Trang chủ Phật giáo khắp nơi TT. Huế: Lễ húy nhật Thiền sư Giác Phong – Tổ sư...

TT. Huế: Lễ húy nhật Thiền sư Giác Phong – Tổ sư khai sơn chùa Báo Quốc

179
0

Quang lâm dâng hương đảnh lễ tưởng niệm có Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương – Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT. Huế; chư tôn đức Giáo phẩm Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế; chư tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế; chư tôn đức Tăng Ni các Tổ đình, Tự viện, Niệm Phật Đường cùng đông đảo quý Đạo hữu Phật tử các giới. 

Về Thiền sư Giác Phong thì hiện nay chúng ta thiếu cả tiểu sử và niên đại khai sơn thảo am Báo Quốc của Ngài. Những dãy núi đồi hoang rậm rạp đã được các chúa Nguyễn đặt tên. Có một dãy núi, người xưa cho là thân một con rồng, gọi là Hoàng Long sơn. Đuôi rồng có 5 chi mà về sau trên mỗi chi có một ngôi chùa tọa lạc. Đầu rồng hướng về Đô thành, được gọi là Hàm Long sơn. Nhưng sách Đại Nam nhất thống chí bản đời Duy Tân lại cho rằng, sở dĩ núi có tên Hàm Long sơn là có cái giếng cổ, gọi là giếng Hàm Long ở phía Bắc ngôi chùa đó.(1)
Thiền sư Giác Phong khai sơn thảo am vào năm nào? Hiện nay chưa xác định được, nhưng chúng tôi nghĩ rằng có thể thảo am đã xuất hiện trước năm 1680 khá lâu; bởi vì năm này Tổ sư Liễu Quán từ Phú Yên đáp thuyền buôn ra, đã đến xin tham học với Thiền sư Giác Phong ở đây rồi. Một tài liệu còn để tại chùa Quốc Ân – Huế, do chữ son của Minh Vương phê duyệt, đề niên hiệu Chính Hòa năm thứ 15, tức là năm 1694, cho hai Ngài Nguyên Thiều và Giác Phong đất để xây tháp Phổ Đồng tại chùa Quốc Ân đã nói lên hoạt động Phật sự của Thiền sư Giác Phong tại Thuận Hóa.
Tổ sư Liễu Quán học với Thiền sư  Giác Phong đến 11 năm, tức là một thời gian khá dài. Thế nhưng, rất lạ là ngài không có một đệ tử đắc Pháp nào để nối dòng tu của ngài tại thảo am Hàm Long này.
Một niên đại được biết rõ chính xác, đó là năm viên tịch của Ngài, hiện nay theo bia tháp đang còn trong vườn chùa Báo Quốc, thì Ngài viên tịch vào một ngày mùa đông năm Vĩnh Thịnh thứ 10, tức là vào năm 1714. Năm này Minh Vương Nguyễn Phúc Chu đang bận xây dựng mở rộng chùa Thiên Mụ.
Tháp Ngài xây từ 1714, đến nay vẫn còn ở vườn chùa Báo Quốc, cao 3m30, tháp phảng phất có ảnh hưởng Trung Hoa vì các tầng xây gần sát nhau. Bia tháp ghi: 曹 洞 源 流 開 山 含  天 壽 寺 諱 法 函 號 覺 峰 祖 師 寶 塔Tào Động nguyên lưu khai sơn Hàm Long Thiên Thọ Tự, húy Pháp Hàm, hiệu Giác Phong Tổ sư bửu tháp“(1) .
Vào năm 1962, Giáo hội Tăng già Trung Việt muốn đưa xá-lợi Ngài vào nhập ở Đại tháp Niết-bàn; nhưng vì gặp được cả một bình tro xá-lợi, nên không nhập tháp nữa, mà lại tôn trí thờ ở tầng trên cao chính giữa bàn thờ Tổ phía hậu điện. Điều này chứng tỏ khi viên tịch Ngài đã được làm lễ trà tỳ. Bình tro xá-lợi của Ngài là một di sản quý của Phật giáo Huế vậy.
Ba mươi hai năm sau, tức là vào năm Đinh Mão (1747), Hiếu Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) đã cho mở rộng ngôi chùa Tổ và long trọng ban tên chùa với tấm biển khắc mấy chữ do chính tay chúa viết: 敕賜報國寺Sắc tứ Báo Quốc Tự“; bên phải có dòng chữ: 國王慈濟道人御Quốc vương Từ Tế Đạo nhân ngự đề“; bên trái có dòng lạc khoản: 景興八年夏五月吉日Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật“. Chùa Báo Quốc qua nhiều sự diên cách hưng phế, hiện nay là một trong số các Tổ đình xưa nhất ở Huế. Và từ năm 1932 về sau, khi An Nam Phật Học Hội ra đời đến nay, chùa Báo Quốc là nơi Giáo hội mở Tăng trường để đào tạo ra nhiều thế hệ Tăng tài cho Phật giáo xứ Huế nói riêng, và cho Phật giáo Việt Nam nói chung.
Một số hình ảnh của buổi lễ:

   

  Bảo tháp Thiền sư Giác Phong – Tổ khai sơn  

  Chùa Báo Quốc

  Bàn thờ Tổ

  Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương niệm hương tưởng niệm

  

 

 

 

 

 

 

 Hòa thượng Thích Huệ Ấn niệm hương bạch Phật, cử hành nghi lễ cầu nguyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Nhạc lễ truyền thống

 

                                                                                            Nguồn Phật Giáo Huế

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here