Trang chủ Phật giáo khắp nơi Tưởng niệm Bác sĩ Wulff

Tưởng niệm Bác sĩ Wulff

128
0

Thầy Tánh Thiệt tuyên bố, nhân danh Phật tử VN, tưởng niệm và cầu siêu 49 ngày cho một vị ân nhân của PG trong pháp nạn 1963. Rồi, trong im lặng và trang nghiêm, mỗi người lần lượt đi đến bàn thắp một cây nến, vái trước tấm ảnh. Khi người cuối cùng thắp nến xong thì nến đã sáng rực đầy bàn. GS. Cao Huy Thuần bước ra, đọc bài tưởng niệm đầy xúc động. Sau đó quý Thầy bắt đầu làm lễ. Rất đơn giản: tán xong, chỉ tụng hai bài : "Đệ tử kính lạy " và Bát Nhã.

Gia đình BS Wulff (bà vợ, hai người con trai và một người con gái từ Đức qua, cùng với 7 người họ hàng nữa) vô cùng cảm động; họ không tưởng tượng được PG chúng ta giữ được một tình cảm trung kiên, đẹp đẽ như thế đối với ông Wulff ; họ cũng chưa hề thấy một buổi lễ PG đơn giản và linh thiêng như vậy.

Thưa Bà Wulff,

Chùa Khuông Việt hân hạnh đón mời Bà và gia đình đến làm lễ cầu siêu 49 ngày cho cố Bác Sĩ Wulff. Trong truyền thống Phật giáo, đây là một lễ quan trọng kết thúc bảy tuần cầu nguyện trong niềm tin rằng hương hồn của người quá cố đã vãng sanh về Cõi Hoa Sen. Buổi lễ này được tổ chức trong vòng thân mật, chỉ với sự hiện diện của gia đình và vài bạn bè đã quen biết xa gần với cố Bác sĩ mà thôi.

Bà Wulff đốt nến cầu nguyện trong bổi lễ

Bởi vậy, tôi không có ý làm một bài diễn văn. Tôi chỉ muốn, nhân dịp này, nhân danh Phật tử Việt Nam, bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với Bác sĩ Wulff mà tên tuổi gắn liền với lịch sử pháp nạn của chúng tôi cách đây gần đúng 50 năm.

Hồi Bác sĩ Wulff đến Huế để xây dựng trường y khoa, trong khuôn khổ hợp tác đại học Đức-Việt, tôi không được quen nhiều. Tôi chỉ gặp ông đôi ba lần ở nhà ông khoa trưởng trường Luật, lúc đó là bạn thân nhất của ông ở Huế. Huế là một thành phố êm ả. Viện đại học cung cấp cho chúng tôi một khung cảnh sống và làm việc êm ả, xa chiến tranh. Đời sống giáo chức của chúng tôi êm ả trôi như một con sông lặng yên. Nhưng đó là lặng yên trước cơn giông tố.

Từ nhiều năm rồi, than hồng uất hận ấp ủ dưới tro, trước chính sách kỳ thị của một chính quyền tôn giáo trị. Đột nhiên, than hồng bốc thành lửa trước ngày Phật Đản 1963, khi chính quyền ông Diệm ra lệnh triệt hạ cờ Phật giáo trong dịp lễ. Sáng hôm Rằm tháng Tư, buổi lễ diễn ra ở chùa Từ Đàm bình thường, trang nghiêm như mọi năm, nhưng khi kết thúc, phẫn nộ của quần chúng bùng lên đòi chính quyền thu hồi lệnh cấm treo cờ và dẹp bỏ chính sách kỳ thị tôn giáo.

Ông Thuần thân mến,
Một lần nữa, tôi gởi đến ông ngàn lời cám ơn về buổi lễ tưởng niệm cha chúng tôi. Chúng tôi đã sống một buổi trưa với bao nhiêu cảm xúc. Nước Việt Nam sẽ mãi mãi đối với chúng tôi là một đất nước mà chúng tôi tự hào và chúng tôi sẽ thăm viếng đều đặn với thích thú và tìm hiểu.
Cuối cùng, cám ơn ông về bài tưởng niệm rất đẹp mà ông đã có nhã ý viết và đọc cho cha chúng tôi.
Rất quý mến,
Manuel Wulff

Cher Thuân,
mille merci encore une fois pour cette tres belle cérémonie en honneur de notre pere.
C’ était avec beaucoup d’émotions que nous avons vecu cette belle matinée.
Le Vietnam restera pour nous un pays au quel on sera lier et qu’on visitera régulièrement avec beaucoup de plaisir et curiosité.
Enfin merci a vous pour ce très beau texte que vous avez eu la gentilesse d ‘ecrire et lire pour notre pere.
Trés chaleureusement
Manuel Wulff

(thư cảm ơn của con trai BS Wulff)

Chiều hôm đó, quần chúng Phật tử tập họp trước đài phát thanh, như mọi năm, để nghe phát lại buổi lễ diễn ra hồi sáng. Chính quyền từ chối. Đại diện Từ Đàm thương lượng với giám đốc đài phát thanh. Thương lượng kéo dài, không kết quả. Dân chúng tập hợp càng lúc càng đông, càng nôn nóng. Không khí trở nên gay cấn. Bỗng nhiên, xe bọc sắt rầm rộ kéo đến vây quanh quãng trường. Chiến tranh gì mà phải dùng đến xe bọc sắt? Mà cả một đoàn năm chiếc  hùng hổ vây quanh? Kinh hoàng, dân chưa kịp phản ứng thì súng nổ. Súng nổ không báo trước. Như sét đánh chẳng cần mưa.

