Trang chủ Phật giáo khắp nơi Trung Quốc: Công nghệ mới giúp bảo tồn di sản Phật giáo

Trung Quốc: Công nghệ mới giúp bảo tồn di sản Phật giáo

246
0

Hang động Vân Cương, một trong những hang nhân tạo lớn nhất Trung Hoa. Hang động được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2001.
 
Hang đá Vân Cương nằm ở phía Nam chân núi Vũ Châu, phía Tây thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc 16km về phía Tây. Do có vị trí nhiều mây nên nó được gọi là Vân Cương.
Khách tham quan “Triển lãm hang động Vân Cương – Con đường tơ lụa tại Bắc Kinh vào tháng 4 vừa qua. Nó bao gồm các bản sao in bằng những pho tượng từ các hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

Trong suốt 5 tháng vừa qua, nhiều máy móc tại một trung tâm ở thành phố phía nam Trung Quốc, đã chế tác các bản sao theo kích cỡ đầy đủ của ba pho tượng Phật thuộc một hang động Vân Cương, tỉnh Sơn Tây Trung Quốc. 
 
Tác phẩm sao bản sẽ sớm được trưng bày tại thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
 
Các hang động Vân Cương có 252 tự viện và hơn 51.000 bức tượng, đại diện cho nghệ thuật Phật giáo từ thế kỷ thứ V và thứ VI. Pho tượng lớn nhất cao 17m và nhỏ nhất chỉ 2cm. Ngoài ra, ở đó còn có rất nhiều tác phẩm khắc trên đá trong hang ngày càng biến mất vì xói mòn.

 

Tiến sĩ Lý Chí Vinh, một phó giáo sư làm việc tại Viện di sản văn hóa, Đại học Chiết Giang chia sẻ rằng: “Hiện nay, các nhà khoa học không thể ngăn chặn sự lão hóa của khu hang động bằng các phương pháp hóa học hoặc vật lý. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ chúng là lưu trữ thông tin một cách khoa học, toàn diện và chính xác”.
 
Bằng cách sử dụng các máy quét 3D, Viện di sản văn hóa nói trên đã cung cấp mọi thông tin cần thiết cho quá trình sao bản các hang động. Với một pho tượng cao 10m, các lỗi thông tin giữa tác phẩm gốc và bản sao chỉ nhỏ hơn 5mm.

Công nghệ số đã được sử dụng trong các dự án hang động và bích họa khác của Viện.

Các nhà nghiên cứu cùng với Viện di sản văn hóa cũng đã sao bản hang số 220 thuộc khu hang động Mạc Cao, Đôn Hoàng – một di tích nổi tiếng thế giới ở tỉnh Cam Túc, phía tây nam Trung Quốc.
 
Trong dự án này, đội ngũ chuyên gia đã sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại để ghi lại mọi chi tiết các bức bích họa có niên đại ở thời Đường (618-907).
 
Theo Tiến sĩ Điêu Trường Vũ, Trợ lý Giám đốc và Phó Giáo sư Khoa học Khảo cổ học tại Viện di sản văn hóa Đại học Chiết Giang, một chuyên gia máy tính. Với các bức ảnh có độ phân giải cao, đội ngũ này đã sử dụng các phần mềm ghép chúng lại với nhau để có được một bức ảnh toàn thể với độ chính xác cao. Công nghệ này cũng có thể giải quyết nhiều bí ẩn khảo cổ học.
 
Ví dụ, đội ngũ chuyên gia nói trên đã giúp xác định một phiến đá bị hư hại nghiêm trọng hồi năm ngoái sau khi thu thập các hình ảnh 3D về nó. Phiến đá cao 2.8m và rộng 1.3m đặt trên đỉnh núi Vũ Châu, Hãn Châu, một địa cấp thị tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Các chữ khắc trên đá bị mờ đi bởi sự xói mòn.

 

Bằng cách dùng những bức ảnh có độ phân giải cao, các nhà khoa học đã xác định được chữ “Tấn”. Sau đó, các nhà khoa học đã xác định phiến đá này được làm ra vào thời Tây Tấn (265-316) để vinh danh một vị tướng.
 
Chủ tịch Ủy ban Học thuật của bảo tàng Sơn Tây, Khúc Truyền Phúc cho biết: “Công nghệ mới cũng có thể giúp chúng ta ‘nhìn thấy’ nhiều thứ mà mắt thường không nhận ra được”.
 
Vân Tuyền (Nguồn: (Tân Hoa xã)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here