Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Vị luận sư nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo

Vị luận sư nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo

141
0

1. Cho tới nay, không có bất cứ tư liệu nào được coi là chính xác về thân thế và cuộc đời của tổ sư Long Thụ. Hầu hết những tư liệu có ghi chép về Long Thụ đều là những truyền thuyết được biến tấu cho phù hợp với tư tưởng và giáo lý của của tác giả soạn sách.

 Tuy nhiên, về đại thể, qua những truyền thuyết này, người ta vẫn có thể tìm thấy những nét chung nhất về cuộc đời của vị luận sư nổi danh nay.

Long Thụ, tiếng Phạn gọi là Nagajuna sinh ra trong một gia đình Bà la môn vào khoảng đầu thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên ở vương quốc Vidarbha, miền Nam Ấn Độ, ngày nay là vùng Maharashatra và Andhra Pradesh. Ngay từ khi Long Thụ  mới sinh ra, một vị tiên tri đã đoán rằng ông chỉ có thể sống được trong 7 ngày.

Nhưng nếu cha mẹ của Long Thụ cúng dường đủ cho một trăm vị sa môn thì Long Thụ có thể sống tới năm lên 7. Lo sợ cho sự sống của Long Thụ, nên khi ông được 7 tuổi, cha mẹ của Long Thụ đã đưa ông tới Đại học tu viện Na Lan Đà ở miền Bắc Ấn Độ. Đây là nơi Long Thụ gặp được vị đại sư Phật giáo Saraha.

Vừa nhìn thấy Long Thụ, Saraha đã nói rằng, nếu như Long Thụ đồng ý xuất gia và kiên trì tụng niệm mật ngôn A Di Đà thì không những ông có thể vượt qua được kiếp nạn mà còn có thể sống trường thọ. Cha mẹ Long Thụ muốn cho con mình được sống nên đồng ý để Long Thụ cạo đầu xuất gia theo Saraha ngày ngày tụng niệm kinh Phật.

Tại tu viện Na Lan Đà, Long Thụ nhận pháp danh là Shrimanta và theo học rất nhiều thứ, từ kinh điển hiển giáo và mật điển tantra với Ratnamati, một hóa thân của Văn Thù Sư Lợi và Saraha.

Ngoài ra, trong thời gian này, Long Thụ cũng học thuật giả kim với một vị đạo sư Bà là môn. Nhờ sự thông minh và cần cù, chỉ ít năm sau đó, Long Thụ đã có thể đạt tới khả năng biến sắt thành vàng. Chính nhờ khả năng này, Long Thụ có thể nuôi dưỡng những tu sĩ của tu viện Na Lan Đà trong nạn đói.

Cuối cùng, sau nhiều năm tu dưỡng, Long Thụ đã trở thành viện trưởng của tu viện Na Lan Đà. Vào thời gian này, Long Thụ đã đuổi tới hơn 8.000 tu sĩ, những người không giữ gìn giới luật của những người xuất gia một cách thích đáng.

Với tư cách viện trưởng tu viện Na Lan Đà và khả năng biện luận đầy sự thuyết phục, Long Thụ đã đánh bại hơn 500 những luận sư của các giáo phái khác tới Na Lan Đà tìm ngài tranh luận.

2. Truyền thuyết kể rằng, một lần có hai người thanh niên trẻ tuổi, khôi ngô tuấn tú tìm đến Na Lan Đà. Thực chất, họ là hóa thân của các hoàng tử, con của long vương. Khi họ bước vào cổng tu viện Na Lan Đà, từ họ tỏa ra một thứ hương thơm tự nhiên còn thơm hơn cả trầm hương mà người ta thường đốt trong điện.

Hai người thanh niên nọ gây được sự chú ý của Long Thụ. Ông cho gọi họ tới trước mặt mình và hỏi, họ làm cách nào để từ người tỏa ra được hương thơm độc đáo như thế. Trước mặt vị viện trưởng đáng kính của mình, hai vị hoàng tử của long vương đã thú nhận tất cả về thân phận của mình.

