Trang chủ Vấn đề hôm nay TUYÊN BỐ CỦA HỘI NGHỊ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI TẠI SITAGU VỀ...

TUYÊN BỐ CỦA HỘI NGHỊ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI TẠI SITAGU VỀ HÒA BÌNH

156
0




TUYÊN BỐ  
CỦA HỘI NGHỊ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI TẠI SITAGU VỀ HÒA BÌNH
Học viện Phật học quốc tế Sitagu,
Sagaing, Myanmar 22 – 24/01/2016

 

Natthi santi param sukham – Không có hạnh phúc nào hơn hòa bình

“Chiến tranh khởi nguồn từ tâm thức của con người; và cũng từ tâm trí con người, tường rào hòa bình phải được thiết lập”. (Hiến chương của UNESCO)

Chúng tôi, các đại biểu và quan sát viên đến từ 51 quốc gia khắp năm châu, bao gồm cả đại diện của Thiên Chúa giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo, đã tham dự Hội nghị Hòa bình của Phật giáo thế giới tại Học viện Phật học quốc tế Sitagu, Sagaing, Myanmar từ ngày 22 đến 24 tháng 01 năm 2016. Quang lâm khai mạc Hội nghị trong cương vị chứng minh là Ngài Quốc sư (Maha Ratthagaru), Chủ tịch Hội đồng Tăng thống Liên bang Myanmar, Đại Trưởng lão Kumarabhivamsa; và chủ trì Hội nghị là Ngài Phó Vua sãi/Tăng thống của tông phái Swe chin kiêm Viện trưởng danh dự Học viện Phật học quốc tế Sitagu, Đại Trưởng lão Tiến sĩ Sitagu Ashin Nyanissara.

Ngài U Thein Sein, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar, đã phát biểu chào mừng. Trong diễn từ chào mừng, Ngài Tổng thống nhấn mạnh rằng, trong thời đại toàn cầu hóa này, con người bất kể chủng tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau, đang sống và làm việc cùng nhau, gần gũi nhau hơn bao giờ hết; và rằng, các xã hội đa văn hóa, đa chủng tộc đã trở thành hiện tượng toàn cầu. Cùng với sự phát triển này, những thiên vị và thành kiến không đáng có đã nảy sinh trên cơ sở màu da, tín ngưỡng, và văn hóa. Mà một trong những hậu quả đó là lời nói và hành động thù hận, xung đột tôn giáo và sắc tộc, và tệ hơn cả là chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố. Ngài Tổng thống kêu gọi mọi người nên hành xử theo Năm Nguyên tắc sống chung hòa bình, được khởi xướng bởi Trung Quốc, Ấn Độ và Myanmar, dựa theo lời dạy của Đức Phật về Tứ Vô lượng tâm. Ngài khẳng định chắc chắn rằng, những nguyên tắc này sẽ giải phóng nhân loại khỏi đau khổ và tạo nên những quốc gia hòa bình, thịnh vượng; nơi mà người dân có thể sống trong hòa bình và hạnh phúc thật sự. Vì lý do đó, Hội nghị này là một sự kiện hòa bình và đoàn kết quốc tế , có tầm quan trọng liên lục địa.

Suốt 03 ngày diễn ra Hội nghị, trong tinh thần đoàn kết và nỗ lực vì hòa bình, bắt nguồn từ Hội nghị Hòa bình Quốc tế Thiên niên kỷ vào năm 2000 và được trang trọng đưa vào Lời nói đầu trong Hiến chương UNESCO của Liên hiệp quốc, và được triển khai rộng rãi tại Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc ở Bangkok năm nay, phù hợp với Chiến lược Hòa bình Bốn Điểm được phác thảo trong bài diễn văn chủ đạo của Trưởng lão Giáo sư Tiến sĩ Phra Brahmapundit, Viện trưởng viện Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya Thái Lan và cũng là Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc.

