Trang chủ Phật học Từ mê đến ngộ

Từ mê đến ngộ

154
0

Con số 0 tượng trưng cho trạng thái hợp nhất nơi mà người biết, cái được biết và sự nhận biết là một – một trạng thái không phân biệt được của sự tồn tại. Số ‘1’ đại diện cho sự mong muốn nguyên sơ và duy nhất, tự biết và tự cảm nghiệm. Để cảm nghiệm, cần phải có cái kia, nghĩa là, vũ trụ vạn vật phải tồn tại.

Song, nếu không có tự  ngã và không có cái kia hay vũ trụ vạn vật, thì sẽ không có sự trải nghiệm. Sự hợp nhất sau đó cần được phân hóa. Khi tự ngã hiện ra bằng sự phân hóa , thì cái kia hoặc vạn vật vũ trụ lập tức hiện hữu. Để cho nhị nguyên tính rõ nét lên cần phải có sự đối nghịch giữa tinh thần (hay ý thức) và vật chất đã hoàn toàn hợp nhất. Chữ số ‘2 ‘, do đó,  tượng trưng cho nhị nguyên tính và sự đối nghịch giữa tinh thần và vật chất, sự bất đồng giữa chủ thể và khách thể mà không trải qua một thời từng trong điều kiện hợp nhất là không thể có được.

Mong muốn ban sơ sau đó biểu hiện thành năng lực nhận biết trong lĩnh vực liên quan đến nguyên nhân và hậu quả của không gian – thời gian. Theo Sankhya, đầu tiên phát khởi là Mahat, buddhi, người vĩ đại (vĩ nhân) thường bị hiểu lầm là người tài trí, và khi được giải thích một cách chính xác có nghĩa là năng lực hiểu và biết.  Xuất hiện không sớm hơn sự biết trong lĩnh vực quan hệ nhân quả, cũng hiện ra là mặt trái của sự biết – sự thiếu hiểu biết (hay vô minh), đối lập vô minh là giác ngộ.

Nhờ năng lực nhận biết, ý thức tự ngã phát khởi đầu tiên cùng vũ trụ vạn vật, cái ‘kia’ bắt đầu hiện hữu. Vì sự thiếu hiểu biết (vô minh), nên cái biết được định hình tới mức thành ahamkara, cái tôi – bản ngã , cái tôi giả dối sai trái . Cái tôi hữu hạn này, “Tôi là thế này hoặc thế kia”, là những gì mà chúng ta nhận biết đầu tiên về bản thân mình. Như vậy xuất hiện đầu tiên không phải sự giác ngộ, mà là sự thiếu hiểu biết, một loại nhận biết không thật có.

Cái tôi, cái bản ngã giả tạo hiện lên trong ảo tưởng của người tạo tác hoặc người có trải nghiệm là chủ thể còn cái kia, vũ trụ vạn vật tồn tại bên ngoài cái đó là khách thể. Cái tôi – bản ngã là sự nhận biết đầu tiên của ý thức thuần túy, tinh thần, là ảo tưởng không thật. Sự nhận biết này sau đó hành xử bừa bãi, làm cho bản thân sự nhận thức thuần túy bị hiểu lầm là một sự nhận thức hữu hạn và là một cái tôi túng quẫn thiếu thốn đang kiếm tìm ý nghĩa của sự nguyên vẹn. Mỗi lần cảm nhận là mỗi lần sự nhận biết lại được phát sinh thêm mạnh mẽ và sâu sắc nhằm chỉ để tăng cường cảm giác sai lầm về cái tôi, cái bản ngã. Đây là nguyên nhân của sự thiếu hiểu biết .

Sự nhận biết bừa bãi dẫn đến sự chấp thủ và làm khô cứng niềm tin, quan điểm, giáo điều, hình ảnh và giá trị bản thân chỉ vì cái tôi cứ bám víu lấy chúng, không muốn thả ra. Ý thức thuần túy bị đánh lừa còn cái tôi thì không ngừng nghỉ trải qua chu kỳ vui buồn phát sinh từ sự chấp trước này. Để tăng cường, củng cố và bảo tồn hơn nữa ýthức bản thân, cái tôi đắm mình trong tích tụ tuyệt vọng, tự mãn, tự khẳng định, đòi hỏi được ân cần đồng thuận và triển khai mọi chiến lược có thể để duy trì chính mình.

Một khi sự nhận biết đã bén rễ trong hình thái của sự thiếu hiểu biết, chúng ta không thể nào tháo gỡ hoặc xóa bỏ nó được; nó ở đó trong ký ức của chúng ta. Cách duy nhất để vượt qua nó và ngăn chận sự nhận định bằng cảm nhận không phân biệt. Ở đây cần có vai trò của một người Thầy – bậc đạo sư có trí tuệ thật sự, người có sự hiểu biết đúng đắn, một sự am hiểu chân thật.

Bậc Đạo Sư đóng vai trò như một chiếc đèn mà khi dùng nó người ta có thể thắp sáng lên ngọn đèn của chính mình và làm tan đi bóng tối của vô minh. Một khi chân lý (hay lẽ phải) bắt đầu lóe lên trong tâm trí, thì ảo tưởng hay sự giả dối không thật sẽ yếu dần rồi mất hẳn, hoàn toàn hài lòng và ngay lập tức chứng ngộ. Mọi sự nhận biết cùng với sự thôi thúc ham muốn nhận biết, cội rễ của sự trói buộc, cũng đều biến mất. Bạn trở thành người làm chứng.

Khi bạn nhận biết được sự thật về chính mình, bạn cảm thấy không cần phải biết thêm bất cứ điều gì nữa. Bạn nhận thức rõ ảo tưởng một khi là cái có thực đối với bạn và cũng thực đúng như nó là, thì vẫn như thế mơ hồ không rõ nghĩa. Tuy vậy chúng ta vẫn dành nhiều năm đáng kể vào việc góp nhặt và nhận biết bằng những cảm nhận đã tạo ra sự trói buộc trước khi chúng ta nhận ra rằng giác ngộ là sự giải thoát siêu việt, tức thời và luôn hiện hữu.

T.N

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here