Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Tuyên bố Đại lễ Phật đản LHQ (Vesak) Bangkok 2009

Tuyên bố Đại lễ Phật đản LHQ (Vesak) Bangkok 2009

161
0

Thực hiện nghị quyết được chấp thuận vào ngày 15/12/1999 tại Đại Hội đồng LHQ, phiên họp số 54, mục nghị sự 174, bản kiến nghị tập thể đại diện cho 34 quốc gia đã nhất trí ngày Vesak (nhằm ngày Rằm tháng 4 âm lịch, tương đương với tháng 5 dương lịch) được thừa nhận trên toàn thế giới và đã tiến hành làm lễ tại Trụ sở LHQ và các văn phòng khu vực của LHQ từ năm 2000 trở đi, ngày Vesak LHQ cần được các truyền thống Phật giáo đồng tổ chức.

Thừa nhận rằng sự bảo trợ và vai trò trọng yếu của Vương quốc Thái Lan trong việc đăng cai tổ chức lễ Vesak LHQ từ năm 2004 (PL. 2547 – theo lịch Thái Lan, chậm hơn nước ta một năm – BT) và sự thành công của lễ Vesak LHQ tại Hà Nội 2008 (PL. 2551).

Hơn nữa, để củng cố sự hiểu biết và tinh thần hợp tác giữa tất cả các truyền thống, tổ chức, các cá nhân và các truyền thống tâm linh khác và xã hội dân sự thông qua việc đối thoại giữa chư vị lãnh đạo và học giả Phật giáo, quyết định truyền bá thông điệp hòa bình dựa trên giáo lý từ bi và trí tuệ của Đức Phật, nhằm khám phá những vấn đề liên quan đến Phật giáo và những khủng hoảng toàn cầu. Hội nghị đã thỏa thuận các điều khoản sau:

1. Thừa nhận sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa từng có trên mọi quốc gia, và chúng ta cũng nên ý thức về mối liên hệ mật thiết giữa kinh tế, chính trị và môi sinh, khoảng không giữa khủng hoảng xã hội và tâm linh để gia tăng sự nỗ lực của chúng ta, nhằm thúc đẩy những giá trị tâm linh, từ đó khôi phục những khủng hoảng toàn cầu ngày nay.

2. Khuyến khích sự minh bạch và mối quan tâm đến hệ thống tài chính và kinh tế như một trách nhiệm xã hội khẩn thiết, giá trị đó bao gồm sự liêm chính, siêng năng, bất hại và chia sẻ để nhằm đạt được sự bền vững về kinh tế và xã hội cũng như sự phát triển lâu dài.

3. Khuyến khích việc quản lý tốt và duy trì sự công minh xã hội và đạo đức trong việc giải quyết tranh chấp cũng như trong việc phát triển an bình và hoà hợp trong xã hội.

4. Ý thức những hậu quả của ứng xử của chúng ta trong thế giới tương quan này và hãy ý thức về nhu cầu bảo vệ hành tinh trái đất của chúng ta, để thúc đẩy một cách tích cực về sự hiểu biết về nhân quả của Phật giáo.

5. Thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn về các nguyên lý Phật giáo trong các cộng đồng rộng lớn hơn bằng cách biên tập một bộ kinh Phật giáo chung nhất, mà bộ kinh đó phản ánh sự phong phú của các truyền thống Phật giáo: Nguyên thuỷ, Đại thừa và Kim Cang thừa cũng như những nhu cầu của xã hội ngày nay.

6. Phát triển Hiệp hội các trường Đại học Phật giáo thế giới (IABU), dựa trên nền tảng của các hội viên chưa từng có trước đây, nhằm sử dụng triệt để các sáng kiến để đẩy mạnh sự cộng tác học đường, trao đổi đội ngũ giảng dạy và sinh viên, và gây quỹ chung.

7. Bày tỏ sự kính quý về công việc tiên phong của Nhóm Nguồn Tài Nguyên Điện Tử (Electronic Resources Group) dựa theo bản báo trình Hội thảo tại Đại lễ Vesak LHQ tại Hà Nội về các Dự án kỹ thuật số chính yếu của Phật học; dẫn đến nối kết được các chuyên gia hàng đầu của 23 trường (Cao đẳng và Đại học) trong 16 nước thành một hiệp hội với sự hỗ trợ rộng rãi để chia sẻ nguồn dữ liệu, và lên kế hoạch chung nhằm phát triển một cuốn danh bạ chung đầu tiên về các kinh điển, tác phẩm Phật giáo. Tất cả điều đó sẽ mang đến một nguồn thư khố điện tử mà đã có trong các ngôn ngữ kinh điển (như Pali, Sanskrit, Trung Quốc, Tây Tạng và Mông Cổ) để tất cả mọi người có thể vào tham khảo ngang qua một cổng duy nhất.

8. Đăng ký chính thức về danh xưng “Hội đồng Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc” (ICUNDV) mà trước đây được biết với danh xưng Uỷ ban Tổ chức Quốc tế (IOC),

9. Địa điểm tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2010, PL. 2553 sẽ là Trung tâm Hội nghị LHQ, Thái Bình Dương tại Bangkok và được Thái Lan và Nhật Bản đồng đứng ra tổ chức.

Thích Giác Hoàng dịch ( từ Bangkok, Thái Lan, theo giacngo.vn)
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here