Trang chủ Văn hóa - Lịch sử Uzbekistan: Thành phố Termez Di sản Văn hóa Phật giáo

Uzbekistan: Thành phố Termez Di sản Văn hóa Phật giáo

135
0

Điều quan trọng là Thành phố Termez có Tu viện Fayaz Tepa, một kỳ quan của quá khứ Phật giáo của thành phố này.

 Tu viện Fayaz Tepa có niên đại hơn 2.000 năm thuộc triều đại Kushan. Đó là một trong những đế quốc đa văn hóa nhất vào thời ấy, và vùng này đã đóng một vai trò quan trọng trong sự truyền bá Phật giáo.

 Nhiều tranh tường và các tác phẩm điêu khắc miêu tả cuộc đời đức Phật vẫn được bảo quản tốt tại tu viện Fayaz Tepa.

 Nhà Khảo cổ  học, Bahodir Turunov chia sẻ Công trình được xây dựng tuyệt hảo:

 “Các bức tường được bao phủ bằng một lớp rơm rạ, sau đó sơn từ trên xuống dưới cả bên trong lẫn ngoài, Bảo tháp cũng được bao phủ bằng những bức tranh tường”.

 Cũng như ngôi Bảo tháp, những mái vòm trung tâm, Tu viện còn có một đền thờ, một hành lang và chỗ ở cho những người hành hương bao gồm các phòng ăn và nhà bếp với kiến trúc độc đáo.

 Ngoài Phật giáo, các nền văn hóa Hỏa giáo và Hy Lạp đã phát triển tại vùng đất này trước khi Hồi giáo xuất hiện.

 Thành phố Termez có 2.500  năm lịch sử phong phú. Nằm dọc bờ sông Amu Darya biên giới Afghanist. một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết. Nước này có chung biên giới với Kazakhstan ở phía tây và phía bắc, Kyrgyzstan và Tajikistan ở phía đông, và Afghanistan cùng Turkmenistan ở phía nam.

 Một số những khám phá tuyệt vời nhất của địa điểm khai quật, một kho tàng Khảo cổ Termez, một trong những nơi tuyệt hảo ở Trung Á. Hàng nghìn tác phẩm điêu khắc, đất nung, đồ gốm, tranh tường và đá quý, phản ảnh di sản phong phú của khu vực.

Dalverzintepa là một khu định cư cổ đại trong khu vực của Thành phố Termez đã được thành lập vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Nó đã từng là một thành phố giàu có với những ngôi nhà rộng rãi và sân thượng.

Nhà Khảo cổ  học, Bahodir Turunov, và nhóm của Ông tìm thấy một cái gì đó đã thay đổi cuộc sống của họ mãi mãi, Ông giải thích:

“Chúng tôi vào bên trong xa hơn và phát hiện một tàu gốm bên trong, chúng tôi thấy các món đồ trang sức như dây chuyền, bông tai, vòng đeo tai, vàng miếng và tất cả các món đồ khác. Tôi thật xúc động và vui mừng khi được phát hiện báu vật”.

Trong tổng số ông tìm thấy 36 kg vàng thuộc về một người thợ kim hoàn đã giấu tài sản quý giá của mình. Hôm nay nó được lưu trữ một cách an toàn ở các ngân hàng quốc gia.

 Nhà Khảo cổ  học, Bahodir Turunov cho biết: “Thực sự lần đầu tiên trong  đời tôi phát hiện kho báu quý giá ở vùng Trung Á”.

 Cho đến ngày nay, nhóm của Nhà Khảo cổ  học, Bahodir Turunov vẫn đang tìm kiếm kho báu mới, chìa khóa để hiểu được quá khứ.

 Nhà Khảo cổ  học, Bahodir Turunov và trong nhóm rất tự tin trong việc tìm kiếm nhiều bí mật của vị vua Kushan, đang chờ đợi để được khám phá.

Nguồn: daophatngaynay.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here