Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Vấn đề ăn

Vấn đề ăn

152
0

Ăn là một vấn đề rất được nói tới, vì ăn là một việc rất gần hàng ngày. Và chúng ta nên biết thật rõ ràng vấn đề đó.

Chúng ta thích ăn những món ăn ngọn. Ăn mặn thì chúng ta có những miếng thịt lợn hầm, miếng thịt bò, những miếng thịt vịt dày, những miếng thịt gà, miếng mực, miếng  tôm, miếng cua, những miếng cá…Ăn chay thì chúng ta có những miếng khuôn đậu lớn, những miếng chã phù chúc mềm thơm, những miếng chã bắp, những miếng ram, những miếng bánh chưng…chúng ta thấy thích thú nơi miệng. Chúng ta đơn giản cảm thấy như vậy, chúng ta không nghĩ rằng ăn như thế là thuộc về cái ngon của thân xác. Cái thích thú đó là của thân xác. Cái vị giác ngon lành đó là của thân xác…
 
Và như không có gì sai, chúng ta sống và tiếp tục con đường vị giác đó. Nên, nếu có người chống lại cách ăn đó, thì người thích ăn những món thức ăn ngon đó, những miếng ăn to đó sẽ trả lời một cách lịch sự nhã nhặn, hay họ sẽ phản ứng một cách thô hơn, không được nhẹ nhàng? 
 
Thân xác nhận những vị giác ngon thích thú đó thì thân xác phản ứng lại. Chính vì thế mà chúng ta thấy trong mỗi người luôn có hia con người. Một người luôn luôn nói lời lịch sự, nhã nhặn, nhẹ nhàng và một con người luôn luôn nói lời thô kệch, nặng nề hơn.
 
Thân xác không nói lời lịch sự, thân xác nói lời thô nặng. Cho nên người rất thích đeo đuổi những món ăn ngon, miếng ăn to thì nghiêng về thân xác, và một cách tự nhiên phản ứng cùng với thân xác. 
 
Người lịch sự, người trí thức, người đạo đức, người đức hạnh có một cuộc đời riêng. Cứ theo mức độ trí thức, đức hạnh họ có những món ăn phù hợp, theo cách ăn phù hợp. 
 
Ví dụ như ăn một miếng thịt, một miếng cá hay một miếng chã chay mà lớn như thế thì nghiêng về thân xác, thì là miếng ăn của thân xác. Nhưng ăn một miếng thức ăn nhỏ hơn, tinh tế hơn thì rõ ràng không theo thân xác thì phù hợp với một người trí thức, người đạo hạnh vó một tâm hồn trí thức, đạo hạnh và thanh cao hơn. 
 
Càng trí thức, càng thương mến cuộc đời trí thức thì việc ăn uống lại phải càng phù hợp với nếp sống văn hóa. Ăn mà rơi vào thân xác thì tự cảm biết là thấp kém. Còn ăn để thành đạo (như các Tăng, Ni) hay ăn để đạt tới nhân cách hoàn hảo, để sống một cuộc đời vô lậu, cuộc đời trí thức, đức hạnh cao sang thì việc ăn thành ra quý hóa vì cho mình được sống…
 
N.T
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here