Mở đầu bức tranh “Thập Mục Ngưu Đồ” của Thiền tông là hình ảnh em bé mục đồng làm mất trâu. Trâu trong Thiền học được dùng để ví dụ cho tâm của con người. Bức tranh thứ hai diễn tả em bé trên đường đi tìm trâu, không thấy trâu nhưng đã thấy dấu “kiến tích”. Trâu của bé mục đồng đáng ra phải được chăn giữ cẩn thận nhưng em bé lại để mất, việc duy nhất của em là giữ trâu mà làm không tròn. Cũng vậy, con người lại để mất tâm.
Tâm là gì? Sao lại để mất? có thể giải thích rằng tâm là ý, là mọi ý thức, suy nghĩ của con người, là cái làm cho con người khác hơn những loài chúng sanh khác, vì tâm ấy biết phân biệt sai đúng, tốt xấu, biết thương yêu, giúp đỡ… Nếu không có tâm ấy thì con người chẳng phải là người nữa. Những giải thích chỉ ở mức độ phàm phu tâm. Vậy tâm ấy thường ở trong con người, nó có mặt từ khi chúng sanh đó có mặt. Nhưng ở đây nói mất tâm là vì sao? Có những cái chúng ta để mất, để tuột khỏi tầm tay của mình, gọi đó là mất thì rất bình thường. Nhưng có những cái y nguyên ở đấy mà vẫn gọi là mất đó thôi, bởi một lẽ đơn giản là ta quên mất nó. Ở đây cũng thế, gọi mất tâm nhưng thật ra không hề mất, mà chính xác là “quên mất”. Hằng ngày, ta vẫn sử dụng tâm ấy như một quán tính tự nhiên, tập quán ấy cứ theo ta từ kiếp này sang kiếp khác đến nỗi ta không hề biết đó là tâm, như những người ở với giặc mà không biết đó là giặc.
Bức số 1: tìm trâu | Bức số 2: thấy dấu |
Đến một hôm, ta gặp được cơ duyên, hoặc do thiện hữu dẫn dụ, hoặc đọc sách, truyện ta ý thức được rằng trong ta có cái tâm như bé mục đồng đã thấy dấu nên quyết đi tìm trâu (tâm) cho bằng được. Đến bức họa thứ ba, bé thấy trâu cũng là hành giả thấy được tâm của mình, lưu ý rằng tâm lúc này chỉ là vọng tâm, tâm ấy mới phát hiện ra giữa rừng rú u minh dày đặc, giữa sương mù tham sân che phủ bao đời kiếp nên rất hung hăng khó dạy bảo.
Cũng như bé mục đồng, hành giả phải biết dùng giới luật làm dây roi để điều phục tâm, tịnh hóa tâm dần trở nên thanh tịnh, sáng suốt tức là chơn tâm hiển bày. Khi tâm còn hoang sơ, khó dạy mới cần dùng phương pháp để ngăn ngừa, như phải dùng dây roi để chăn trâu. Khi thuần thục rồi em bé không cần giữ trâu nữa, trâu và người không ràng buộc nhau, em bé để trâu tự tại thong dong. Và cuối cùng trâu cũng không còn nữa, chỉ còn em bé vui đùa, thổi sáo hát ca.
Đến đây chấm dứt giai đoạn đầu: “sai tâm bắt tâm” nhưng vẫn còn chướng ngại, người ta vẫn thấy trong bức họa thứ bảy có em bé mục đồng ngồi đó. Thế nên,
Bức số 3: Thấy trâu | Bức số 4: Được trâu |
người tu tập không gặt hái kết quả là nhận lại chơn tâm của mình để rồi “bất di bất dịch”. Qua bức thứ tám ta thấy một vòng viên giác, diễn tả lúc này trâu và người đều mất, không còn một bát cứ chướng ngại, chấp ngã, chấp pháp nào cả. Tâm hành giả đạt được vô ngại như vậy, thấu suốt tính không vạn pháp, tức đạt đến giai đoạn “Tâm vô Tâm”.
