Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Học giả Hoa Kỳ kêu gọi Pakistan công nhận bảo tháp Kanishka...

Học giả Hoa Kỳ kêu gọi Pakistan công nhận bảo tháp Kanishka là kỳ quan thứ 8

170
0
Ngày 26/01/2017, Giáo sư Amjad Hussain chia sẻ trong buổi thuyết trình với chủ đề “Kaniskhka Vihara, An Ancient Peepal Tree and A Sacred Begging Bowl” tại Victoria Hall, St Ann’s Well Rd, Nottingham NG3 1EJ, Vương quốc Anh rằng: “Bảo tháp từng tồn tại ở Peshāwar (Thủ phủ của Khyber-Pakhtunkhwa và là trung tâm hành chính và kinh doanh của các khu vực bộ lạc quản lý bởi liên bang của Pakistan) xứng đáng được tuyên bố là kỳ quan thứ 8 vì kết cấu vượt trội của nó, bằng chứng cho sự sáng tạo cũng như quá trình xây dựng khó nhọc của con người và được đề cập đến trong các sách lịch sử.

 

UNESCO nên thuyết phục để công nhận bảo tháp Kanishka là một “Di sản thế giới”, bên cạnh việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nhật Bản và Trung Quốc đối với địa điểm”.
 
Giáo sư Amjad Hussai đến từ thành phố Peshāwar, Pakistan và đã xuất bản 16 quyển sách về các chủ đề khác nhau như lịch sử, văn hóa, tôn giáo và những di sản ngôn ngữ và văn hóa của thành phố Peshāwar.
 
Giáo sư Amjad Hussain cho biết: “Bên ngoài ngoài thành phố Peshawar ở Ganj Gate (còn gọi là Shah Jee Ki Dheri), có một bảo tháp uy nghiêm được dựng dưới triều đại Kushan Kanishka (Đế quốc Quý Sương, vào khoảng thế kỷ thứ 1-3, là một cường quốc cổ đại tại Trung Á. 

Vào thời đỉnh cao, năm 105-250 đế chế này trải dài từ Tajikistan tới biển Caspi và từ Afghanistan xuống đến lưu vực sông Hằng. Đế chế này được thành lập từ bộ lạc Quý Sương của dân Nguyệt Chi) đến từ Tân Cương (Trung Quốc) ngày nay, một dân tộc có thể có liên hệ với người Tochari)”.
 
Địa điểm này được mô tả chi tiết bởi hồi ký của ngài Huyền Trang (602-664), sau chuyến hành hương chiêm bái thánh tích Phật giáo từ năm 620 đến năm 645 và gọi địa điểm này là “Tòa kiến trúc cao nhất” của châu Á.

 

Người ta ước tính rằng bảo tháp Kanishka tương đương với một ngày hiện tại tòa nhà 13 tầng và tu viện Phật giáo liền kề được kết hợp với nhị vị thánh tăng Phật giáo luận sư Thế Thân (Vasubandhu) và Ngài Parva (vị Tổ sư Thiền tông thứ 10, tính từ Sơ Tổ Ca Diếp). 
 
Cùng với sự suy vong của Phật giáo trong khu vực, dấu vết của bảo tháp và tu viện Phật giáo đã chịu đựng với phong sương tuế nguyệt và bị mờ nhạt với thời gian.
 
Về tầm quan trọng tôn giáo và nền móng của bảo tháp Kaniska, Amjad Hussain nói rằng tháng 03 năm 1909, khi đào bới tới trung tâm của nền bảo tháp, Tiến sĩ D.B.Spooner, một nhà khảo cổ học gốc Hoa Kỳ và là người phụ trách đầu tiên của bảo tàng Peshawar, Pakistan đã thực hiện một khám phá giật gân làm khuấy động thế giới khảo cổ. 
 
Amjad Hussain tuyên bố: “Một chiếc hộp đựng xá lợi bằng đồng mạ vàng đã được phục hồi có chứa mảnh xương của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
 
Ánh đạo vàng từ bi trí tuệ của đức Phật đã được lan tỏa khắp thế giới và những viên ngọc xá lợi mảnh xương của đức Phật được tìm thấy từ bảo tháp Kaniska, thành phố Peshāwar, Pakistan và do đó nó phải được công nhận là kỳ quan thứ 8 của thế giới”.
 
Chiếc hộp ghi tên của Hoàng đế Kanishka (127-151, vua của vương quốc Quý Sương ở Trung Á, là người Quý Sương thuộc tộc Nguyệt Chi). Chính phủ Vương quốc Anh đã tặng xá lợi đức Phật cho Myanmar, và được tôn trí phụng thờ trong ngôi bảo tháp chính ở thành phố cổ Mandalay trong khi chiếc hộp bằng đồng được trưng bày tại bảo tàng Peshawar, Pakistan.
 
Bản sao của chiếc hộp được lưu giữ tại bảo tàng Vương quốc Anh.
 
Amjad Hussain kêu gọi nâng cao nhận thức về tầm quan trọng khảo cổ của bảo tháp Kaniska.
 
Vân Tuyền (Nguồn: The Hindu)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here