Trang chủ Phật giáo khắp nơi Phật giáo thế giới Tù nhân ở Stafford Creek tìm thấy an lạc trong niềm tin...

Tù nhân ở Stafford Creek tìm thấy an lạc trong niềm tin vào giáo pháp

149
0


Họ thành kính đảnh lễ chân dung đức Phật được phát hoạ bằng bút chì màu với tâm nguyện quay về nương tựa trong ánh sáng quang minh của Phật Đà để thực hiện theo đường lối tu tập theo giáo pháp mà bật Cổ Đức viên giác đã chứng ngộ và truyền trao.



Việt Vũ, một trong số những người tham dự nói “Buổi lễ này được xem như một lễ quy y trong nhà Phật”. Cùng với những người trong nhóm của mình, anh được thọ ngũ giới và chuẩn nhận pháp danh; xác quyết niềm tin vào chánh pháp và nguyện theo lời Bát chánh để tu tập.


Điều quan trọng mà người Phật tử cần ghi nhớ là giữ gìn ngũ giới, đây được xem là căn bản của tôn chỉ tu hành hướng đến đời sống thiện hạnh: Không sát sanh bao gồm cả việc không làm tổn hại đến loài hữu tình và vô tình (Ta đọc lời đề từ của tác phẩm “Chuông nguyện hồn ai” – “For whom the Bell tolls”, Ernest Hemingway viết “Cái chết của bất cứ ai cũng đều giảm bớt tôi, vì tôi dính líu với toàn nhân loại, vì thế đừng bao giờ tìm hiểu hồi chuông báo tử đang rung cho ai đó; hồi chuông báo tử ấy đang rung cho chính tôi”. Qua đó chúng ta thấy nhà Phật vì thấy được tính tương dung, tương quan giữa ta và vạn pháp nên đức Thích Ca đã răn dạy các môn đồ phải yêu thương chúng sanh vì yêu thương kẻ khác bao gồm cả lá cây ngọn cỏ chính là yêu thương chính mình); không nói dối bao gồm cả không nói hai lưỡi, không nói lời thô ác, không nói thêu dệt; không trộm cắp; không tà hạnhkhông sử dụng các chất lên men, kích thích. 


Tuy nhiên, trong một bối cảnh đặc biệt những lời tuyên thệ phát nguyện giữ giới lại được thực hiện trong Trại cải huấn Stafford Creek ở tây nam Aberdeen tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Họ là những người đàn ông phải chịu cảnh bóc lịch vì những hành xử không chuẩn mực trước đây gây đau thương cho đồng loại. 





Những bạn tù này cho rằng họ đã có cơ hội khám phá sự tỉnh lặng mà giáo pháp đã đem lại cho họ chỉ khi họ vào đây. Theo lời họ, đây là con đường tu tập tỉnh thức thay vì chỉ là giáo điều như người ta vẫn thường gán cho đạo Phật, đồng thời theo họ sự tu tập đã mang lại cho họ sự bình an mà hiếm khi học có thể trực nhận được từ tận sâu lắng tâm thể mình. 


Edward Moore, chàng thanh niên trẻ 30 tuổi lãnh án 18 năm tù tâm sự rằng anh bắt đầu thực hành giáp pháp sau 6 năm vào trại và từ đó đến nay, anh đã tập tỉnh thức được bảy năm. Những ngày anh mới vào trại, là một chàng trai hiếu thắng và đầy ích kỷ, anh thường xung đột với bất cứ bạn tù nào. Tuy nhiên đó là chuyện của ngày hôm qua; sự thực thì đó là nỗi bất hạnh lớn nhất mà anh đã từng trãi. 


“Giáo pháp đã mang lại cho tôi một nhãn quan hoàn toàn mới, nó làm tôi biết thương yêu và kham nhẫn…giờ tôi đã nhận thức rằng tôi là ai. Tôi rất hài lòng về điều đó. Và điều quan trọng là tôi đã chấp nhận mọi thứ” Moore tâm sự 


Theo thầy Nguyễn Kim, một quan khách đến từ Học viện Phật giáo ở Olympia đã giải thích rằng sở dĩ đau khổ của con người không gì khác ngoài “ÁI DỤC” (Thức thứ 8 trong thập nhị nhân duyên). Thầy đã khuyến khích các bạn tù hãy nuôi dưỡng hạt giống tình thương và sự biết ơn. 


Thầy cho rằng “Khi bạn mở rộng cõi lòng để tập hiểu, tập thay đổi đời sống… và phấn đấu trở thành người tốt, người cao thượng, lúc đó người khác sẽ kính trọng bạn” (Vì ai nói tên đồ tể không thể thành Phật nếu biết buông đao?. Vô Não là ai trong đạo Phật chứ? Và chúng tôi cũng cho rằng người tử tù trong tác phẩm “Etranger” –“Kẻ Xa Lạ” của Abert Camus cũng đã tìm được an lạc cho mình trong những giấy phút còn lại của cuộc đời). 


