Trang chủ Thiền môn xứ Huế Danh Tăng-Ni, Nhân sĩ Về tiểu sử Thiền sư Từ Lâm

Về tiểu sử Thiền sư Từ Lâm

168
0

Bài văn đó do một nhà sư Trung Hoa soạn vào tháng Tư năm Cảnh Hưng thứ 9 (1748) sau khi Tổ Liễu Quán viên tịch được 5 năm; có một câu: "… Năm Đinh Sửu (1697), thọ Cụ túc giới với Từ Lâm Lão Hòa thượng; năm Kỷ Mão (1699), Ngài đi tham cứu khắp nơi, ăn uống rất đạm bạc…". Như thế, rõ ràng Tổ Từ Lâm đã khai sơn thảo am trước năm 1695, là năm Thạch Liêm mở giới đàn Thiền Lâm rất lâu. Có thể cùng lần với Tổ Giác Phong ở núi Hàm Long. Trong bia ở tháp Tổ Liễu Quán, có nói đến Tế Viên Hòa thượng, Giác Phong Lão tổ, Trường Thọ Thạch Lão Hòa thượng, Từ Lâm Lão Hòa thượng, Tử Dung Hòa thượng. Nghiên cứu cách xưng hô này ta thấy: Ngài Giác Phong là vị cao niên nhất trong giai đoạn từ 1691 đến 1702, vì được dùng chữ "Lão tổ"; Ngài Thạch Liêm và Ngài Từ Lâm được dùng "Lão Hòa thượng". Vào năm 1697, Ngài Thạch Liêm được 64 tuổi; tuổi được xưng "Lão Hòa thượng", thì chắc Ngài Từ Lâm cũng xấp xỉ từ 64 đến 66 tuổi, nên mới xưng "Lão Hòa thượng" như đối với Ngài Thạch Liêm.

Dù sao đây cũng là một giả thuyết tìm hiểu gián tiếp  mà không có gì chính xác được. Một điểm nữa là câu văn bia: "Đinh Sửu niên, lễ Từ Lâm lão Hòa thượng viên Cụ túc giới",; thì không biết việc tổ chức truyền giới như thế nào. Hai năm về trước, đại giới đàn của Ngài Thạch Liêm tổ chức ở Thiền Lâm thiền viện, chỉ cách thảo am Ngài Từ Lâm có một đoạn đường ngắn. Thế thì, ngoài Ngài Từ Lâm ra, Ngài nào đã dự trong lễ truyền giới cho Tổ Liễu Quán? Không làm sao biết được, vì không có sách sử nào nói đến. Cho nên ngoài Tổ Liễu Quán, hậu thế chúng ta không biết gì về Tổ Từ Lâm hơn. Sau khi thọ Tỳ-kheo giới với Tổ Từ Lâm, Tỳ-kheo Liễu Quán đã ở lại với bổn sư được ba năm (1697-1699). Theo văn bia đã ghi, chỉ chưa đầy ba năm, Tỳ-kheo Liễu Quán đã ra đi khỏi Tổ đình. Vì sao có sự kiện như thế xảy ra được? Sự kiện này chỉ có hai điều kiện sau đây:

1. Nếu giữ đúng tinh thần giới luật thì Từ Lâm Lão Hòa thượng đã viên tịch, công phu tu tập bị trở ngại, nên Tỳ-kheo Liễu Quán mới được phép rời Tổ đình của Bổn sư để đi tham lễ một thầy khác.

2. Nếu theo “Thiền”, thì Tỳ-kheo Liễu Quán có thể xin đi và được thầy cho đi. Nhưng trường hợp này thì bổn sư của Tỳ-kheo là Từ Lâm Lão Hòa thượng phải giới thiệu nơi cho đệ tử mình đến tham lễ. Đằng này, văn bia cho biết Tỳ-kheo Liễu Quán nghe ngóng, đi tìm hiểu khắp rừng Thiền Thuận Hóa, mới được biết Minh Hoằng Tử Dung là người giỏi dạy người ta tham thiền. Sử kiện này nói lên tình trạng không có thầy chỉ dẫn. Thế thì, phải chăng Từ Lâm Lão Hòa thượng đã viên tịch trong khi Liễu Quán Tỳ-kheo không hề chuẩn bị sự rời thầy ra đi, mà buộc phải ra đi vào năm 1699 này?

Vườn chùa Từ Lâm

Năm Nhâm Ngọ (1942), trong bộ Việt Nam Phật giáo sử lược, Pháp sư Thích Mật Thể khi viết về Tổ Liễu Quán, có nói: “Năm Đinh Sửu (1697), Ngài thọ Cụ túc giới với Ngài Từ Lâm Lão Hòa thượng (cũng là người Trung Hoa, mộ Ngài nay còn ở chùa Từ Lâm, gần nhà máy nước ở Huế)” . Câu văn chú giải trong vòng đơn có hai điểm cần lưu ý: Thứ nhất, Từ Lâm Lão Hòa Thượng là người Trung Hoa, rõ ràng thế rồi. Thứ hai, Pháp sư Mật Thể đã dùng chữ "mộ" chứ không phải là "Lăng" hay "Tháp". Có thể khi viết câu đó, Thượng tọa đã theo câu chú giải số (2) của Louis Sogny viết trong bài Le premier annamite consacré supérieur bonzerie par des Nguyễn – Son tombeau. Câu ấy thế này: “Chinois également. Son tombeau est situé à la pagode Từ Lâm près des filtres de l’Usine des Eaux de Huế”. Nhà máy nước Huế 3 do kiến trúc sư người Pháp là Bossard thực hiện từ năm 1909 đến năm 1911 thì hoàn thành. Trong khi xây dựng nhà máy nước, người Pháp đã ban đất vùng đồi phía sau chùa Từ Lâm hiện nay để làm mặt bằng. Trong khi thực hiện công việc, rất có thể người Pháp đã làm hỏng phần tháp của Từ Lâm Lão Hòa Thượng, nếu ngày xưa đã có tháp Ngài ở vùng này.

Hiện nay ở phía tây đồi Quảng Tế, cạnh nhà máy nước còn dấu tích một nền vuông, có thành trong, thành ngoài chìm dưới đất, ống nước như  khuỷu tay đặt lên trên. Rất có thể đây là cổ tháp của Từ Lâm Lão Hòa Thượng ngày xưa.

Hà Xuân Liêm

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here