Tất cả chúng tôi chia sẻ quan điểm của lãnh đạo Hồi giáo Giáo sư Sayed Abdul Hassan Navab, Hiệu trưởng Đại học Tôn giáo Iran rằng, các tôn giáo sở hữu khả năng và năng lực thúc đẩy quần chúng về sự hình thành hòa bình và lẽ phải. Vì vậy, đối thoại liên tôn giáo để thúc đẩy hòa bình là cần thiết hơn tất cả các việc khẩn cấp khác.

Chúng tôi đã khảo sát cặn kẽ đề tài “Hòa bình và Trí tuệ” qua 54 bài tham luận mang tính học thuật bên cạnh các diễn văn chủ đạo và thông điệp của các nhà ngoại giao, chức sắc và lãnh đạo tôn giáo.

Chẩn đoán

Theo lời dạy của Đức Phật, căn nguyên gây nên đau khổ và xung đột là dục vọng, sợ hãi, tham muốn, sân hận và si mê. Chúng ta có thể tìm thấy một số yếu tố vừa rồi trong tất cả các xung đột, bất kể xung đột mang tính quốc tế, quốc nội, liên tôn giáo, xã hội hay cá nhân. Chúng ta thường thấy những nguyên nhân này trong những cái khác, nhưng rất khó để nhận ra chúng trong chính các suy nghĩ và hành động của riêng ta.

Hàm ý đạo đức trong lời dạy của Đức Phật về sự tương thuộc là, không có hành động nào xảy ra mà không mang lại hậu quả cho mình hoặc cho người khác. Bất kể sản phẩm của xung đột bạo lực là gì, kết quả sau cùng vẫn có hại cho cả người chiến thắng lẫn nạn nhân.

Sự an lạc nội tâm, điều kiện tiên quyết cho sự an bình bên ngoài, là một nguyên lý cốt lõi của Phật Pháp. Kỷ luật tinh thần, tự phán xét bản thân, cùng với sự vun đắp tâm hồn đồng cảm, tình yêu thương và nhân ái là tối cần thiết để đạt được công bằng xã hội và hòa bình.

Triệu chứng

Hội nghị đã đồng ý rằng, trong thế giới của chúng ta hiện nay những căn nguyên chính của đau khổ được biểu hiện thành bạo lực và chiến tranh là:

* Chủ nghĩa khủng bố dựa vào si mê, cuồng tín, bất bao dung tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc;

* Di cư không kiểm soát của con người đổi lại bạo lực giữa các cộng đồng sắc tộc, mâu thuẫn dân sự, và giữa các quốc gia;

* Khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng giữa và trong các quốc gia, và các khu vực;

* Môi trường bị tàn phá và áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

* Sự áp bức phụ nữ và trẻ em, và

* Tội phạm có tổ chức như buôn bán vũ khí, thuốc phiện, ma túy và buôn người.

Phương thuốc cho hòa bình

Trong phần kết luận của những cuộc họp và sự cân nhắc kĩ lưỡng của chúng tôi, chúng tôi đã đồng lòng nhất trí như sau:

1. Myanmar đang có những tiến bộ nhanh chóng hướng đến hòa bình trên qui mô toàn quốc. Chúng tôi ủng hộ tiến trình hòa bình, và ghi nhận vai trò cốt yếu của Myanmar trong việc hành động như một mô hình cho các quốc gia khác đang phấn đấu để làm cho hòa hợp tính đa dạng và tính thống nhất. Để đạt được hoà bình ở Myanmar cũng như xung đột khác (có) ảnh hưởng đến các khu vực như Colombia, Sri Lanka, Mexico, Venezuela,Chile, Trung Đông, Nam Phi và các phần khác của châu Phi, chúng tôi mạnh mẽ thúc giục các bên liên quan nuôi dưỡng tinh thần sống chung hòa bình, và bỏ qua tính tư lợi nhằm hướng đến lợi ích chung.

2. Hòa bình không phải là điều kiện cuối cùng mà là một tiến trình liên tục, do đó bảo vệ cuộc sống và nhân phẩm sẽ luôn là một công việc đang tiến hành. Vì vậy chúng ta nên đừng bao giờ ngừng thực hiện các hành động tích cực để hình thành một xã hội hòa bình và công bằng.