Long Thụ nghe hai người hoàng tử con long vương nói xong, mừng lắm. Ông đề nghị hai hoàng tử tạo ra tinh dầu trầm hương giống như mùi thơm trên cơ thể họ cho bức tượng của nữ bồ tát Tara đồng thời nhờ họ dùng khả năng siêu phàm của mình để giúp đỡ công việc dựng các chùa chiền vốn tốn rất nhiều công sức và tiền bạc khi đó.

Hai vị hoàng tử băn khoăn mang theo lời đề nghị của Long Thụ trở về thế giới rồng và nói với cha của họ. Tuy nhiên, long vương nói rằng ông ta chỉ đồng ý giúp đỡ khi Long Thụ đích thân xuống thế giới của họ dưới biển để giảng dạy về Phật pháp cho họ.

Để có thể cứu độ chúng sinh trên dương gian và hoằng dương Phật pháp, Long Thụ đã nhận lời. Một mình ông lặn lội xuống thế giới của loài rồng dưới đáy biển tiến hành nhiều lễ cúng dường và giảng dạy cho loài rồng.

Long Thu Vị luận sư nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo
Long Thụ Vị luận sư nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo

Trước khi xuống thế giới của loài rồng, Long Thụ biết rằng, loài rồng có  một bộ kinh tên là “Một trăm nghìn bài kệ Bát Nhã Ba La Mật Đa” vì vậy khi xuống và gặp long vương, Long Thụ đã xin long vương cho ông một bản.

Theo truyền thuyết thì khi đức Phật Thích Ca Mầu Ni thuyết giảng về kinh Bát Nhã Ba La Mật Da, loài rồng đã đem bộ kinh này về long cung để bảo quản.

 Ngoài long cung thì chư thiên và những chúa quỷ dạ xoa cũng giữ một bản khác của bộ kinh này. Sau nhiều lần thuyết phục, long vương cuối cùng cũng đã đồng ý để Long Thụ mang bộ kinh mà họ lưu giữ suốt nhiều trăm năm về dương gian.

Mặc dù vậy, long vương vẫn bí mật giữ lại hai chương cuối cùng của cuốn sách để đảm bảo rằng Long Thụ sẽ quay trở lại một lần nữa để tiếp tục giảng giải cho họ về Phật pháp. Khi trở về, Long Thụ cũng được long vương cho đem theo rất nhiều đất sét của loài rồng, giúp ông có thể xây dựng rất nhiều chùa chiền và tháp miếu một cách dễ ràng.

Một lần khi Long Thụ đang giảng dạy kinh Bát Nhã Ba La Mật Da thì bỗng nhiên xuất hiện 6 con rồng lớn. Chúng lượn vòng vòng trên bầu trời, nơi Long Thụ đang ngồi rồi tụ lại với nhau, hình thành một cái lộng, che chở cho Long Thụ khỏi ánh nắng mặt trời. Chính vì thế, người đương thời gọi ông là Long – Naga.

 Và do khả năng biện luận cực kỳ sắc sảo của ông trong việc giảng dạy Phật pháp, giúp cho những người nghe nắm ngay được trọng tâm của vấn đề giống như những mũi tên bắn ra là trúng đích của Arjuna, một cung thủ nổi tiếng thời cổ đại của Ấn Độ, người ta bắt đầu gọi ông là Arjuna. Chính vì thế, từ đó, người ta gọi ông là Nagarjuna hay còn gọi là Long Thụ.

Dẫu ai cũng biết rằng, câu chuyện về Long Thụ và loài rồng chỉ là một truyền thuyết không hơn không kém, song người ta vẫn tin đó là sự thực. Bằng chứng là, trong những hình ảnh ma các tín đồ Phật giáo tưởng tượng về vị bồ tát Long Thụ, vầng hào quang trên đỉnh đầu của ông thường xuất hiện những con rắn, con vật mà người ta cho là hóa thân của loài rồng.

3. Một truyền thuyết khác nói rằng, sau khi rời khỏi long cung, Long Thọ đi lên miền Bắc Hải đảo (Bắc Lục địa) để giảng dạy Phật pháp.  Trên đường, Long Thụ đã gặp một số trẻ con đang nô đùa trên đường.  

