Trang chủ Phật giáo với Tuổi trẻ Vài điều chú ý khi ăn bánh Trung thu

Vài điều chú ý khi ăn bánh Trung thu

129
0

Mặt khác, thành phần trong bánh Trung thu không phải ai cũng ăn được. Vì vậy chúng ta nên biết về thời hạn sử dụng, nên ăn hay không nên ăn trong những trường hợp cơ thể có vấn đề.

Trước hết bánh Trung thu cần phải ăn trong thời hạn sử dụng, mới, vì hàm lượng dầu mỡ trong bánh rất cao, nếu để lâu thì dễ biến chất. Người tiêu dùng nên biết, bánh Trung thu khi mới làm xong thì có độ căng tròn, chiếc bánh đẹp bóng, mùi vị thơm; bánh cũ hay lâu ngày dầu mỡ sẽ làm cho bánh tái xám và có mùi chua hay lên men, rất có hại cho sức khỏe. Tốt nhất là ăn liền, mua liền ăn liền khi bánh còn mới vì bánh Trung thu không có khả năng giữ được lâu.

Ở những thành phố lớn, đời sống xã hội vội vàng, chúng ta thường xem nhẹ việc cẩn thận trong ăn uống, đặc biệt quảng cáo đi xa với chức năng tiếp thị, phong trào, làm cho người tiêu dùng mất đi khả năng kiểm soát, hoặc vì mua bánh Trung thu làm quà cho con cái hay người thân mà quên đi việc quan sát chất lượng và hạn sử dụng.

Trong thực tế, việc ăn uống thật cực kì cẩn thận, chúng ta đã lỡ uống hay ăn gì vào trong miệng thì việc lấy ra rất khó. Đức Phật từng dạy: “Nhất thiết chúng sanh giai do ẩm thực.” Vậy muốn sống phải ăn hay ăn để sống. Vì vậy dân gian thường có câu “họa tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập” là để chúng ta cẩn thận việc ăn uống và nói năng. Buổi sáng khi chúng ta thức dậy, chúng ta uống một li nước có nghĩa là việc ăn uống sinh sống của một ngày bắt đầu. Một màu sắc của thức ăn rau quả hay món ăn cho chúng ta thấy được dinh dưỡng khác nhau của chúng, thức ăn sáng chiều tối đều có yếu tố dinh dưỡng và hấp thu của cơ thể hoàn toàn khác, do đó khi ăn cần chế biến hợp lí và mùi vị cho từng bữa.

Mùa Trung thu đẹp, hồn nhiên của trẻ thơ, ánh sáng lung linh của đèn lồng dưới ánh trăng cần nhắc nhở người lớn chú ý hơn nữa về mần non, những người chủ tương lai của đất nước, biết gieo cho tuổi trẻ những chủng tử tốt, tránh đối xử bạo lực với trẻ em. Chiếc bánh Trung thu tròn đầy rất hợp với không khi vui nhộn, nhưng chúng ta đừng quá lạm dụng, mua tặng mà không chú ý, làm người nhận thì không biết phải ăn hay phải để đâu khi bánh có vấn đề, vì việc ăn bánh Trung thu rồi trẻ em phải nhập viện là đã xảy ra rất nhiều trong những mùa Trung thu, thì thật tội nghiệp. Còn người lớn cũng đừng cao hứng rồi ăn bánh mà không chú ý cũng rất nguy hiểm, ăn bánh Trung thu chắc chắn phải cần nghiên cứu kĩ nơi sản xuất và hạn sử dụng.

Hầu hết các loại bánh Trung thu hiện nay đều có hàm lượng dầu mỡ và đường rất cao, ăn vào có cảm giác nóng nhiệt. Buổi sáng ăn bánh Trung thu rồi thì buổi trưa và buổi tối cần ăn thức ăn giảm chất béo, nhiều dầu mở và đường, hoặc giảm món chiên xào nhiều dầu, thay bằng nhiều loại rau cải xanh, ăn thêm trái cây để làm giảm nhiệt lượng dầu mỡ và đường. Năng lượng dầu mở và đường có mặt trong bánh Trung thu rất cao, các loại nhân bánh thì càng có nhiều chất dễ lên men, thậm chí người sản xuất thường sử dụng các loại mứt có thời gian lưu trử lâu, có thể là những thứ còn lại sau tết.

Khi ăn bánh Trung thu chúng ta cần chú ý, đối với người có bệnh tiểu đường thì phải tránh các loại bánh ngọt, còn các loại bánh không ngọt ăn nhiều thì cũng dễ có triệu chứng đau bụng hay các loại phản ứng khác. Mặc dù bánh không có đường vẫn có rất nhiều dầu mỡ hoặc chứa hàm lượng dầu và chất béo quá độ, nhiệt lượng cao, các loại mùi hóa chất, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe; đối với người có lượng cholesteron trong máu cao và người cao huyết áp đều không nên ăn bánh Trung thu. Đối với các loại bánh nhân thịt và trứng thì càng chú ý, quy cách của trứng và thịt thì càng phải xét kĩ,; nên ăn bánh nhân hoa quả, nhưng phải có chừng, không nên ăn nhiều. Người đang trong thời gian ăn kiêng hay giảm cân thì nên ăn rất ít bánh Trung thu để tránh viêm nhiệt và phản tác dụng.

Nên chọn bánh Trung thu có thông tin đầy đủ về nguyên liệu của bánh. Thông thường bánh Trung thu được làm từ bột mì, dầu ăn, mỡ động vật, đường cát, thịt trứng, mứt quả hạt, đậu xanh hoặc đỏ, muối và các phụ gia khác, qua chế biến rồi đem chiên dầu hoặc  sử dụng lò nướng. Nếu đúng tiêu chuẩn thì quả thật bánh Trung thu có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều đường, chất béo, protein, muối vô cơ và vitamin, đặc biệt là nhiệt lượng rất cao.