3. Dựa vào giáo huấn của Đức Phật, chúng tôi kịch liệt lên án bất kì sự sử dụng vũ lực nào để giải quyết mâu thuẫn, và nguyện làm việc để hướng đến sự chấm dứt tình trạng thù địch khắp đất nước, vùng miền và thường dân; các hành động khủng bố và chiến tranh ở Myanmar, và bất kì nơi nào khác trên thế giới. “Hận thù diệt hận thù. Trên đời không thể có. Từ bi diệt hận thù, Là định luật ngàn thu.”

4. Chúng tôi dứt khoát bác bỏ tất cả các hình thức chủ nghĩa cực đoan và ủng hộ sự ôn hòa, trung đạo dẫn đến hòa bình. Chúng tôi cam kết rằng, chỉ có được hành động và lời nói phi bạo lực bằng cách thực hiện nghiêm túc lời dạy của Đức Phật, đồng thời công nhận các giá trị hòa bình tiềm ẩn trong mọi truyền thống tôn giáo.

5. Mối lo hàng đầu trong xã hội ngày nay, đó là tôn giáo thường xuyên được sử dụng để biện hộ cho chủ nghĩa khủng bố, nạn áp bức và tất cả các loại hình khủng bố. Trách nhiệm của chúng ta là phải tận dụng mọi cơ hội để phản đối công khai sự sai lạc trong sử dụng tôn giáo.

6. Khi chúng tôi ghi nhận tầm quan trọng và giá trị của đối thoại mang tính trắc ẩn và quan tâm, chúng tôi cũng ghi nhận nhu cầu của hành động mang tính xã hội khởi nguồn từ giáo lý nhà Phật, nhưng bao gồm cả người dân của tất cả các tín ngưỡng và không tín ngưỡng.

7. Ban đặc quyền cho bất kì một cộng đồng văn hóa, tôn giáo, dân tộc hay xã hội nào chỉ có thể gây ra lòng sân hận, sợ hãi và nghi ngờ. Vì vậy chúng tôi quyết tâm truyền bá lời dạy của Đức Phật về lòng khoan dung và hòa bình, cổ vũ sự hiểu biết sâu hơn và có tính xây dựng hơn giữa các tôn giáo khác nhau, đồng thời vun đắp tâm hồn đồng cảm và tình yêu thương như một kim chỉ nam cho hòa bình.

8. Chúng tôi khẳng định rằng, toàn thể nhân loại nên được tự do theo đuổi niềm tin và thực hành tôn giáo tương ứng của họ, miễn là họ không gây nên sự xúc phạm, hay bôi nhọ và tỏ ra bất kính các đối tượng tôn giáo hoặc tín ngưỡng khác như tượng Phật hay tượng Chúa Jesus Christ.

9. Ghi nhận rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo và tu sĩ có trách nhiệm về mặt tinh thần và đạo đức phải giảng dạy sự chấp nhận và chung sống hòa bình giữa và trong tất cả các nhóm dân tộc và tôn giáo, cả ở Myanmar và khắp thế giới.

10. Khi chúng tôi hiểu rằng, Phật giáo được thành lập dựa trên những truyền thống và giáo pháp (có giá trị) vượt thời gian, chúng tôi tin rằng điều thiết yếu là người Phật tử phải tiếp cận cách giải quyết mâu thuẫn mà vẫn giữ được tính đối thoại và sự liên quan tới các thách thức của thế giới hiện đại.

11. Chúng tôi ghi nhận rằng, phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng lệch lạc một cách tiêu cực bởi xung đột bạo lực, và vì thế cam kết trao quyền cho phụ nữ và thanh niên, đồng thời nuôi dưỡng vai trò đặc trưng mà họ có thể thực hiện trong việc xây dựng hòa bình công bằng và lâu dài.

12. Chúng tôi tin chắc rằng, những giá trị và hành động vun đắp hòa bình nên là một chiều hướng rõ ràng trong tất cả các nền giáo dục tôn giáo, chính thống hoặc không chính thống.