Cuộc thảm sát đó chấm dứt đời sống êm ả của chúng tôi. Máu đổ. Máu đó thay đổi chúng tôi toàn diện. Máu đó khởi đầu một phong trào tranh đấu, kéo dài hàng tháng với rất nhiều đau khổ, hy sinh. Và Bác sĩ Wulff, từ một giáo sư bình yên bỗng trở thành một tác nhân chính yếu của lịch sử – lịch sử Phật giáo và lịch sử của cả một dân tộc. Như thử một nhân duyên nào đó đã muốn phải có một con người cương trực, quả cảm, trượng phu, hơn nữa một bác sĩ, phải có một con người như thế hiện ra ngay sau phút thảm sát để làm chứng cho thế giới. Làm chứng rằng: chính đạn của xe bọc sắt đã giết chết, chứ không phải lựu đạn của một anh Việt Cộng nào. Làm chứng rằng: kẻ sát nhân là chính quyền ông Diệm. Làm chứng rằng: kỳ thị tôn giáo là quốc sách của gia đình ông ấy.

Thưa Bà, phải sống ở Việt Nam trong những năm tháng đó, phải biết thế nào là độc tài tôn giáo trị, mới thấu rõ can trường của Bác sĩ Wulff. Trong tay ông là sự thật. Sự thật ấy đe dọa chính quyền. Cái chính quyền độc tài ấy không dung tha ông. Vì bản thân của độc tài là dối trá. Vì dối trá nào cũng sợ sự thật. Vì sự thật nào rốt cuộc cũng thắng. Cho nên, chính quyền Diệm càng bóp chết sự thật, Bác sĩ Wulff càng rung chuyển cả đất trời đề làm sáng bùng sự thật lên. Ông hành động chỉ vì lương tâm của ông. Vì ông là một trượng phu.

Con trai trưởng của BS Wulff kính cẩn trước hương án người cha kính yêu

Lòng cương trực đó, Phật tử chúng tôi không bao giờ quên. Tên của Bác sĩ Wulff đã được mãi mãi ghi khắc trong ký ức tập thể của chúng tôi. Cho đến khi nào tiếng chuông Từ Đàm vẫn còn vang lên trong mùa Phật Đản, cho đến khi nào trăng Rằm tháng Tư vẫn còn sáng trên trời, tên của Bác sĩ Wulff vẫn còn thơm trong tiếng kinh Phật Đản của Từ Đàm cùng với tên của bảy em bé nạn nhân chảy máu dưới mắt ông.

Thưa Bà, trong chuyện chung cho phép tôi kết thúc với một chuyện riêng. Chiều hôm ấy, xe bọc sắt bắn bừa bãi trong đám đông. Nhưng kỳ lạ, nạn nhân toàn là em bé, bảy em. Toàn là em bé! Như tuồng những giọt máu tinh khiết nhất phải chảy ra để làm chứng thêm nữa, làm chứng cho đến tận mây xanh, sự tinh khiết của mùa đấu tranh Phật giáo năm 1963 và sự tinh khiết của lời làm chứng. Trong bảy em bé đẫm máu đó, có một em nằm trong tay của Bác sĩ Wulff, một em bé gái bận áo lam như để đi chùa, một em bé gái 12 tuổi dịu hiền như thần tiên, với hai mắt sáng như sao vừa khép lại: đó là em gái của vợ tôi, hiện diện hôm nay. Tôi thổ lộ chuyện riêng này cũng chỉ để lặp lại lòng biết ơn của Phật tử chúng tôi mà thôi. Thưa Bà, xin Bà nhận ở đây, thay cho Bác sĩ Wulff, tất cả những kỷ niệm còn nóng hổi của chúng tôi.

Dưới đây là nguyên văn Pháp ngữ

HOMMAGE AU DOCTEUR WULFF

Chère Madame Wulff,

La pagode Khuông Việt a l’honneur, et le bonheur, de vous accueillir aujourd’hui pour rendre hommage à la mémoire du Dr Erich Wulff, à l’occasion de la 7è semaine après sa disparition. Dans notre tradition, on offre au défunt, à ce moment, une cérémonie importante pour lui souhaiter un voyage heureux et définitif au Pays du Lotus. Cette cérémonie, nous avons voulu qu’elle ait lieu dans l’intimité, en présence des seuls amis qui ont connu votre époux, de près ou de loin.

nguời con trai thứ của BS Wulff thắp nến cầu nguyện

Aussi, loin de moi l’idée de faire un discours. Permettez-moi cependant d’exprimer, en quelques mots, au nom des bouddhistes, ici et au Viet Nam, la profonde reconnaissance qui habite toujours notre cœur depuis bientôt 50 ans, à l’égard de votre époux, dont le souvenir a été rajeuni à l’occasion de sa dernière visite, il y a deux ans, au pays qu’il avait tant aimé. 

