Trang chủ Thiền môn xứ Huế TT Huế: Chùa Quy Thiện trang nghiêm tổ chức lễ giỗ lần...

TT Huế: Chùa Quy Thiện trang nghiêm tổ chức lễ giỗ lần thứ 44 Thiền sư Chân Đạo-Chánh Thống viên tịch

125
0

HT. Thích Lưu Hòa, Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự GHPG tỉnh TT Huế; HT. Thích Trí Hải, Phó Ban Trị sự THPG Quảng Trị; HT. Thích Quán Hạnh, UV BTS GHPG tỉnh TT Huế đã quang lâm chứng minh niêm hương tưởng niệm. Buổi lễ còn có chư tôn đức Tăng Ni các Tổ đình, Tự viện và đông đảo Phật tử đến tham dự dâng hương tưởng niệm.

Thiền sư Chân Đạo Chánh Thống họ Nguyễn, người làng Trung Kiên huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, sinh ngày 30 tháng chạp năm Canh Tý, tức 18 tháng 2 năm 1901. Thân phụ là cụ Nguyễn Thuyên và mẹ là bà Nguyễn Thị Chợ.  Năm Giáp Dần (1914) xuất gia với thiền sư Ngộ Tánh Phước Huệ (1875-1963) khai sơn Tổ đình Hải Đức Huế.

Năm Kỷ Mùi (1919) thọ giới sa di, được đặt pháp danh là Chân Đạo, pháp tự là Chánh Thống, hai năm sau, thọ cụ túc giới (1921), nhận kệ phú pháp với pháp hiệu Bích Phong. Năm Giáp Tý (1924) trong thời gian đang hầu thầy để học tập, thiền sư đã đọc Chinh phụ ngâm và làm hai bài hò Mái nhì theo điệu Nam ai và Nam bình. Đây có thể nói là những tác phẩm đầu tay của thiền sư còn giữ được trong Thủy nguyệt tòng sao.

Năm 25 tuổi (1927), thiền sư vào học với thiền sư Phước Huệ (1869-1945) của chùa Thập Tháp tỉnh Bình Định, đến năm Kỷ Tỵ (1929) thì trở về Huế. Sau đó tham gia phong trào chấn hưng Phật giáo, để đến năm 1932 An Nam Phật học hội ra đời, thiền sư trở thành giảng sư của hội Phật học, đồng thời là “Phật học cao đẳng học sanh” của lớp đại học Phật học đầu tiên của thế kỷ XX do thiền sư Giác Tiên (1880-1936) cùng với bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám (1897 – 1969) tổ chức tại chùa Tây Thiên.

Đến năm 38 tuổi Đinh Sửu (1937) làm tăng cang, trụ trì  chùa Quy Thiện; Năm Nhâm Thìn (1952), thiền sư ra Bắc trong phái đoàn Phật giáo miền Trung để họp thống nhất tăng già Việt Nam.

Ngày 22 tháng chạp năm Đinh Mùi, tức 21 tháng 1 năm 1968, thiền sư đau sơ, rồi viên tịch.

Thiền sư trước tác rất nhiều tác phẩm có giá trị cả về mặc văn học lẫn lịch sử, trong đó tác phẩm Thủy Nguyệt Tùng Sao là một tác phẩm được các nhà nghiên cứu đánh giá cao. 

Hôm ngay, Tăng chúng chùa Quy Thiện trang nghiêm cử hành lễ giỗ lần thứ 44 năm ngày thiền sư viên tịch, để tưởng nhớ những công hạnh của Ngài.

Chư tôn Hòa thượng niêm hương, tưởng niệm

Chư tôn đức cử hành nghi lễ giỗ thiền sư

Chư Tăng, Ni đảnh lễ tưởng niệm

các chú tiểu chùa Thiên Mụ đảnh lễ thiền sư

Đông đảo Phật tử đảnh lễ tưởng niệm

 N.H

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here