13. Các phương tiện truyền thông xã hội và quần chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát tán những lời nói mang tính hận thù và lời đồn sai lệch dẫn đến chia rẽ và bạo lực; vì vậy chúng tôi kêu gọi các giảng viên, tu sĩ, lãnh đạo cộng đồng và tôn giáo khuyến khích phê phán tiêu cực và các lời nói ác ý.

14. Không có hòa bình toàn cầu nào mà không có một sự phản hồi tích cực mạnh mẽ đối với những thách thức đặt ra bởi biến đổi khi hậu và suy thoái môi trường. Chúng tôi quyết tâm nỗ lực, bất kể việc lớn hay nhỏ, để giảm tác động lên môi trường của chúng ta và bảo vệ hành tinh cho các thế hệ tương lai.

Hoàn tất vào ngày 24 tháng 01 năm 2016 của Dương lịch và năm 2559 của Phật lịch.

Nguồn: thuvienhoasen.org

 

Bản Anh ngữ:

Sitagu World Buddhist Peace Declaration
World Buddhist Peace Conference
Sitagu International Buddhist Academy,
Sagaing, Myanmar, 22-24 January 2016

 

Natthi santi param sukham – there is no higher bliss than peace.

“Since war begins in the minds of men, it is the minds of men that the defences of peace must be constructed” (UNESCO Constitution)

We, the participants from fifty-one countries covering five continents, including representatives from Christianity, Hinduism, Islam and Judaism, have atteended the World Buddhist Peace Conference at Sitagu International Buddhist Academy, Sagaing, Myanmar on 22-24 January 2016. The inauguaral session of the conference was opened by the Chairman of the State Sanghamahanayaka Council of Myanmar, the Most Venerable Professor Kumarabhivamsa, and the Deputy Sangharaja and Chancellor of Sitagu International Buddhist Academy, Sitagu Sayadaw Dr. Ashin Nyanissara.

His Excellency U Thein Sein, President of the Republic of the Union of Myanmar, then addressed the audience. In his Welcome Speech the President emphasized that in an age of globalization people different races, cultures and religions live and work together more closely than at any other time in history, and that multi-racial, multi-cultural societies have become global phenomena. Along with this development unwelcome biases and prejudices have arisen on the basis of colour, creed, and culture. One of the consequences has been hate speech and hate action, racial and religious conflict and worst of all, extremism and terrorism. The President invoked the Five Principles of Peaceful Co-existence, originally conceived by China, India and Myanmar, with reference to the Buddha’s teaching of the Four Sublime States. He affirmed that they could unquestionably liberate humankind from the bondage of pain and agony, and lead to peaceful and prosperous nations in which alll people could live in genuine peace and happisness. Thus this conference is a celebration of peace and national reconciliation, as well as an event of international importance.

During the three day Peace Conference, in solidarity with peace efforts initiated at the Millennium World Peace Summit in 2000 and so well enshrined in the Preamle of the UNESCO Constitution, and to be taken further at the United Nations Day of Vesak celebrations in Bangkok this year, in accordance with Four Points Peace Strategy outlined in the keynote speech of the Most Venerable Professor Dr. Brahmapundit, Rector of Mahachulalongkornrajavidyalaya University of Thailand and President of the Intenational Council for the Day of Vesak:

We all share the view of Hojjatoleslam Professor Sayed Abdul Hassan Navab, Chancellor of University of Religions of Iran that religions possess the capacity and ability to mobilize the masses for establishment of peace and rationality. Hence, the necessity of inter-religious dialogue for realization of peace is more than any other felt urgently.

We have explored the theme of “Peace and Wisdom” with fifty-four academic papers in addition to keynote speeches and messages from diplomats, dignitaries and faith leaders.

The Diagnosis

According to Buddhist teachings the root causes of suffering and conflict are desire, fear, greed, aversion, hatred and ignorance. We can find some of these elements in all conflicts, whether international, intra-state, interreligious, social or personal. We often see these causes in others, but it is more challenging to recognise them within our own thoughts and actions.

The ethical implications of the Buddha’s teachings on interdependence are that no acts are without consequences for us or others. Whatever the outcome of violent of conflict may be, the result is ultimately detrimental to both victor and victim.