Personnellement, j’ai eu peu de contact avec lui lorsqu’il travaillait à Huế, au début des années 60, comme le créateur de la nouvelle Faculté de Médecine, œuvre de coopération entre l’Allemagne et notre Université. Je l’ai rencontré, deux ou trois fois seulement, à la table de mon Doyen de la Faculté de Droit, qui était son ami le plus proche. Huế était une ville paisible. L’Université nous offrait un cadre de vie et de travail parfaitement paisible. Notre vie universitaire, en somme, coulait comme un long fleuve tranquille. Mais c’était le calme avant l’orage.

Depuis des années, en effet, la colère couvait face à la politique de discrimination religieuse du gouvernement. Soudain, elle a monté à la surface, en 1963, à la veille de la célébration du Vesak, en protestation contre l’ordre du gouvernement d’interdire le pavoisement des emblèmes bouddhiques devant les maisons, ce que nous avions toujours fait jusque-là.. La cérémonie à la grande pagode Từ Đàm a été célébrée dans le calme, mais l’effervescence s’est répandue à la fin, lorsque le bonze supérieur haranguait les fidèles, annonçant le combat qu’il allait diriger pour l’annulation de cette interdiction et pour la suppression de la discrimination religieuse.

Người con gái kính cẩn vái lại cha mình

Le soir de cette journée, la foule se rassemble autour de la Maison de la Radio pour écouter la rediffusion de la cérémonie du matin. Les autorités refusent. Une délégation est envoyée pour négocier avec le directeur de la Maison. Les négociations traînent. La foule attend, de plus en plus impatiente. Les esprits s’échauffent. C’est alors que surgissent des blindés de l’armée qui encerclent la place. Consternation générale. Début de panique. Et puis voilà, ils tirent. Sans sommation, ils tirent.

Cette tuerie a mis fin à notre vie paisible. Elle nous a transformés complètement. Elle a donné le signal d’un combat qui allait durer de longs mois et entraîner beaucoup de sacrifices et de souffrances. Et le docteur Wulff, d’enseignant tranquille qu’il avait été, est devenu un acteur principal de notre histoire – de l’histoire de tout un pays. Car le destin avait voulu qu’un homme intègre, généreux, courageux, de surcroît un médecin, fût là, immédiatement après le massacre, pour témoigner. Témoigner quoi ? Que c’était les balles des blindés qui avaient tué et non les grenades d’un quelconque Vietcong. Que l’assassin était bien le régime. Que la discrimination religieuse était sa politique officielle..

Chère Madame, il faut avoir vécu au Viet Nam pendant ces années-là, il faut avoir connu ce qu’était cette dictature-là pour comprendre le courage de votre époux. Il incarnait la vérité. Et cette vérité-là pouvait menacer le régime. Il fallait l’étouffer. Mais plus celui-ci l’étouffait, plus le docteur Wulff remuait ciel et terre pour la faire éclater. Il le faisait, au risque de sa vie, en vertu du respect de l’éthique et de sa conscience.

Và có nhiều Phật tử Việt Nam cũng dâng nến cầu nguyện

Cette grandeur d’âme, nous ne l’oublierons jamais. Le nom du docteur Wulff est gravé à jamais dans notre mémoire collective. Tant que sonnera encore la cloche de Từ Đàm le jour de chaque Vesak, tant que la pleine lune d’Avril brillera encore dans le ciel, le nom d’Erich Wulff sera encore récité dans cette pagode, à cette occasion, dans notre prière, ensemble avec le nom de 7 enfants victimes dont il a examiné les blessures.

J’ajoute, chère Madame, un petit mot personnel pour terminer. Ce soir-là, les blindés ont tiré à l’aveuglette. Et pourtant, chose étonnante, les victimes étaient toutes des enfants. Elles étaient toutes des enfants ! Comme s’il fallait que du sang le plus pur coule pour que s’étale, de façon plus éclatante encore, la pureté de notre cause et la pureté du témoignage. Parmi ces enfants ensanglantés, gisait, dans les bras du docteur Wulff, une petite fille en robe couleur fumée,  une enfant de 12 ans, d’une douceur angélique, qui venait de fermer ses deux yeux aussi brillants que les étoiles : c’était la sœur cadette de ma femme, ici présente. C’est pour dire à votre époux, encore une fois, combien nous lui sommes reconnaissants. Merci Dr Wulff. 

Cao Huy Thuần 
 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here