Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ Vượt qua sợ hãi

Vượt qua sợ hãi

158
0

Trong tất cả chúng ta, ai cũng có lúc sợ hãi, người sợ cái này, người sợ cái kia, sợ từ cái nhỏ nhặt như sợ côn trùng, đến những cái sợ lớn hơn như đói, khổ, mất tình yêu, mất người thân ..v..v..Những cái sợ đó nếu ta can đảm đối mặt, tiếp xúc, va chạm, dần dần sẽ biến mất, nhưng có một cái sợ mà ta không thể dùng cách đó để vượt qua, mặc dù ai cũng sợ, ai cũng biết, nó rất thường trực, phổ biến, đó là sợ chết …

Mỗi con người chỉ một lần sinh ra, và một lần chết đi, ta không thể đem mạng sống mình ra thử nghiệm, mà đã ai chết đâu mà biết được cảm giác chết như thế nào phải không các bạn, sợ hãi là một trong những nguyên nhân làm cho con người hoang mang, nghi ngờ, mất lý trí và đưa đến những nhận thức sai lầm về cái chết, nó đã trở thành bản năng của mọi loài chúng sanh chứ không riêng gì con người chúng ta, loài nào cũng sợ chết, và dĩ nhiên mặc dù sợ nhưng ai cũng phải bước qua ..Vậy sự thật cái chết là gì ? và ta phải làm gì để không sợ chết, để có một cuộc sống an vui hạnh phúc ….

Như các bạn đã biết, cái gì chúng ta tham đắm nhiều chừng nào thì ta càng sợ mất chừng đó, ta càng coi trọng nó chừng nào thì ta càng lo sợ chừng nấy, và còn một yếu tố vô cùng quan trọng nữa là ta không biết sau khi chết ta sẽ đi về đâu ? nên ta hoang mang lo sợ …Theo quan niệm của đạo Phật, thì con người là do duyên hợp tạo thành, ta có mặt trên cuộc đời này là do nhân quả nghiệp chướng từ kiếp trước mà có, mà đã là duyên hợp thì đủ duyên thì hợp, hết duyên thì tan, có đến thì có đi, có sinh thì có diệt, rất tự nhiên theo đúng với tiến trình nhân quả, một kiếp người chỉ là một giai đoạn của vòng luân hồi sinh tử mà thôi …Nhưng con người khác với các loài chúng sinh khác là con người có giác linh, tánh linh, con người có thể sống bằng tâm chân thật của mình hay còn gọi là tâm bất sinh bất diệt, tâm này sáng suốt, tỉnh lặng không chịu ảnh hưởng của vô thường, nhân quả nên không bị hoại diệt,..

Nhưng từ cái hiểu, đến việc ta sống được với tâm chân thật là một khoảng cách rất xa, đòi hỏi chúng ta phải nổ lực tinh tấn tu hành, vượt qua mọi sợ hãi sinh tử, chứ không phải chúng ta chỉ hiểu và nói suông được, khi nào ta chưa giải quyết được gốc rễ của sợ hãi sinh tử, thì nó vẫn còn đó mặc dù lý trí ta nói không sợ nhưng thân ta vẫn run lên từng hồi, đó là một thực tế mà ta phải vượt qua …

Khi chúng ta tu tập, hành trì, quán chiếu về vô thường, vô ngã, về thân, về tâm, chính là lúc chúng ta đang bước đi trên con đường chánh đạo, chúng ta đang tiến gần đến chân lý, đến tâm chân thật của mình, ta loại bỏ dần dần những tập khí, tham lam, sân si ra khỏi tâm mình, và ta nhìn nhận thân này như chiếc áo, như lớp vỏ bọc bên ngoài chẳng có gì quan trọng cả …

Có một điều chúng ta phải lưu ý, là ta phải sống được với những gì Phật dạy chứ không phải chỉ nghe và hiểu một cách máy móc .nó cũng giống như một người đang thưởng thức món ăn với một người đứng nhìn vậy, nếu ta chỉ đứng nhìn thì làm sao ta biết được món ăn đó ngon dở thế nào …?

Chúc các bạn bè facebook và bạn đồng tu thân tâm an lạc …Phật đạo viên thành …

T.P

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here