Trang chủ Phật giáo khắp nơi Tuần văn hóa Phật giáo trong ân tình người dân Xứ Nghệ

Tuần văn hóa Phật giáo trong ân tình người dân Xứ Nghệ

102
0

Cũng không giàu có và trù phú như nhiều vùng quê khác, xứ Nghệ nổi tiếng với gió Lào khắc khổ, trâu ăn đá, gà ăn sỏi, bò ăn Phi lao…cái nghèo, cái khổ vẫn theo bước chân người dân ra đồng với mảnh ruộng khô cằn. Thế mà, sự khắc nghiệt đó trong sách sử ít đề cập đến mà chỉ luôn ca ngợi người dân xứ Nghệ vùng đất “Hoang Châu” tức vùng tính từ Quỳnh Lưu tới Đèo Ngang sau này gọi là Nghệ Tĩnh được xem là căn cứ địa, là hậu phương lớn, nơi tìm tướng, tuyển binh và nơi sinh thánh nhân. Có câu truyền rằng “Hễ đất nước lâm nguy thì xứ Nghệ sinh thánh” ý chỉ vùng đất sinh ra các lãnh tụ kiệt xuất vang danh sử sách đưa sứ mệnh dân tốc thoát khỏi nạn giặc xâm lăng.

Có gì đâu để đãi khách xa gần chỉ vẻn vẹn mấy thứ đặc sẳn như: “nhút Thanh Chương, tương Nam đàn”…rồi may mắn trong cái thời tiết khắc khổ ấy có thêm đôi ba món ngon cực kỳ như: “Cam Xã Đoài xứ Nghệ càng chín lại càng thơm, khoai lang vàng xứ Nghệ càng nhai kỹ càng bùi, nước chè xanh xứ nghệ càng chát lại càng ngon, cà xứ nghệ càng mặn lại càng dòn” có gì cũng muốn mời cho hết lòng hết ruột. Thế mà trong cái “thiêu thiếu” ấy, ân tình xứ Nghệ đi vào lòng người như biểu tưởng của niềm tin yêu thực sự, niềm tin đó làm nên sự oai hung của vùng đất nhân kiệt này. Vùng đất hiếu học, ham thích sống tự do phóng khoáng, chân chất và giàu khí phách, là nơi đến của các trào lưu tiến bộ và nảy sinh các phong trào cách mạng đầu tiên của dân tộc ta. Thành một đặc sản riêng của niềm tự hào xứ Nghệ.

Nụ cười hoan hỷ đón mừng tuần văn hóa Phật giáo của người dân xứ Nghệ

Tuần văn hóa Phật giáo tại Nghệ An năm 2012 với nội dung “Phật giáo Nghệ An đồng hàng cùng dân tộc” như đánh thức cái “ân tình xứ Nghệ” vốn là chất Nghệ đặc sệt. Mọi người kéo đến, người góp công, góp sức, có nhiều góp nhiều, có ít góp ít, già có, trẻ có, không phân biệt, chỉ có niềm vui bao phủ, toàn không khí ngập tràn hạnh phúc. Vốn nổi tiếng là vùng có nhiều người đổ đạt đó là do truyền thống “ Cư Nho, mộ Thích” tức lúc làm việc thì hành theo nguyên tắc Nho học đề cao Lễ, Nghĩa, Trí, Tín còn lúc sinh hoạt thì lại “từ bi hỉ xã, vô ngã vị tha, lợi lạc chúng sinh” vì thế Phật Giáo xâm nhập vào đây rất sớm  (Nam Giới – Cựa Sọt và hai phật tử đâu tiên là Tiên Dung và Chử Đồng Tử) đã nói lên sự phù hợp của Phật giáo và lối sống xưa Nghệ.

Tuy Ban Trị sự tỉnh giáo hội vừa mới thành lập năm 2011 xếp thứ 58/64 tỉnh thành, còn non trẻ và còn mới mẻ song lại hội tụ nhân duyên mà ưu ái cho “Tuần văn hóa Phật giáo lần thứ IV” được tổ chức trên mảnh đất này báo hiệu sự hồi sinh của nét văn hóa “mộ Thích” đã bị mai một ở đây có cơ hội phát triền. Mong rằng tuần văn hóa Phật giáo sẽ thành công và mang nhiều lợi lạc tới mọi người dân xứ nghệ.

N.V.T

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here