Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Văn hóa hàng hương

Văn hóa hàng hương

176
0

Rồi các nam thanh nữ tú đi hội ngoài việc lễ cầu những điều tốt lành còn mong cơ hội giao duyên nên cô gái trong “Em đi Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp mới nhí nhảnh và e ấp trong “Quần lĩnh áo the mới/ Tay em cầm chiếc nón quai thao/ Chân em đi đôi guốc cao cao…”.

Hành hương vốn mang đầy đủ nghĩa đẹp: là dịp trở về cội nguồn, là dịp hướng thiện và cũng là dịp mong cầu những điều may mắn nhất cho tương lai… Đã có thời gian đất nước chiến tranh, đạn bom và gian khó không cho người ta cơ hội hành hương. Song dòng chảy văn hoá ấy chỉ tạm ngưng lại để rồi tiếp tục tuôn trào.

Song cách hành hương bây giờ ít giữ được vẻ trong trẻo ngày nào. Người ta chen lấn bất cần thứ bậc, tuổi tác. Cho dù bảo rằng đi hội là phải “ chen vai thích cánh” , nhưng cái kiểu “thích cánh” để móc túi hay để gạt lễ vật của người khác, đặt chồng lễ vật của mình lên trên thì sao mà chấp nhận được!

Lại còn có cô đi lễ vận váy ngắn quá khiến các nam phật tử không làm sao ngước nhìn lên Phật. Rồi có bà miệng khấn xoe xóe, làu làu to quá làm cho người đứng bên chỉ biết nghe rồi chép miệng: “Thưa Phật, con cũng thế, con cũng xin giống bà ấy!”, chẳng màng tới bà ta đang xin Phật che chở cho buôn gian, bán lận, mọi cửa pháp luật qua được hết!.

Thượng Toạ thích Thanh Quyết kể rằng có lần được chính mắt thấy tai nghe một bà khấn rất bài bản: “Con lạy chín phương trời, con lay mười phương đất, chư Phật mười phương! Tên con là… địa chỉ ở… Con xin Phật hãy thương con, Ngài chịu khó đi lên làng trên phù hộ cho hai con trai con tên là… Con xin Ngài chịu khó đi xuống làng dưới phù hộ cho hai con gái con tên là… Thế còn hai thằng con rể con nó mất dạy thì Ngài cứ mặc kệ chúng nó!”

Tuy hơi mất điểm, nhưng người phụ nữ này cũng còn được thông cảm bởi đã coi Phật gần gũi đến độ bày tỏ hết niềm tin và cả sự cáu giận. Nếu hiểu biết hơn thì chắc bà ta cũng có thể kìm nén được những câu bột phát để giữ trọn chữ “tâm”.

Hành hương. Hãy biết tận hưởng một lối sống đẹp, một cách thư giãn có văn hoá chứ không phải lại nhào vào một cuộc bon chen chụp giật trên đất Phật, Thánh. Làm như vậy không chỉ vẩn đục cuộc sống thường lẫn đời sống tâm linh của cả cộng đồng mà chính bản thân cũng đánh mất cái tôi nhân bản nhất.

Có một sư thày đã bày cho Phật tử cách khấn nôm na giống như một tờ đơn, một bài văn có mở bài, thân bài, kết luận. Tất nhiên, tờ đơn phải có kính thưa ai, họ tên, tuổi, địa chỉ của người trình bày, nội dung xin điều gì, kết luận là những điều xin hứa trước Phật Thánh. Tôi nghĩ ý này rất hay, bởi mỗi lần hứa là một lần mình tự răn mình. Điều đó chẳng có ích lắm sao!

(VOV NEWS)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here