Trang chủ Nghiên cứu – Trao đổi Vấn đề đến từ đâu

Vấn đề đến từ đâu

139
0

Chúng là nguồn gốc của rất nhiều vấn đề, như ta đã  thấy về cuộc tàn sát khủng khiếp ở Tây Tạng và ở các khu vực khác trên thế giới với rất nhiều các vấn đề phức tạp. Chúng ta có thể nhìn  thấy  những  tình  trạng  cùng  cực  khó  khăn  này  bằng  chính mắt mình.  Tuy nhiên còn có những đau khổ khác mà chúng ta không nhìn thấy được: trong hằng sa thế giới, chúng sinh hữu tình đang bị mắc vào đại dương luân hồi mênh mông và phải kinh qua tất cả những đau đớn và bi thảm. 

Chính vì có rất nhiều điều mà chúng  ta không nhìn  thấy được, việc chúng  ta thiền định về  tất cả các chúng sinh với lòng từ bi vô lượng, hoàn toàn không chú tâm vào đề mục nào khác, là một việc làm  rất quan  trọng. Bằng  cách này,  chúng  ta  thực hành Pháp không  chỉ  cho bản thân chúng ta, mà còn vì những lợi ích của chúng sinh khác nữa.  

Khắp nơi trên thế giới, người ta nói họ ủng hộ hoà bình và hạnh phúc, nhưng trên thực tế, họ sản xuất vũ khí cho chiến tranh và các loại tài vật có thể gây ra xung đột và  thiệt hại. Ngày đêm,  các binh  sĩ đi đi  lại  lại,  tay  lăm  lăm  súng. Cuối  cùng  thì chẳng có gì trong những điều này mang lại lợi ích. Vấn đề cơ bản là sự thiếu thốn các mục đích chân  thực. Và cho dù  là chúng  ta có một động cơ chân  thực, có  thể chúng ta cũng chưa biết áp dụng các động cơ (tác ý) ấy  một cách khéo léo và có thể chúng ta sẽ  lỡ mất cơ hội bước đi trên con đường chân chính.  Nói theo cái nhìn của tôi là một hành giả tu tập theo Phật Pháp, vị thầy của chúng ta, Bậc Đại Bi, đã nói rằng chúng ta nên thực hành Pháp thông qua việc lắng nghe,suy ngẫm và  thiền định  từ giòng cam  lộ của Pháp, rồi sau đó  trao  truyền  lại  cho những người khác qua các giải thích, tranh biện và các bài luận văn. Các năng lực tiềm tàng như thế này không đến một cách dễ dàng. Tuy nhiên, dù có khả năng đặc biệt như thế hay không, tất cả các chúng sinh trong cùng khắp không gian luôn có cái nhân lành để có được lợi lạc và hạnh phúc,  [cái nhân ấy] là cội rễ của hoà bình và an lạc – [cái nhân ấy] chính là chân tánh của tâm của chúng sinh. 
 
Khi  thiền quán về điều này,  tôi  cầu nguyện với khát vọng  rằng  tất  cả  các  chúng sinh hữu tình trong cùng khắp không gian sẽ không còn bị tổn hại, cả về tinh thần lẫn thể chất do chiến tranh và xung đột gây ra.  Cuồi cùng, tôi hồi hướng mỗi một thiện hạnh đã  tích  lũy được  trong  suốt  các  thời, và  cầu nguyện  rằng, qua những [công đức] này, các chúng sinh hữu  tình sẽ được giải  thoát khỏi mọi  tổn hại, như những đám mây được xua tan khỏi bầu mặt trời. 
__________________________________________________________________________
Nguồn: www.karmapavisit.org
Trich từ “Tiếng Nhạc Trời: Cuộc đời, Nghệ thuật và Giáo huấn của Ngài Karmapa thứ 17, Ogyen
Trinley Dorje,”  của Michele Martin. ©  2003 Michele Martin.  Tái  bản   theo   sự  đồng  thuận  của
Snow Lion Publications, Ithaca, N.Y., www.snowlionpub.com.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here