Inner peace as a prerequisite for outer peace is a central tenet of Buddhist teachings. Mental discipline, critical self-reflection, and the culltivation of empathy, compassion, and loving kindness are crucial to achieving social justice and peace.


The Symptoms

The participants agreed that in our current world the primary sources of suffering manifested as violence and war are:

* Terrorism based on ignorance, fanaticism, religious intolerance and nationalism;

* Uncontrolled migration of people displaced by violence between ethnic communities, civil conflict, and nation states;

* The widening gap between rich and poor within and between nations and regions;

* Devastation of the environment and the pressures on natural resources;

* The oppression of women and children and

* Organised crime such as the weapons trade and drug and human trafficking.

  Remedies for Peace

At the conclusion of our successful deliberation and meetings we have unanimously resolved as follows:

1. Myanmar is making rapid progress towards nation-wide peace. We support the current peace process, and recognise the crucial role Myanmar could play in acting as a model for other nations striving to reconcile diversity with unity. In order to achieve peace in Myanmar as well as other conflict affected areas such as Colomnia, Sri Lanka, Mexico, Venuazuela, Chile, Middle East, South Africa and  other parts of Africa, we strongly urge all parties concerned to cultivate peaceful co-existence, and see beyond self-interest to the common good.

2. That peace is not a final condition but a continuous process, thus protecting life and dignity will always remain work in progress. We should therfore never cease to take positive action to realise a just and peaceful society.

3. In line with the Buddha’s teachings, we strongly condemn any use of force to resolve conflict, and undertake to work towards an end to civil, regional and nationwide hostilities, acts of terror and war in Myanmar, and elsewhere in the world. “Violence cannot be overcome through violence. Just and sustainable peace can only be achieved by peaceful means.”

4. We emphatically reject all forms of extremism and support the moderate, middle path to peace. We commit ourselves to non-violent speech and action, in strict accordance with the teachings of the Buddha, and recognise the peaceful values implicit in all religious traditons.

5. It is a primary concern that in today’s world religion is too often used to justify terrorism, oppression and all forms of violence. It is all our responsibility at every opportunity to speak out publicly against the misuse of religion.

6. Whilst we recognise the importance and value of mindful and compassionate dialogue, we recognise the imperative of social action rooted in Buddhist teachings, but inclusive of people of all faiths and none.

7. Privileging any one cultural, religious, ethnic or social community can only foment hatred, fear and distrust. We therefore resolve to spread Buddhist teachings of tolerance and peace, encourage deeper and more constructive understandings of other religions, and cultivate empathy and compassion as a roadmap to peace.

8. We assert that all human beings should be free to maintain the beliefs and practices of their respective religions, provided they do not cause offence, or defame and disrespect other faiths or religious objects such as statues of the Buddha and Jesus Christ.

9. To recognise that religious leaders and monastics have the ethical and spiritual responsibility to teach acceptance and peaceful co-existence within and between all religious and ethnic groups, both within Myanmar and around the world.

10. Whilst we understand that Buddhism is founded on timeless teachings and traditions, we believe that it is vital that Buddhist approaches to dealing with conflict remain responsive and relevant to the challenges of the modern world.

11. We acknowledge that women and children are disproportionately affected negatively by violent conflict, and therefore commit ourselves to empower women and young people, and nurture the specific roles they can play in building lasting and just peace.

12. We strongly believe that the values and actions which cultivate peace should be an explicit dimension of all formal, non-formal and religious education.

13. Mass and social media can play a crucial role in spreading hate speech and false rumour which often leads to division and violence, and we therefore call upon teachers, monastics, and religious and community leaders to encourage a critical and informed analysis of negative and malicious statements.

14. There an be no global peace without a strong positive response to the challenges presented by climate change and environmental degradation. We resolve to make efforts, no matter how small, to reduce our environmental impact and safeguard the planet for future generations.

Done on the Twenty-Fourth of January in the Year of Two Thousand and Sixteenth of the Common Era and the Two Thousand Five Hundred and Fifty-Nine Year of the Buddhist Era.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here