Trang chủ Phật học Vàng hay rắn độc

Vàng hay rắn độc

136
0

Lúc đó trên ruộng có một người nông phu đang làm ruộng, nghe Đức Phật và tôn giả A Nan nói chuyện, rất lấy làm hiếu kỳ, trong lòng tự nghĩ rằng: “Đúng là có rắn độc gần đây à?” Thế rồi người nông phu bỏ cày đi về phía đằng kia để xem thực hư thế nào, không ngờ vừa đến nơi lại thấy một đống vàng bạc châu báu giá trị mà một ai đó đã để rơi bên vệ đường. Người nông phu tự nói lầm bầm: “Ai dà, đây là số rắn độc mà hai thầy trò người xuất gia kia đã nói, thì ra là số vàng bạc châu báu giá trị mà ta xài cả đời không hết.” Nói đoạn, người nông phu nhìn quanh không thấy một ai, rồi hốt mớ vàng bạc châu báo đó dem về nhà, từ đó bỏ cày bỏ trâu, hưởng thụ giàu sang, cái ăn cái mặc sung mãn. Người nông phu chân lắm tay bùn quanh năm nghèo khó bổng chốc qua một đêm trở thành phú quý vinh hoa, làm cho hàng xóm thèm muốn, tin tức đó nhanh chóng lan truyền khắp nơi và thế là đến tai của vua. Nhà vua hoài nghi người nông phu này có cớ gì mà làm giàu nhanh chóng, chỉ qua một đêm mà biến thành giàu có, bèn phái sai nha đến bắt về hỏi cung để biết rõ ngọn nguồn.

Người nông phu ngồi trong tù đợi hỏi cung mới cảm thấy lời Đức Phật dạy là đúng bèn nói: “Đức Thế Tôn gọi là rắn độc, tôn giả A Nan cũng nói là rắn độc ." Lính coi ngục nghe vậy lấy làm lạ, liền đem sự việc bẩm báo lại nhà vua. Nhà vua nghe xong liền ra lệnh cho lính áp giải người nông phu vào cung hỏi nguyên cớ. Sau đó người nông phu mới trình bày hết thảy sự thật: “Tâu bệ hạ, gần đây trong khi đang cày ruộng, đúng lúc đó Đức Phật và tôn giả A Nan đi ngang qua, nghe hai thầy trò bảo có rắn độc, thần mới tò mò đi xem thực hư, thì phát hiện một số vàng bạc châu báu của ai đó đánh rơi bên vệ đường. Vì lòng tham khởi lên che mất tâm trí, thần đã đem số vàng bạc châu báu đó về nhà, tưởng rằng có thể hưởng vinh hoa phú quý, không ngờ chưa được bao lâu thì vì chúng mà phải ngồi lao ngục. Thần bây giờ mới hiểu rõ vàng bạc châu báu có thể hại người không kém rắn độc.”

Nhà vua vốn tin Phật pháp, sau khi nghe xong lời phản tỉnh của người nông phu biết tin vào lời của Đức Phật, biết sám hối sửa đổi, vì vậy không những tha cho người nông dân mà còn cho hết số tài bảo đó, cho trở lại quê nhà.
 

B.T.D

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here