Đó là hai giai đoạn Tu – chứng trong Thiền học. Đành rằng cùng là Phật giáo, xuất thân từ một xứ Ấn Độ ra, nhưng những tông phái khác nhau thì có những điểm khác nhau và kết cuộc cùng đi tới một mục đích. Thiền tông thường được hiểu là tu đốn, còn Tịnh độ tông là tu tiệm. Vậy tu đốn là thế nào; chẳng lẽ tu đốn là tu một giờ, một ngày hay một phút, giây là giác ngộ, là thành Phật hay sao? Mặc dù trong lịch sử Thiền tông có nhiều trường hợp thời gian tu tập của hành giả khá ít, chỉ cần giác ngộ được một câu nói. Một cử chỉ hay sáng tỏ được công án của Thiền sư, tức khắc liền giác ngộ, trường hợp đó gọi là tu Đốn hay sao? Hiểu như vậy e không phù hợp với tinh thần Phật giáo. Con người vô minh từ bao đời kiếp đến một lúc nào đó phát tâm tu tập thì từ lúc phát tâm đó đến lúc thành Phật, khoảng thời gian đó bao lâu, ắt không ai nói được, nhưng có thể nói chắc rằng phải trải qua vô lượng vô số kiếp tích
Bức số 5: Chăn trâu | Bức số 6: Cỡi trâu về nhà |
lũy công đức, tu tập thiện sự. Như Đức Thích Ca Mâu Ni đã trải qua hằng hà sa kiếp, làm đủ thân hình, hành vô số thiện nghiệp, nhân tròn quả đủ mới thành Phật ở thế giới Ta bà. Nếu ngày một ngày hai chắc rằng số người thành Phật bằng số lượng chúng sanh.
Giải thích dài dòng như vậy để thấy rằng nói Thiền là tu đốn là không đúng, mà phải nói là “tu tiệm, chứng đốn”. Vì Thiền tông không chấp nhận vấn đề ngộ từ từ, nghĩa là khi chưa giác ngộ mình trâu hoàn toàn một màu đen, trải qua giai đoạn “sai tâm bắt tâm”, hành giả khéo tu tập thế nào đó, tùy theo căn cơ và cách hướng dẫn của Thiền sư, thời gian nhanh chậm tùy trường hợp nhưng đến một khi ngộ là giác ngộ hẳn, trâu trở thành một màu trắng hẳn không còn lốm đốm đen, hành giả không còn vô minh, lậu hoặc nào rớt lại.
Một điểm cần nói nữa, đến giai đoạn thứ hai “tâm vô tâm”, Thiền tông không bảo hành giả lấy đó làm cứu cánh, không trụ vào nơi “tâm vô tâm” đó, bởi nhà Thiền nói rằng “vô tâm cách đạo một hàng rào”. Hành giả
Bức số 7: Quên trâu còn người | Bức số 8: Người trâu đều quên |
phải đạt đến giai đoạn thứ ba là “bình thường tâm”, được diễn tả trong hai bức họa cuối chín và mười. Đến đây khiến ta nhớ lại câu chuyện bà lão đốt am và đuổi vị Thiền sư mà bà nuôi ba năm trời khi biết kết quả của ba năm đó tâm của vị Thiền sư đã trở thành như cây khô! Thật vậy, bà lão này sáng suốt biết bao, nếu một người tu tập chứng ngộ rồi chỉ để “trầm không trệ trịch”, như vậy thì chỉ hoàn thành phần tự lợi, chưa có tâm độ tha. Hành giả trở lại “bình thường tâm” tức là phát tâm “nhập thế độ sanh”, “nhập triền thùy thủ”, vào giữa chợ đời mà không dính mắc bởi tâm vị Thiền sư thảnh thơi, tự tại. như vậy mới phát huy hết diệu dụng của Phật giáo: Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên.
Qua hình ảnh 10 bức tranh chăn trâu của Thiền tông ta thấy rõ các bước tiến của tâm linh từ khi được nhận chân điều phục cho đến khi tự tại giữa dòng đời, vì từ khi đi tìm rồi thấy được con trâu tâm, xỏ mũi đem về điều phục để đạt đến trạng thái cưỡi trâu đi về vô ngại, đó chính là công phu tu tập cam go của hành giả, không phải một sớm một chiều mà thành:
Bức số 9: Trở về nguồn cội | Bức số 10: Thõng tay vào chợ |
“Bất hứu nhất niên hàn triệt cốt
Tranh đãi mai hoa phốc tỷ hương”
Nhưng một khi đã hoát ngộ rồi thì không còn một chút gì bận lòng, khi đó hành giả đi vào chợ đời một cách tự tại, hòa nhập với tất cả pháp giới và vẫn không mất đi tự thể bản nguyên của mình, đó là tinh thần cao tột của Thiền học được giới thiệu trong mười họa phẩm và cũng là quan điểm Tu – chứng của họa phẩm Thập Mục Ngưu Đồ vậy.
K.T