trung tâm được thành lập vào năm 1967 bởi hai nhà truyền giáo Tây Tạng. Ngày nay, TT dưới sự điều hành của sư Dr Akong Tulku Rinpoche và Đức Lạt Ma Yeshe Losal. [ http//www.plumvillage. org], Meyrac Loubès Bernac, một trung tâm tu học miền Nam nước Pháp, chủ yếu giúp người học Phật thực hành đời sống chánh niệm, tĩnh giác nhằm đem lại hạnh phúc thực sự cho bản thân và chia sẽ với mọi ngưòi chung quanh. vào năm 1879 sir Edwin Arnold biên tập hoàn thành ấn bản một Thiên sử thi về cuộc đời của Đức Phật có tựa đề Đây được xem là một tác phẩm kinh điển của Phật giáo ở Anh quốc và vẫn được ấn hành cho đến ngày nay. http//www.thebuddhistsociety.org], London. Một trong những tổ chức Phật Giáo đầu tiên ở Anh Quốc thành lập năm 1924 bởi Christmas Humphreys, QC. Trung tâm mở các buổi pháp thoại và các lớp đào tạo tất cả các trường phái của Phật Giáo. [http//www.samyeling.org], Dumfriesshire. Trung tâm được thành lập vào năm 1967 bởi hai nhà truyền giáo Tây Tạng. Ngày nay, TT dưới sự điều hành của sư Dr Akong Tulku Rinpoche và Đức Lạt Ma Yeshe Losal. [ http//www.plumvillage. org], Meyrac Loubès Bernac, một trung tâm tu học miền Nam nước Pháp, chủ yếu giúp người học Phật thực hành đời sống chánh niệm, tĩnh giác nhằm đem lại hạnh phúc thực sự cho bản thân và chia sẽ với mọi ngưòi chung quanh. en. http://Wikipedia.orgTham luận của Tiến sĩ R. Clark-đại học Stanford, Hoa Kỳ, bản Việt ngử của “Văn Hoá Phật Giáo”


Bbc.com , http://langmai.org




  • Tâm Đức

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here