Thầy Kim cùng hai nhà sư Chakkrit Phonphai và Ratsamee Chutintharo và một số các thầy khác trong vị thế là những người hướng dẫn cho các bạn tù. Họ đã cùng cất lên danh âm niệm Phật cùng những bài kệ và những bài kệ này được dịch ra Anh ngử cho tín chúng hiểu đạt. 


Chỉ đơn giản cất lên tiếng kinh nguyện dường như chưa phải là yếu nghĩa duy nhất để chuyển hoá cuộc sống khi mà theo các nhà sư thì hãy xem đạo Phật là một phương tiện thực hành hơn là yếu nghĩa tôn giáo thuần tuý.  


George Nellans, một bạn tù tâm sự rằng anh đã chuyển hoá nhờ vào sự tỉnh tu chánh niệm và thiền tập. Ngay cả trong một môi trường chịu nhiều sức ép và tương đối phức tạp như trong trại giam.  


“Tôi không cón bị nhiều sức ép hay căng thẳng như trước đây nữa nữa” anh cho biết. 


Theo họ đây là một sự hoà hợp, một tiếng nói chung giữa những sắc màu khác biệt về văn hoá và sắc tộc. 


“Trong đạo Phật, mọi người đến với nhau trong tình thân ái kể cả khi họ ở trong tù chứ không phân chia về sự khác biệt sắc tộc.” Arthur Longworth phát biểu. Là một người thiền tập 15 năm qua, người đàn ông 42 tuổi vào trại khi bước vào giai đoạn xanh xuân ở tuổi 18. Theo anh, khi mới vào trại, lúc đó người ta nhìn Phật giáo dưới góc độ hiểu biết chưa đúng đắn và thiên về sự tò mò hơn là bây giờ khi mà họ bắt đầu chấp nhận nó như là một quy chuẩn đạo đức tôn giáo. 


Thứ năm tuần rồi, các bạn tù có cơ hội tổ chức “ngày vía Phật” đây là dịp để họ thành kính tưởng niệm ngày đản sanh của đấng từ phụ (Không rỏ là tại sao họ lại tổ chức ngày lễ này vào thứ năm tuần trước, có khả năng là trong tù thì mọi điều kiện tự do không được như ở ngoài, vì thế mà phải tuỳ duyên).  


Họ xem đây hơn là một cơ hội khi được tham gia vào ngày trọng đại này; buổi lễ diễn ra trong vòng 7 giờ được xem là có ý nghĩa nhất với các bạn tù vì hôm nay, ngoài nghi thức tôn giáo, họ còn được họp mặt với những người thân trong gia đình. Kriss Longworth, vợ của Arthur tâm sự rằng cô hiếm khi thấy chồng mình vui như ngày hôm nay. Hai người nắm tay nhau và hoà mình vào trong tiếng nhạc, tiếng kinh nguyện trong suốt quá trình buổi lễ diễn ra. 


Anna Padilla, mẹ của một bạn tù tên là Seraphim Padilla người vùa mới thọ giới quy y nói rằng thật là khổ sở khi có một đứa con phải ngồi tù. 


“Từng ngày từng trôi để rồi tôi phải nhớ nghĩ đến nó, đến cảnh tù tội mà nó phải chịu đựng, đến nỗi tôi không còn khóc được nữa” Anna tâm sự. 


Thường khi thăm viếng, bà chỉ được ngồi đối diện với cậu con trai qua một lớp kính dày ngăn cách giữa hai thế giới, hai tâm hồn và hai nỗi niềm riêng. Ngoài ra cuộc song thoại giữa hai mẹ con cũng được nối bởi máy điện thoại. Ấy thế mà, đối với họ ngày thứ năm tuần trước thật là một ngày đáng nhớ nhất: bà mẹ được phép ngồi cạnh con, vuốt ve, âu yếm cậu con trai của mình và họ cùng chia sẽ phần cơm ngay trong cái nơi mà tất cả đều ngừng bặt chỉ còn lại tình yêu thương vô phân biệt. 


Bà mẹ Anna Padilla là giáo dân Thiên Chúa, nhưng bà cảm thấy tự hào vì con trai của mình đã thể hiện bản lĩnh của một người đàn ông khi phát nguyện quy y Tam bảo, điều đó sẽ hướng anh đến việc đạt được mục đích của riêng mình khi tham gia các chương trình học tập cùng các bạn tù  khác. 


“Bây giờ thì tôi thật sự hạnh phúc vô cùng”  bà mẹ Anna tâm sự trước khi chia tay cậu con trai của mình.




 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here