Trang chủ Phật giáo khắp nơi Tuyên bố chung của Hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới...

Tuyên bố chung của Hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới Sakyadhita lần thứ XI tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

104
0

từ ngày 28 tháng 12 năm 2009 đến ngày 03 tháng 01 năm 2010, xin chân thành tri ân Chính phủ Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã bảo trợ cho Hội nghị và Hội thảo với chủ đề “Nữ giới Phật giáo lỗi lạc”, đồng thời nhất trí thông qua Nội dung Bản Tuyên bố chung như sau:

1. Kêu gọi các thành viên Hội Sakyadhita tăng cường sự liên minh của Nữ giới Phật giáo và giúp đỡ Nữ giới Phật giáo tại các quốc gia và vùng lãnh thổ để phát triển thế giới hoà bình, đoàn kết hòa hợp, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Kêu gọi các thành viên Hội Sakyadhita phát huy tình hữu nghị và đoàn kết, cùng phát triển bền vững, bằng cách đề cao việc đối thoại, tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng truyền thống văn hóa của các nước khác trong việc bảo hộ phẩm giá của người nữ tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và các tôn giáo khác dưới ánh sáng từ bi và tuệ giác của Đức Phật.

3. Tăng cường sự hợp tác phát triển giáo dục tôn giáo và thế học trong Nữ giới Phật giáo để nâng cao đạo đức cá nhân, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, phát triển tâm linh con người trên hành tinh nhằm giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp và thịnh vượng.

4. Nhấn mạnh việc thực hiện các biện pháp hữu hiệu, tôn trọng văn hoá truyền thống của các quốc gia, vùng lãnh thổ trong việc thừa nhận Ni đoàn Tỳ kheo Ni.

5. Khẳng định rằng việc buôn bán phụ nữ, xâm hại trẻ em và bạo lực gia đình trên thế giới là những thảm họa của nhân loại, gây thiệt hại đến phẩm giá phụ nữ, do đó cần có những biện pháp cụ thể và cấp bách để giải quyết các vấn nạn này.

6. Nhận diện và đáp ứng các nhu cầu về: đạo đức, tâm linh của từng cá nhân, gia đình và cộng đồng; bình đẳng, công bằng giới tính trong phạm vi Phật giáo.

7. Thừa nhận nhu cầu thường xuyên về việc hiện đại hoá chương trình giáo dục Phật giáo và thế học cho Nữ giới xuất gia và tại gia, giúp họ giải quyết được những khó khăn từ các vấn nạn mà xã hội đang quan tâm tại từng quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như toàn cầu.

8. Hỗ trợ giáo dục căn bản và cải thiện giáo dục đối với Nữ giới và các thành phần khó khăn, bất hạnh khác để họ có đầy đủ điều kiện tham gia năng động vào cuộc sống xã hội.

9. Khẳng định sự thay đổi khí hậu và các hình thức phá hoại môi trường và môi sinh; lạm dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nước, gây mất cân bằng sinh thái, làm gia tăng các mối đe dọa và gây thiệt hại đến phúc lợi con người; do đó, cần thực hiện những biện pháp cụ thể và cấp bách để giảm thiểu sự biến đổi khí hậu, đồng thời cam kết đời sống lành mạnh và thịnh vượng trong sự hài hoà với môi trường.

10. Khẳng định rằng sự thành công của Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới Sakyadhita lần thứ XI tại Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam là tiếp theo những nỗ lực của Nữ giới Phật giáo để hoàn thiện các mục tiêu phát triển lâu dài mà Liên Hợp Quốc đã công nhận vào năm 2.000:

– Nỗ lực xóa sạch sự nghèo đói,

– Hoàn tất đường hướng giáo dục phổ quát,

– Tăng cường sự bình đẳng giới tính và quyền lợi Phụ nữ,

– Làm giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ em,

– Cải thiện sức khỏe của các bà mẹ,

– Chống lại bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS, bệnh sốt rét vàcác bệnh lây nhiễm khác,

– Bảo đảm tính bền vững về môi trường,

– Mở rộng sự cộng tác toàn cầu để phát triển.

11. Kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ và có các biện pháp khẩn cấp giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc DIOXIN (Da cam) cải thiện cuộc sống và giúp đỡ họ quyết tâm đòi lại các quyền lợi thỏa đáng.

Ngày 03 tháng 01 năm 2010           

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here