Ngài tiên tri rằng một đứa trong chúng, tên là Jataka, sẽ trở thành một vị vua tên là Udayibhadra.  Khi Long Thọ trở lại từ Bắc Hải đảo, cậu bé trong thực tế đã trưởng thành và trở thành vị vua của một vương quốc rộng lớn ở Nam Ấn.

 Tuy nhiên, khi đó, vị vua này không hề coi trọng Phật giáo, khiến trong nước ngoại đạo rất thịnh hành. Long Thọ quyết định ở lại quốc gia này để hoằng dương Phật pháp, giáo hóa nhân dân tại đất nước này.

Một hôm, quốc vương cho gọi Long Thụ vào hỏi: “Ông là ai?” Long Thụ đáp: “Tôi là một người thể biết tất cả”. Quốc vương Udayibahadar nghe xong rất lấy làm kinh ngạc: “Người lại dám nói như thế à! Một kẻ có thể biết tất cả mọi điều đứng trước mặt ta?” Long Thụ nói: “Tôi không pharhi nói bừa. Nếu như ngài muốn biết bản lĩnh của tôi chỉ cần chúng ta tranh luận một chút thì biết ngay thôi”.

Quốc vương nghĩ rằng: “Nếu như ta thắng thì cũng chẳng có gì là vẻ vang vì dù sao ta cũng là quốc vương, còn nếu như thua thì thật xấu mặt…” Vì vậy, quốc vương suy nghĩ hồi lâu rồi hỏi: “Hiện tại, trời đang làm gì?”.

Long Thụ không chần chừ lâu, đáp ngay: “Hiện tại trời đang đánh nhau với A tu la!”. Trời có đánh nhau hay không thì quả thực chỉ có trời mới biết được. Ngay từ câu đầu tiên, quốc vương đã không còn biết phải nói sao nữa, cứ ú ớ liên hồi.

 Lúc này, Long Thụ mới nói: “Tôi không nói bậy, hãy đợi một lát tôi có thể chứng minh cho ngài xem”.

 Long Thụ vừa nói xong thì bỗng nhiên từ trên trời vọng xuống tiếng binh khí va chạm khiến những người có mặt đinh tai nhức óc. Lúc này, quốc vương mới chịu thua trí tuệ của Long Thụ, từ đó giữ ông ở lại bên mình, phong làm Đại hộ pháp.

Chuyện kể rằng, quốc vương Udayibhadra có một người con trai tên là Kumara Shaktiman, người muốn trở thành vua. Mẹ ông ta nói với ông rằng ông ta sẽ chẳng bao giờ có thể lên ngôi cho đến khi Long Thọ chết, vì Long Thọ và quốc vương Udayibhadra có cùng tuổi thọ.  
Mẹ ông ta nói hãy thỉnh cầu Long Thọ cho thủ cấp của ông ta và vì Long Thọ là người rất từ bi và ông ta sẽ không bao giờ từ chối lời thỉnh cầu. Long Thọ thật sự đã đồng ý, nhưng Kumara không thể cắt đầu của ông bằng một thanh gươm.

 Long Thọ nói rằng trong tiền kiếp, ông đã từng giết hại một con kiến trong khi cắt cỏ. Như một kết quả nghiệp báo, đầu của ông chỉ có thể cắt rời với lá của của cỏ kusha. Kumara làm như thế và Long Thọ lìa đời.  

Máu từ cái đầu bị cắt đứt biến thành sưa và thủ cấp nói: “Bây giờ ta sẽ đi đến Cực Lạc Tịnh Độ, nhưng ta sẽ nhập vào thân thể này lần nữa”.

 Kumara đưa thủ cấp xa khỏi thân thể để Long Thụ không thể nhập lại thân thể nhưng cứ mỗi năm, thủ cấp và thân thể của Long Thụ lại tiến đến gần nhau hơn một chút. Khi chúng hợp lại, Long Thọ sẽ trở lại và giảng dạy lần nữa. Theo truyền thuyết, Long Thọ đã sống sáu trăm năm.

B.H

(Phunutoday)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here