Trang chủ Phật giáo khắp nơi Xem phim "Quái Đàm" và nghe giới thiệu của Ngài Đại sứ...

Xem phim "Quái Đàm" và nghe giới thiệu của Ngài Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba

114
0

Tôi đã đến thăm Huế vào tháng 2 năm ngoái và lưu lại Huế 3 ngày 2 đêm với tư cách là người tháp tùng Hoàng Thái tử Nhật Bản nhân dịp Ngài sang thăm chính thức Việt Nam. Năm ngoái sau một thời gian dài tôi lại được gặp ông Phan Trọng Vinh – Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế và cùng ăn tối với ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh  Thừa Thiên Huế. Huế đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới và lần nào đến đay tôi cũng cảm nhận nét sâu đậm của văn hóa Huế cũng như lịch sử lâu đời của cố đô này. Món ăn của Huế cũng rất tinh tế và rất ngon. Đã 2 năm 2 tháng trôi qua kể từ ngày tôi sang Việt Nam công tác, trong thời gian này tôi đã đặt chân đến 63 tỉnh, thành của Việt Nam nhưng Huế thực sự là một trong những nơi mà tôi thích nhất. Tôi cũng rất mong Huế sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Hôm nay và ngay sau đây bộ phim “Quái đàm” sẽ được trình chiếu. Từ “Quái đàm” theo nghĩa chung của tiếng Nhật là “Một câu chuyện kinh dị khó tin” và trong câu chuyện này luôn có hồn của một phụ nữ xuất hiện. Người Nhật Bản chúng tôi thích những câu chuyện kinh dị thuộc loại này và thực tế cũng có nhiều câu chuyện về đề tài này. Trong số đó có 3 “quái đàm” nỗi bật nhất tại Nhật Bản là “Quái đàm Yotsuya”, “Sarayashiki” và “Botandourou”, câu chuyện nào cũng xoay quanh việc người con gái vì hận mà chết và rồi biến thành hồn ma để hành hạ lại người con trai đã khiến mình phải tìm đến cái chết. Ở châu Âu, các bộ phim về quái vật khủng khiếp là nam giới như Frankenstein hay Quỷ Dracula cũng đã được trình chiếu, tuy nhiên nhân vật chính trong các phim kinh dị của Nhật Bản thường là một cô gái trẻ. Khi còn sống luôn là một người con gái rất xinh đẹp và điều đó dường như đã được định sẵn, vì vậy sẽ khiến người ta cảm giác sợ hãi khi nhìn hình dáng của cô sau khi chết.

Các câu chuyện “quái đàm’ tại Nhật Bản có lịch sử lâu đời, nhiều câu chuyện “quái đàm” đã được ghi chép lại trong tuyển chọn “Các câu chuyện xưa và nay”, một tác phẩm văn học của thế kỷ 12. Tuy nhiên, các câu chuyện được gọi là 3 “quái đàm” mà tôi vừa nêu đều được biên tập và đưa ra dựa trên một phần những trên câu chuyện có thật vào khoảng 200 – 300 năm trước, sau đó được chỉnh sửa ít nhiều và truyền lại cho đến tận ngày nay. Ở Nhật Bản hiện nay hang năm cứ vào mùa hè thì các bộ phim về “quái đàm” được trình chiếu tại rạp và trên truyền hình. Những câu chuyện kinh dị khiến cơ thể chúng ta lạnh run lên, vì thế điều đó sẽ phù hợp để mang lại sự mới mẻ cho mọi người khi mùa hè đến. Ở Việt Nam có vẻ có nhiều câu chuyện nói về ma quỷ nhưng cách triển khai câu chuyện dường như khác với Nhật Bản.

Bộ phim “quái đàm” được trình chiếu ngay sau đây do đạo diễn Kobayashi Masaki quay và dàn dựng, nguyên tác là một tác phẩm văn học nghệ thuật mang tên “quái đàm” do ông Koizumi Yakumo sang tác trên cơ sở những câu chuyện quái đàm đã được lưu truyền tại nhiều nơi ở Nhật Bản vào năm 1904.

Vì vậy, nội dung của bộ phim này sẽ có nhiều điểm khác với những tác phẩm chính phái thuộc thể loại “quái đàm” như 3 tác phẩm nỗi tiếng và tôi vừa trình bày lúc trước, đây là một câu chuyện ngắn mang tính truyền thuyết dân gian hay mang tính dân gian, là một tác phẩm được xây dựng theo phong cách Omnibus và chỉ chọn lấy 4 câu chuyện, những câu chuyện được nhiều người Nhật Bản biết đến nhất trong tác phẩm “Quái đàm’ của Koizumi. Như vậy, quý vị sẽ được thưởng thức 4 bộ phim ngắn. Bối cảnh thời gian xảy ra các câu chuyện là Nhật Bản từ 1000 năm đến vài trăm năm trước, hình ảnh này khác xa so với hình ảnh nước Nhật hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, điểm chung trong cả 4 bộ phim này là đều xảy ra trong thế giới có tình yêu nam nữ và sự hận thù của người đã chết, tôi nghĩ điều đó thể hiện quan điểm về sinh tử, sự tưởng tượng siêu thực trong bản chất tinh thần của người Nhật Bản và điều đó vẫn đang được tiếp tục diễn ra một cách lặng lẽ. Diễn viên tham gia đều là các diễn viên nỗi tiêng trong giới điện ảnh của Nhật Bản trên 40 năm về trước. Nhiều người trong số đó hiện vẫn đang dành được nhiều thành công trên con đường nghệ thuật của mình. Nguyên tác của bộ phim – Ông Koizumi Yakumo vốn mang tên là Lafcadio Hearn, ông là người Ailen được sinh ra ở Hy lạp. Khi 40 tuổi ông đã sang Nhật Bản với tư cách là thầy giáo tiếng Anh, sau đó ông kế hôn với một phụ nữ Nhật và ở lại Nhật Bản và chuyển thành quốc tịch Nhật Bản. Điều khó hiểu là ông đã chết đột tử ngay sau khi hoàn thành tác phẩm “quái đàm”, khi đó ông mới 54 tuổi và còn khá trẻ. Nhiều người cho rằng cái chết của ông có lẽ là do bị hồn ma bắt.

Tôi không phải là một nhà phê bình nghệ thuật và nhà phê bình điện ảnh nên tôi cũng xin dừng phần giới thiệu và bình luận của mình ở đây. Hôm nay, thành phố Huế có vẻ trở nên nóng nực hơn, vì vậy tôi mong rằng các quý vị sẽ cảm thấy thú vị với bộ phim kinh dị này và cảm thấy mát mẻ hơn một chút.

Xin trân trọng cảm ơn.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here