Hiện nay có rất nhiều loại bánh Trung thu cải biến, nhưng không qua các loại hình kiểm tra chất lượng sản phẩm và y tế kiểm định, mà chỉ qua chế biến tự phát, lượng chất béo và ngọt quá nhiều, nguyên liệu thiếu vệ sinh và an toàn, cho nên đối với người có bệnh thì phải nên tránh, đặc biệt vì sức khỏe của tuổi trẻ cần phải nghiêm khắc hơn để tránh hậu quả sau khi vui chơi ăn uống lại phải nhập viện tốn kém mà sức khỏe bị ảnh hưởng không tốt. Vì đây là một ngày cho trẻ thơ, một truyên thống văn hóa của dân tộc, tránh bị ngộ độc và bảo vệ sức khỏe cho mầm non và chủ nhân tương lai của đất nước.

Bánh Trung thu cần phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Vì bánh rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, khi mua bánh cần phải kiểm tra kĩ chất lượng, bánh hợp quy cách thì căng tròn cân đối, các hoa văn nổi rõ, bao bì đóng gói không bị suy suyễn, bề mặt bóng nhuận, không cháy xém. Khi mua về nhà không nên đậy kín, nên để nơi thoáng mát, mở hộp bánh ra, tránh ánh nắng làm cho bánh dễ bị lên men chua. Trong điều kiện thời tiết ở nhiệt độ 25 độ C thì không giữ quá 5 ngày, nếu là bánh có nhân đậu nhuyễn thì thời gian nên ngắn hơn.

Cần chú ý khi ăn bánh Trung thu:

1. Thời hạn sử dụng không nên kéo dài, mà ăn càng sớm càng tốt, ít đường, ít chất béo, có hộp hợp vệ sinh.

2. Bánh Trung thu nên ăn ban ngày không nên ăn vào ban đêm, đặc biệt người lớn tuổi phải hạn chế nếu không dễ ảnh hưởng đến tim mạch.

3. Nên ăn miếng nhỏ, nhai kĩ; nên cắt bánh Trung thu thành nhiều phần nhỏ để dễ dàng tiêu hóa.

4. Chọn bánh mới, không nên ăn bánh quá hạn 5 ngày, vì bánh có hàm lượng chất béo cao, nếu để lâu ngày dễ bị biến chất. Bánh mới thì căng tròn đều đặn, mùi thơm; bánh cũ thì có mùi chua, không có cảm giác đẹp và thơm, chắc chắn ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tốt nhất là mới và ăn liền.

5. Chọn loại bánh ít dầu mỡ và đường, tuy ít dầu mỡ và đường, nhưng bột mì nhiều vẫn thấy ngán và đầy hơi ảnh hưởng đến tiêu hóa, mất cảm giác  tiết dịch vị, dễ cao đường trong máu và viêm nhiệt. Người  cao tuổi và trẻ em không nên ăn nhiều, nếu không dễ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và tiêu hóa không tốt.

6. Giữ bánh Trung thu cần tránh nơi có nhiệt độ cao và ẩm, giữ lâu sẽ mất mùi, nhân bánh sẽ lên men chua. Tốt nhất nên cất trong tủ lạnh nhưng phải gói giấy cẩn thận cả hộp bánh, trước khi ăn nên lấy ra đợi 1 giờ đồng hồ rồi ăn hoặc kiểm tra chất lượng bánh.

7. Ăn bánh và uống trà thì rất hợp vì trà có khả năng khử béo, đặt biệt là trà có thêm ít hoa trà làm cho hương vị càng thêm thích hợp.

Có 6 hình thức không nên ăn bánh Trung thu:

1. Trẻ em sơ sinh: Vì hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không thể chấp nhận được một lượng đường cao và các loại chất béo.

2. Người cao tuổi: Do hệ thống tiêu hóa và khả năng hấp thu yếu, vì thế ăn nhiều sẽ làm cho tiêu hóa trì trệ, ảnh hưởng hoạt động của dạ dày dẫn đến tiêu chảy và táo bón.

3. Người bệnh tiểu đường: Do bánh Trung thu có hàm lượng đường rất cao nên người có bệnh tiểu đương phải tuyệt đối tránh.

4. Người viêm gan: Do gan của người bệnh mất chức năng thải độc, nên việc xử lí một lượng chất béo, dinh dưỡng và đường cao như vậy thì chắc chắn có sự trở ngại hoặc đột quỵ.

5. Người có bệnh đường ruột, tá tràng hoặc viêm dạ dày thì bánh Trung thu hoàn toàn không có lợi, cần phải hạn chế việc ăn uống.

6. Người cao huyết áp, mở trong máu cao, bệnh tim mạch thì việc ăn bánh sẽ làm cho tim đập mạnh và tuần hoàn máu kém, thậm chí dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Trung thu là mùa trăng đẹp, rước đèn, ăn bánh là văn hóa lễ hội truyền thống của dân tộc, đặc biệt là cho lứa tuổi thiếu nhi, nhưng chúng ta cũng vì sức khỏe mà chú ý đến việc ăn uống và vui chơi, đừng để ảnh hưởng đến sức khỏe. Các em thiếu nhi cũng tự biết chăm sóc sức khỏe của mình, để khỏi ảnh hưởng đến việc học hành. Các nhà sản xuất bánh Trung thu cũng không nên vì mục đích kinh doanh mà bỏ đi phần đạo đức quý báu của kiếp làm người, chọn nguyên liệu tốt và hợp vệ sinh để làm bánh, nâng cao giáo dục nhân văn để cho mùa Trung thu luôn luôn tốt đẹp đến cho mọi người.

T.C

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here